Tác hại của việc đi bộ quá nhiều & Những sai lầm cần tránh khi đi bộ

Đi bộ là một bài tập thể dục đơn giản, hiệu quả và phù hợp với mọi lứa tuổi. Tuy nhiên không phải cứ đi bộ càng nhiều là càng tốt như đa số chúng ta vẫn nghĩ. Những chuyên gia sức khỏe đã chứng minh đi bộ quá nhiều và sai cách sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của con người. Sau đây, hãy cùngtìm hiểu những tác hại của đi bộ, từ đó tìm ra những sai lầm cần tránh nhé!

Đi bộ là một bài tập thể dục đơn giản, hiệu quả và phù hợp với mọi lứa tuổi, tuy nhiên không phải cứ đi bộ càng nhiều là càng tốt như đa số chúng ta vẫn nghĩ. Những chuyên gia sức khỏe đã chứng minh đi bộ quá nhiều và sai cách sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của con người.

Tác hại của việc đi bộ quá nhiều và sai cách

Tác hại của việc đi bộ quá nhiều và sai cách

Tác hại của việc đi bộ quá nhiều và sai cách

Chân tay yếu

Sau khi luyện tập, chúng ta sẽ cảm thấy mệt mỏi - đây là phản ứng bình thường. Tùy từng người mà thời gian khôi phục thể lực khác nhau, nhưng trung bình khoảng 15 phút đến 1 giờ. Nếu cảm thấy chân tay yếu và thể lực không thể hồi phục trong vài ngày thì đây là tác hại của việc đi bộ quá giới hạn (hoặc luyện tập quá sức). Đi bộ quá nhiều và sai cách trong thời gian dài làm cho tỳ vị, tim, phổi… bị tổn thương, khiến bạn luôn trong trạng thái vô lực, yếu ớt.

Đau các khớp

Đi bộ quá nhiều khiến dây chằng ở chân luôn trong tình trạng căng, các xương chân phải chịu áp lực lớn gây ra tình trạng đau nhức xương khớp. Nếu tình trạng chấn thương và mức độ đau tăng lên, có khả năng đã chuyển qua giai đoạn mãn tính làm bạn không thể đi lại, vận động linh hoạt như bình thường.

Đi bộ sai cách có thể dẫn đến việc đau nhức xương khớp, cơ bắp

Đi bộ sai cách có thể dẫn đến việc đau nhức xương khớp, cơ bắp

Đau nhức cơ bắp

Đi bộ quá nhiều sẽ tạo ra các vết rách trên cơ và mô mềm, dẫn đến tình trạng bị đau nhức cơ. Cơn đau khi bị tổn thương xuất hiện sau một ngày và có thể tăng lên trong vòng 2 - 3 ngày. Những tổn thương này thường đi kèm theo bệnh viêm cơ.

Tức ngực, đau đầu, chóng mặt

Khi đi bộ quá sức sẽ xuất hiện triệu chứng nhức đầu, chóng mặt, tức ngực, tim đập quá nhanh... Lúc này bạn nên dừng lại, nghỉ ngơi. Nếu tình trạng ngày càng nghiêm trọng hơn thì hãy đến bệnh viện gần nhất để được chăm sóc y tế vì có thể đây là dấu hiệu của nhồi máu cơ tim.

Như vậy, đi bộ quá nhiều và sai cách không những không đem lại hiệu quả tăng cường sức khỏe, cân đối vóc dáng mà còn khiến cơ thể chúng ta phải chịu những thương tổn, về lâu dài sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và khả năng vận động. Vậy những dấu hiệu nào cho thấy bạn đang đi bộ sai cách?

Dấu hiệu bạn đang đi bộ sai cách

Đi bộ quá nhiều

Tập luyện là một quá trình và cơ thể sẽ dần làm quen với các mức độ theo chiều hướng tăng lên. Đi bộ cũng vậy, nếu ngay từ đầu bạn đã chọn quãng đường đi quá dài, thời gian quá lâu dẫn đến vận động quá sức và chấn thương.

Chọn sai thời điểm

Dấu hiệu bạn đang đi bộ sai cách

Dấu hiệu bạn đang đi bộ sai cách

Nhiều người chọn thời điểm ngay sau khi dùng bữa để đi bộ nhằm thư giãn và tiêu hóa hết lượng thức ăn vừa nạp vào. Theo góc độ y khoa, sau khi ăn lượng máu dồn về hệ tiêu hóa rất nhiều, nếu đi bộ ngay có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim, viêm, loét dạ dày…

Chọn sai địa điểm

Ở Việt Nam, đi bộ bên lề đường - nơi có nhiều phương tiện đi lại không phải quá xa lạ. Tuy nhiên, điều này gây hại cho phổi của bạn chẳng kém gì so với việc hút thuốc. Tiến sĩ Fan Chung - giáo sư chuyên khoa hô hấp tại đại học Imperial College London cho biết: “Khi bạn đi bộ, đường thở mở ra, các mạch máu giãn hoặc mở, có lợi cho cơ thể. Nhưng nếu bạn đi bộ ở nơi ô nhiễm, những điều này sẽ ít xảy ra hơn, vì vậy bạn đã đánh mất lợi ích của việc tập thể dục. Hơn nữa, nếu bạn tập thể dục ở những khu vực ô nhiễm, khi bạn hít thở sẽ dễ nhận nhiều khói bụi, vi khuẩn đến phổi hơn”. 

Không những vậy, đi bộ thể dục trên lề đường ngay sát nơi phương tiện lưu thông còn có rủi ro về an toàn như tai nạn xe cộ. 

Địa điểm đi bộ cũng rất quan trọng

Địa điểm đi bộ cũng rất quan trọng

Không khởi động trước khi đi bộ

Nhiều người cho rằng chỉ đi bộ nhẹ nhàng nên đã bỏ qua việc khởi động trước khi bắt đầu. Tuy nhiên, nếu không khởi động, các khớp xương trên cơ thể bạn sẽ không thể mở ra hạn chế các hoạt động làm giảm hiệu quả của bài tập. Đồng thời, khi cơ thể đột nhiên rơi vào trạng thái vận động sẽ dễ mệt mỏi, giới hạn chịu đựng bị thu hẹp, tạo thành tình trạng choáng váng, quá sức. 

Đi bộ sai tư thế

Tư thế khi đi bộ có cần thiết phải chuẩn không?

Tư thế khi đi bộ có cần thiết phải chuẩn không?

“Đi bộ cần gì phải có tư thế chuẩn!” - nghĩ thế này là sai lầm to nhé. Nếu chúng ta đi bộ trong tư thế “cúi người, khom lưng” (như vừa đi vừa xem điện thoại chẳng hạn) thì rất dễ gây tổn thương cho các mô. 

Khi chúng ta đi bộ với tư thái đầu ngẩng cao vừa phải, các kinh mạch của toàn bộ cơ thể sẽ chuyển động cùng nhau. Ngược lại, đi bộ mà lưng và đầu chúi xuống hoặc đổ về phía trước sẽ khiến các kinh mạch không thể giãn ra, dẫn đến thiếu oxy gây trạng thái căng thẳng, não phải làm việc quá sức. Nhẹ thì ảnh hưởng tới giấc ngủ, nếu để lâu sẽ dễ dẫn đến các chứng bệnh mãn tính về não.

Những lưu ý để đi bộ tốt cho sức khỏe

Hãy để đi bộ trở thành bài tập tốt cho sức khỏe

Hãy để đi bộ trở thành bài tập tốt cho sức khỏe

Đi bộ quá nhiều và sai cách đem lại hậu quả lớn hơn chúng ta tưởng. Vậy cần lưu ý những gì để đảm bảo việc đi bộ đạt hiệu quả rèn luyện sức khỏe, kéo dài tuổi thọ và phòng ngừa bệnh tật? 

Đi bộ quãng đường và tần suất phù hợp với trạng thái cơ thể

Khi mới bắt đầu, chúng ta nên chọn đi quãng đường và thời gian ngắn, có thể chia nhỏ nhiều lần. Lắng nghe cơ thể của bạn để biết được giới hạn an toàn, tránh việc luyện tập quá sức. Sau khi cơ thể đã thích ứng thì nên tăng dần thời gian cũng như cường độ và quãng đường đi bộ. 

Các chuyên gia sức khỏe đã khuyến cáo rằng, đối với người khỏe mạnh, quãng đường đi bộ lý tưởng là 6.000 đến 10.000 bước, thời gian trung bình khoảng 30 phút mỗi ngày.

Chọn thời gian phù hợp

Cũng như các môn thể dục khác, tùy theo mục đích và quỹ thời gian chúng ta sẽ lựa chọn một khung giờ để đi bộ phù hợp với mình. Nếu muốn giảm cân, nên đi bộ trước bữa sáng; muốn giảm căng thẳng nên đi bộ vào buổi trưa; để hạn chế chấn thương nên đi bộ vào buổi chiều; để tăng cơ hoặc ngủ ngon hơn nên đi bộ vào buổi tối. Tuy nhiên, bạn cần chú ý tránh giờ cao điểm buổi sáng, giờ tan tầm và đồng thời nên chọn thời gian trước và sau các bữa ăn ít nhất 30 phút.

Khởi động cơ thể trước khi bắt đầu đi bộ

Nên khởi động trước 5 - 10 phút khi đi bộ

Nên khởi động trước 5 - 10 phút khi đi bộ

Nên bỏ ra 5 - 10 phút để làm các bài tập khởi động, điều này giúp cơ thể chúng ta thích nghi tốt hơn và hỗ trợ hiệu quả cho bài tập đi bộ, tránh những chấn thương đáng tiếc. 

Đi bộ đúng tư thế

Bạn nên đi bộ với tư thế đầu ngẩng cao vừa phải, thẳng lưng, thả lỏng hai vai, vung tay nhịp nhàng, bước từ gót chân đến ngón chân, tránh gồng cứng các cơ, cúi đầu khom lưng hoặc chúi đầu về phía trước. 

Chọn giày và trang phục thoải mái

Bạn nên chọn giày thể thao có kích cỡ vừa vặn với bàn chân của bạn (không đè mu bàn chân và ép các ngón chân), đế và mặt đất có bề mặt tiếp xúc lớn, chống trơn trượt, nhẹ và mềm mại. Quần áo nên ưu tiên độ rộng vừa phải, thoáng khí và thấm mồ hôi. 

Cung cấp đủ nước cho cơ thể

Việc cung cấp đủ nước khiến cơ thể bạn hoạt động tốt hơn, nên chuẩn bị sẵn nước lọc (hoặc nước uống thể thao) để cung cấp cho cơ thể trước, trong và sau khi đi bộ. Tuy nhiên, trong khi luyện tập bạn chỉ nên uống một ngụm nhỏ mỗi lần, chứ không nên uống quá nhiều dễ gây hại cho thận.

Chọn địa điểm phù hợp

Các chuyên gia khuyên chúng ta nên đi bộ tại nơi đem lại cảm giác thoải mái và an toàn: Công viên, quảng trường, sân thể thao ở các trường học, hoặc đi bộ tại nhà với máy chạy bộ… 

Với tình hình hiện nay, càng nhiều người thích tập luyện tại nhà với máy chạy bộ điện. Đây là một lựa chọn tuyệt vời khi bạn có thể tránh những tiếp xúc cần thiết nơi đông người (giảm nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh), bất kể thời tiết bên ngoài đang nắng hay mưa, chủ động tiết kiệm thời gian (sáng, trưa, chiều, tối hay kể cả trước khi đi ngủ)…

Ngoài ra, các thiết bị máy chạy bộ hiện nay đều có nhiều chế độ như đi, chạy, nhanh, chậm…, thường hiển thị rõ nhiều thông số như thời gian, quãng đường, lượng calo tiêu thụ, nhịp tim,... giúp chúng ta theo dõi được thể trạng bản thân để điều chỉnh bài tập phù hợp, tránh trường hợp tập luyện quá sức, hạn chế chấn thương.  

Để lựa chọn máy chạy bộ vận hành ổn định, an toàn và dễ thao tác, bạn nên chọn mua hàng chính hãng ở những địa chỉ uy tín. Một số loại máy chạy bộ chính hãng được ưa chuộng nhất hiện nay: 

Mong rằng bạn đã rút ra được những kinh nghiệm để giúp bản thân luôn khỏe mạnh và luyện tập đi bộ có hiệu quả. .

Bạn đang xem: Tác hại của việc đi bộ quá nhiều & Những sai lầm cần tránh khi đi bộ

Chuyên mục: Thể thao

Chia sẻ bài viết