Cách làm tăng oxy trong máu an toàn, ngăn ngừa nhiều bệnh
Nồng độ oxy trong máu là một chỉ số quan trọng đánh giá tình trạng sức khỏe một người. Với những người có nồng độ oxy trong máu thấp thì đâu là cách làm tăng oxy trong máu an toàn và hiệu quả? Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi trên.
Nồng độ oxy trong máu là một chỉ số quan trọng đánh giá tình trạng sức khỏe một người.
Cách làm tăng oxy trong máu
Nồng độ oxy trong máu thể hiện điều gì?
Nồng độ oxy trong máu được đo bằng chỉ số SpO2, thể hiện tỷ lệ các phân tử Hemoglobin có gắn đủ oxy trên tổng số phân tử Hemoglobin. Càng nhiều phân tử Hemoglobin gắn oxy thì nồng độ oxy máu càng cao. Hiểu một cách đơn giản, nồng độ oxy trong máu thể hiện hồng cầu có đang vận chuyển oxy hiệu quả hay không. Nếu hiệu quả thì cơ thể khỏe mạnh hơn, các tế bào được chăm sóc tốt hơn do được máu nuôi dưỡng đầy đủ.
Nồng độ oxy máu trong mức cho phép đảm bảo duy trì hoạt động sống cơ bản của con người. Thiếu oxy trong máu khiến cơ thể mệt mỏi và có thể mắc nhiều bệnh. Nếu chỉ số này xuống quá thấp, các cơ quan như tim, não, gan… sẽ bị thiếu oxy, có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng và cần được xử lý ngay lập tức.
Thiếu oxy trong máu dẫn đến những biểu hiện nào?
Nồng độ oxy trong máu trung bình của một người khỏe mạnh bình thường là 95-100%.
Nếu chỉ số SpO2 thấp dưới 94% thì cần sự hỗ trợ từ bác sĩ để thở thêm oxy, tránh những trường hợp xuống thấp nữa có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Một số nguyên nhân khiến tỷ lệ oxy trong máu giảm là do phổi hoạt động kém, bị tắc nghẽn; do không khí không sạch, ít oxy; hoặc do tuần hoàn máu kém khiến khả năng máu đi đến phổi để lấy oxy bị suy giảm.
>> Xem thêm: Nồng độ oxy trong máu bao nhiêu là bình thường, bao nhiêu là thấp?
Các cách làm tăng oxy trong máu
Sau đây là một số cách làm tăng oxy trong máu mà bạn có thể áp dụng hàng ngày tại nhà.
Tập hít thở sâu mỗi ngày
Hít thở sâu giúp cơ thể tiếp nhận thêm lượng oxy, từ đó phổi có thêm oxy để phân phối đến các tế bào trong cơ thể. Tập luyện hít thở sâu bằng cách hít một hơi dài cho không khí tràn đầy lồng ngực và xuống bụng. Bạn có thể đặt một tay lên bụng để dễ dàng cảm nhận vùng bụng căng lên và xẹp xuống, khác so với cách thở tự nhiên thông thường. Phổi có sự giãn nở rộng hơn do cơ hoành được nâng lên hạ xuống tối đa, từ đó phổi có thể nạp một lượng oxy nhiều hơn.
Bạn nên tập bài tập này khoảng 2-3 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 5 – 10 phút. Đây là bài tập khá quan trọng, không những giúp tăng nồng độ oxy trong máu mà còn giúp khả năng lưu thông máu đến toàn cơ thể tốt hơn.
Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục giúp tăng cường độ đàn hồi của toàn bộ cơ trong cơ thể. Cách này cũng bổ trợ cho việc tập hít thở sâu bởi vì cơ hoành được vận động mở ra co vào tốt hơn.
Không những vậy, thông qua vận động thường xuyên và đúng cách, tim, phổi và các cơ quan khác đều hoạt động tốt hơn. Do đó, tuần hoàn máu được tăng cường, phổi nạp lượng oxy nhiều hơn.
Giữ tư thế ngồi thẳng hoặc đứng thẳng
Tư thế này cũng cho phép phổi có thể giãn nở tối đa, từ đó tăng cường lượng oxy hấp thu vào phổi.
Làm sạch không khí để tăng chất lượng không khí
Với cách này bạn có thể lựa chọn lưu lại lâu hơn ở những nơi có chất lượng không khí trong lành. Nếu ở nhà tại địa điểm mà không khí có sự lưu thông kém thì nên mở cửa sổ để không khí thoáng đãng hơn. Nếu không thì có thể sử dụng các thiết bị máy lọc không khí để giúp loại bỏ các yếu tố độc hại (bụi bẩn, khí độc) để phổi hít thở dễ dàng và có thể nạp oxy nhiều hơn.
Không hút thuốc
Khói thuốc lá chứa khí CO, khi vào máu sẽ làm hồng cầu giảm khả năng vận chuyển oxy (do CO gắn chặt vào phân tử Hemoglobin), từ đó làm giảm nồng độ oxy trong máu. Vì thế, bạn nên cố gắng tránh tối đa hít khói thuốc dù là thụ động, bằng việc ở cách xa những người hút thuốc, không đến những nơi có nhiều người hút thuốc.
Ăn uống đúng cách
Một trong những cách để tăng oxy trong máu là duy trì chế độ ăn bao gồm các chất béo tốt cho sức khỏe, nhiều rau xanh và hoa quả tươi. Ăn đúng cách giúp tăng cường trao đổi chất, máu tuần hoàn tốt, sức đề kháng của cơ thể được nâng cao và cải thiện nhiều vấn đề về sức khỏe.
Lưu ý:
- Để thực hiện tốt các cách làm tăng oxy máu như trên, kiên trì là điều quan trọng. Việc tập luyện trong hầu hết mọi trường hợp đều giúp cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh và có sức bền hơn, các bộ phận hỗ trợ nhau hoạt động trơn tru và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, việc duy trì đều đặn không phải là điều mà ai cũng dễ dàng làm được. Vì thế, nếu muốn cải thiện nồng độ oxy trong máu hiệu quả, bạn cần kiên trì thực hiện các cách trên.
- Nếu thấy có vấn đề về sức khỏe, điển hình là khó thở thì cần theo dõi và đi khám kịp thời. Ngoài ra, bạn cũng nên chủ động theo dõi nồng độ oxy trong máu thường xuyên bằng cách sử dụng máy đo SpO2. Thiết bị này có thiết kế rất nhỏ gọn, không gây đau do không xâm lấn và rất dễ sử dụng.
Nguồn tham khảo: Viện Ứng dụng Y học Việt Nam, Vinmec
>> Tham khảo thêm:
- Top 3 Apple Watch đo nồng độ oxy trong máu SpO2 chính xác
- Top 10 máy đo SPO2 cầm tay tốt nhất hiện nay
- Máy đo SpO2 kẹp ngón có dùng được cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ không?
Trên đây là một số cách làm tăng oxy trong máu an toàn giúp ngăn ngừa nhiều bệnh.
Bạn đang xem: Cách làm tăng oxy trong máu an toàn, ngăn ngừa nhiều bệnh
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Hướng dẫn cách sử dụng bình oxy y tế tại nhà
- Bệnh Parkinson ở người trẻ: Dấu hiệu, cách phân biệt với các chứng run tay chân khác
- Tư thế ngủ nào đúng, tốt cho sức khỏe?
- Nước điện giải là gì? Uống nhiều có tốt không? Cách pha nước điện giải tại nhà
- Dấu hiệu viêm amidan là gì? Viêm amidan có tự khỏi không?
- Viêm họng mãn tính có nguy hiểm không, có chữa được không?