Chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương là gì?

Bạn có hiểu thế nào huyết áp tâm trương và thế nào là huyết áp tâm thu? Những chỉ số đó nói lên điều lên gì? Và làm sao để biết được mình đang bị bệnh huyết áp. Hãy cùng META đi sâu vào khám phá những chi tiết đấy, để có cho mình những kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe bản thân tại nhà với máy đo huyết áp điện tử. 

Huyết áp và bệnh huyết áp là những cái tên phổ biến mà bất cứ ai cũng đã biết và nghe đến? Hay như chúng ta thường kháo nhau rằng "Tôi bị bệnh huyết áp cao" hay "Tôi chóng mặt và buồn nôn hình như tôi đang bị huyết áp thấp". NHƯNG vấn đề cơ bản huyết áp là gì? Hay cách sử dụng máy đo huyết áp điện tử như thế nào? Vậy thì nếu bạn đang quan tâm vấn đề này, thì nên đọc bài viết sau đây để có cái nhìn tổng quan hơn về bệnh huyết áp, cũng như cách nhận biết chỉ số huyết áp để hiểu được sức khỏe của mình đang ở giai đoạn nào, để từ đó mà có những phương pháp chăm sóc và điều hướng cách sinh hoạt, phòng ngừa cho bản thân. 

Biết bệnh huyết áp thông qua chỉ số tâm thu và huyết áp tâm trương?

Huyết áp là gì?

Huyết áp là áp lực máu cần thiết tác động lên thành động mạch, nhằm đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể.

Huyết áp được tạo ra do lực co bóp của tim và sức cản của ngoại vi - Sức cản đó do nhiều yếu tố như động mạch. Ngoài ra, còn phụ thuộc trực tiếp vào khí hậu nóng lạnh, vào độ sừng hóa của da, bền vững của thành mạch (tính đàn hồi). Ví dụ: Khí hậu nóng lạnh ngoại vi giãn nở, lòng mạch rộng ra, khí hậu lạnh các mạch ngoại vi co lại, lòng mạch hẹp lại...

Huyết áp được đo bằng mi-li-mét thủy ngân (mmHg).

 

Bệnh huyết áp cũng gây nên những biến chứng nguy hiểm

Bệnh huyết áp cũng gây nên những biến chứng nguy hiểm 

Thế nào là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương? 

Huyết áp được xác định bằng hai chỉ số, thường được viết dưới dạng một tỷ số. Chỉ số thứ nhất (hay chỉ số trên) là huyết áp 'tâm thu' – là mức huyết áp cao nhất trong mạch máu, xảy ra khi tim co bóp. Chỉ số thứ hai (hay chỉ số dưới) là huyết áp tâm trương – là mức huyết áp thấp nhất trong mạch máu và xảy ra giữa các lần tim co bóp, khi cơ tim được thả lỏng. 

Chỉ số trên là huyết áp tâm thu và chỉ số dưới là huyết áp tâm trương (minh họa trên máy đo Beurer BM40)

Đoán bệnh nhờ huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương? 

  • Huyết áp bình thường: Đối với người trưởng thành, khi các chỉ số huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg thì được gọi là huyết áp bình thường.
  • Huyết áp cao: Khi chỉ số huyết áp tâm thu lớn hơn 140 mmHg và huyết áp tâm trương lớn hơn 90 mmHg thì được chẩn đoán là huyết áp cao.
  • Tiền cao huyết áp là mức giá trị của các chỉ số huyết áp nằm giữa huyết áp bình thường và cao huyết áp (Huyết áp tâm thu từ 120 - 139 mmHg hoặc huyết áp tâm trương từ 80 - 89 mmHg).
  • Huyết áp thấp: Hạ huyết áp (huyết áp thấp) được chẩn đoán khi huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg hoặc giảm 25 mmHg so với bình thường.
Phân loại Huyết áp tâm thu Huyết áp tâm trương
mmHg kPa mmHg kPa
Bình thường 90 - 119 12 - 15.9 60 - 79 8.0 - 10.5
Tiền tăng huyết áp 120 - 139 16.0 - 18.5 80 - 89 10.7 - 11.9
Giai đoạn 1 140 - 159 18.7 - 21.2 90 - 99 12.0 - 13.2
Giai đoạn 2 Trên 160 Trên 21.3 Trên 100 Trên 13.3
Tăng huyết áp tâm thu đơn độc Trên 140 Trên 18.7 Dưới 90 Dưới 12.0
Nguồn: Hiệp hội Tim Hoa Kỳ (2003)

Bảng phân loại về chỉ số huyết áp đo được trong nhiều ngày để biết được mình đang cao huyết áp hay thấp huyết áp. 

Và để kết luận một người bị tăng huyết áp hay không người ta cần căn cứ vào trị số huyết áp của nhiều ngày, do đó phải đo huyết áp sáng, trưa, tối trong ngày và theo dõi trong 2 - 3 ngày liên tục. Đặc biệt là những người có huyết áp không ổn định thì bạn cũng nên chủ động sắm cho mình một máy đo huyết áp cổ tay hoặc máy đo huyết áp bắp tay.

Chỉ số huyết áp trên máy đo huyết áp điện tử 

Sự chênh lệch của chỉ số đo huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương nói lên điều gì? 

Huyết áp tâm thu cao hơn huyết áp tâm trương?

Huyết áp được định nghĩa là cao nếu huyết áp thu tâm >140 mmHg và huyết áp trương tâm >90 mmHg. Tuy vậy, không nên coi thường huyết áp với trị số 135/85 nếu kéo dài nhiều ngày.

Chỉ số tự đo huyết áp tại nhà của bạn >135/85 mmHg: nghĩa là huyết áp tâm thu (sys) = 135 mmHg, Huyết áp tâm trương (dia) = 85 mmHg, tức là nguy cơ huyết áp cao, khi đó bạn cần đến bệnh viện để làm các xét nghiệm chẩn đoán và tiến hành điều trị (lưu ý là nên đo huyết áp 3 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần, nếu vẫn ở mức > 135/85 thì đi bệnh viện). Cần rất thận trọng khi kết luận một người là bị tăng huyết áp và chỉ được khẳng định là bệnh khi tăng huyết áp là thường xuyên. Do đó phải đo huyết áp nhiều lần trong ngày (sáng, trưa, tối), theo dõi trong nhiều ngày.

Lưu ý: trị số huyết áp đơn phương không phản ánh mức độ nghiêm trọng mà là khoảng sai biệt giữa hai trị số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Khoảng này càng hẹp càng nguy hiểm. Thí dụ: huyết áp 150/90 (sai biệt là 60) tuy thuộc về huyết áp cao nhưng ít nguy hiểm bằng huyết áp 140/100 (sai biệt là 40).

Nên đo và theo dõi huyết áp thường xuyên trong nhiều ngày tại nhà để có biện pháp phòng chữa 

Huyết áp tâm thu nhỏ hơn huyết áp tâm trương? 

Khi huyết áp tâm thu nhỏ hơn ≤ 90 mmHg. Ví dụ: Bình thường huyết áp tâm thu của bạn là 140mmHg, hôm nay bạn đo nó còn ≤ 100mmHg thì khi đó gọi là tình trạng hạ huyết áp. Bạn cần nhập cấp cứu ngay lập tức. Bên cạnh đó là biểu hiện khác bạn cần nắm được như hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, hay buồn ngủ và lười lao động là những dấu hiệu phổ biến nhất.

Nhiều người chỉ nghĩ bệnh huyết áp cao mới nguy hiểm và chủ quan khi mình bị huyết áp thấp mà không hề biết rằng huyết áp thấp cũng có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Huyết áp thấp bệnh lý do giảm trương lực thần kinh - mạch máu bệnh huyết áp thấp với các biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ.

>>> Xem thêm:

Bạn đang xem: Chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương là gì?

Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe

Chia sẻ bài viết