Rượu tỏi có tác dụng gì? Uống rượu tỏi đúng cách như thế nào?
Tỏi là một loại gia vị quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày, cũng là một loại dược liệu có nhiều giá trị trong y học cổ truyền. Bạn có biết rằng, tỏi ngâm rượu là một bài thuốc tuyệt vời được WHO khuyên dùng để nâng cao sức khỏe và kéo dài tuổi thọ không? Nếu bạn chưa biết rượu tỏi có tác dụng gì thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé!
Rượu tỏi có tác dụng gì?
Tỏi là một loại thực vật có chứa nhiều vitamin, khoáng chất, tinh dầu, selen có lợi cho sức khỏe… Chúng ta có thể dùng tỏi với những cách khác nhau, một trong những cách dùng tỏi độc đáo nhưng lại có tác dụng không ngờ đó là rượu tỏi. Rượu tỏi có nguồn gốc từ Ai Cập, tại đây, gần như bất kỳ gia đình nào cũng phải có một bình rượu tỏi ngâm trong nhà. Nó như một bài thuốc dân gian giúp người dân Ai Cập tăng cường sức khỏe để chống chọi với khí hậu sa mạc khắc nghiệt. Vậy bạn có băn khoăn tác dụng của rượu tỏi chữa bệnh gì không?
Công dụng của rượu tỏi trong chữa bệnh xương khớp
Thành phần nổi bật của tỏi là Aliin, một loại axit amin mà khi giã giập mới hình thành Allicin. Allicin giúp giảm viêm và có lợi trong việc chống oxy hóa. Tỏi còn có nhiều vitamin, enzyme và chất khoáng. Nhờ khả năng chống oxy hóa cũng như giúp kháng viêm, rượu tỏi có tác dụng tích cực trong phòng và điều trị các bệnh về xương khớp như: Viêm, sưng khớp, thấp khớp, vôi hóa khớp, nhức mỏi xương khớp... Đặc biệt là với những người già, không chỉ tác dụng qua đường uống mà việc xoa bóp bằng rượu tỏi cũng có tác dụng giảm đau và vừa điều trị bệnh hiệu quả. Bên cạnh công dụng trên, thành phần selen có trong tỏi giúp ngăn chặn những phản ứng viêm cho cơ thể.
Rượu tỏi điều trị các bệnh về hô hấp
Các triệu chứng của bệnh hô hấp, đặc biệt trong đó có bệnh viêm xoang có thể giảm rõ rệt khi bạn sử dụng rượu tỏi ngâm. Tác dụng của rượu tỏi với các bệnh đường hô hấp đến từ khả năng kháng khuẩn, kháng viêm tuyệt vời của nó. Khi thời tiết thay đổi hoặc khi bạn tiếp xúc với các yếu tố ngoại lai như khói bụi, virus, vi khuẩn, phấn hoa, lông động vật... rất dễ dẫn đến những căn bệnh đường hô hấp, phổ biến nhất là các loại bệnh như viêm họng, viêm mũi, viêm xoang, viêm phổi... Lúc này, sử dụng một chút rượu tỏi sẽ có tác dụng rất tốt để cải thiện những triệu chứng của bệnh.
Với tính nóng của tỏi kết hợp với rượu, món này thường được dùng để chữa bệnh viêm họng, viêm mũi, viêm phổi... cực hiệu quả. Cả tỏi và rượu đều có tính sát khuẩn cao nên món tỏi ngâm rượu có thể giúp kháng viêm, tiêu diệt virus, vi khuẩn, làm sạch cổ họng, xoang mũi... bằng cách làm giảm đờm qua đó khiến đường thở trở nên thông thoáng hơn. Việc này không đơn thuần chỉ là chữa các triệu chứng bệnh mà còn điều trị tận gốc nguyên nhân giúp bạn thoát khỏi tình trạng thở khó, thở khò khè, thiếu oxy - nguyên nhân trực tiếp dẫn đến mệt mỏi, stress, thiếu tập trung. Với đặc tính và công dụng như trên thì bạn nên dùng rượu tỏi khi các triệu chứng bệnh hô hấp còn nhẹ để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Tác dụng tích cực đến hệ tiêu hóa
Nhắc đến công dụng của tỏi thì không thể không kể đến những tác động tích cực của nó với đường tiêu hóa. Rượu tỏi giúp tăng cường quá trình trao đổi chất và hỗ trợ tiêu hóa được tốt hơn nhờ vào các axit amin được lên men tự nhiên có trong tỏi. Ngoài ra, khả năng kháng viêm của tỏi còn tác động được lên những vết viêm loét trong dạ dày, ngăn chặn quá trình phát triển của vi khuẩn gây viêm loét, khiến những vết loét mau lành hơn. Rượu tỏi sẽ là phương pháp hữu hiệu cho những người thường xuyên có các biểu hiện đầy hơi, khó tiêu, ợ chua hoặc mắc các bệnh lý liên quan đến dạ dày.
Bảo vệ tim mạch
Những thành phần trong tỏi và rượu giúp điều chỉnh huyết áp ở mức bình thường. Bên cạnh đó, các hoạt chất có trong tỏi sẽ làm giảm cholesterol xấu trong máu (LDL), đồng thời tăng hàm lượng cholesterol tốt (HDL), làm giảm các rối loạn chuyển hóa mỡ trong máu, phòng ngừa nguy cơ gây xơ cứng động mạch vành, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim. Một số chất có trong tỏi như Phitoncid, hoạt tính màu vàng có khả năng đánh tan chất béo, giúp người bệnh thoát khỏi tình trạng máu nhiễm mỡ. Không chỉ vậy những người bị hở van tim cũng nên sử dụng tỏi để hỗ trợ điều trị bệnh hở van tim hiệu quả hơn.
Hỗ trợ điều trị tiểu đường
Bản thân củ tỏi có tác dụng giải phóng Insulin tự do trong máu, giảm lượng đường có trong máu và nước tiểu. Nên khi được kết hợp làm tỏi ngâm rượu, đặc biệt là tỏi đen, thì thức uống này sẽ giúp phòng ngừa tiểu đường cũng như hỗ trợ điều trị tiểu đường Type II hiệu quả.
Ngoài những tác dụng đã kể trên, công dụng của rượu tỏi còn phát huy hiệu quả trong việc phòng và điều trị nhiều bệnh lý khác như: Nâng cao sức đề kháng, chống lại quá trình oxy hóa giúp phòng ngừa ung thư, hỗ trợ điều trị các bệnh về mắt bằng cách phát triển các biểu mô giác mạc bị tổn thương đồng thời có tác dụng là giảm nhãn áp và xơ cứng động mạch mắt, các bệnh lý về răng miệng sẽ nhanh chóng được đẩy lùi, đặc biệt là các bệnh viêm khoang miệng, viêm chân răng…
Lưu ý uống rượu tỏi đúng cách
Có thể thấy rằng, tác dụng của rượu tỏi đối với sức khỏe là rất rõ ràng. Tuy nhiên, bất kỳ một loại thuốc hay thực phẩm chức năng nào sử dụng cũng cần phải đúng liều lượng để tránh gây ra các tác dụng phụ không mong muốn, rượu tỏi cũng vậy. Uống rượu tỏi đúng cách, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Rượu tỏi ngâm lâu có uống được không? Theo khuyến cáo của các chuyên gia, bình rượu tỏi sau khi ngâm khoảng 2 tuần được uống thì bạn chỉ nên dùng trong vòng 10 ngày rồi ngâm bình mới. Tham khảo: 3 cách ngâm rượu tỏi chuẩn không bị xanh, dùng được lâu.
- Rượu tỏi tuy rất tốt cho sức khỏe nhưng không nên lạm dụng quá nhiều bởi trong thành phần của nó thì rượu vẫn chiếm phần nhiều, nếu dùng quá nhiều sẽ gây phản tác dụng, có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như hơi thở nặng mùi, rối loạn dạ dày - ruột, ức chế tuyến giáp...
- Với những trường hợp đang chuẩn bị tiến hành phẫu thuật thì không nên dùng rượu tỏi bởi nó có thể gây ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc đông máu, khiến máu khó đông.
- Người bệnh gan hoặc tiểu đường nên cân nhắc khi dùng rượu tỏi. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tốt nhất bạn cần phải tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi sử dụng để đạt hiệu quả tốt.
- Rượu tỏi không nên dùng với trẻ em dưới 3 tuổi.
- Với bệnh nhân bị tiêu chảy cũng không nên dùng rượu tỏi.
- Khi dùng rượu tỏi cần phải thường xuyên theo dõi tình trạng bệnh để xem mức độ tiến triển.
- Bên cạnh việc dùng rượu tỏi, việc duy trì chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung đầy đủ chất, sinh hoạt điều độ sẽ có tác dụng tốt cho sức khỏe. Tránh ăn những thực phẩm cay nóng, dùng chất kích thích…
Những thông tin trên đây hy vọng đã giải đáp được cho bạn rượu tỏi có tác dụng gì với sức khỏe. Mong rằng với việc hiểu biết đúng về công dụng và cách sử dụng tỏi ngâm rượu, bạn sẽ có thêm một phương pháp mới để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cả gia đình.
Bạn đang xem: Rượu tỏi có tác dụng gì? Uống rượu tỏi đúng cách như thế nào?
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Rượu ổi có tác dụng gì? 2 cách ngâm rượu ổi ngon, chuẩn
- Uống rượu chuối hột có tác dụng gì? Cách ngâm rượu chuối hột
- Uống bia có tốt không? Uống bia có tác dụng gì cho sức khỏe?
- Giá rượu Hennessy bao nhiêu? Các loại rượu Hennessy ngon, nổi tiếng
- Uống nước tỏi có tác dụng gì? Cách uống nước tỏi đúng cách
- Xông tỏi có tác dụng gì? Cách xông mũi bằng tỏi