Phải làm gì khi bị tăng huyết áp đột ngột? - Điều ai cũng nên biết

Tăng huyết áp đột ngột là tình trạng các chỉ số huyết áp tăng cao bất thường một cách nhanh chóng khiến cho người bệnh không kịp trở tay. Nếu như không được xử lý kịp thời thì người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong. Vậy phải làm gì khi bị tăng huyết áp đột ngột? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để nắm được cách xử lý nhanh nhất trong trường hợp này các bạn nhé.

Làm gì khi bị tăng huyết áp đột ngột

Nguyên nhân và triệu chứng của cơn tăng huyết áp đột ngột

Nguyên nhân của cơn tăng huyết áp đột ngột

Nguyên nhân khiến huyết áp tăng cao đột ngột có thể do:

  • Quên uống thuốc.
  • Bị rơi vào trạng thái kích động, tức giận, sốc...
  • Thay đổi thói quen ăn uống, ví dụ như ăn mặn hơn, uống các chất kích thích, nước có ga...
  • Chế độ tập luyện bị đảo lộn, tự ý tăng cường độ luyện tập hoặc thực hiện các bài tập khó vượt quá khả năng...

Triệu chứng của cơn tăng huyết áp đột ngột

  • Người nóng bừng, hồi hộp, run rẩy chân tay, tim đập nhanh...
  • Chảy máu cam.
  • Đầu đau nhức, choáng váng, xây xẩm mặt mày, buồn nôn.
  • Mắt nhìn mờ, giác mạc đỏ lên...

Triệu chứng của tăng huyết áp đột ngột

Tăng huyết áp đột ngột nguy hiểm như thế nào?

Cao huyết áp là một trong những bệnh lý khá nguy hiểm, có thể gây nên nhiều biến chứng nếu không được điều trị kịp thời. Thế nhưng, cơn cao huyết áp đột ngột còn nguy hiểm hơn rất nhiều lần bởi cơ thể không có khả năng thích ứng được với sự biến đổi quá nhanh, quá đột ngột.

Tăng huyết áp nhanh có thể gây nên những hậu quả khó lường như:

  • Đột quỵ: Áp lực của dòng máu lên não tăng đột ngột sẽ làm phình hoặc vỡ động mạch, gây tăng áp lực nội sọ, dẫn tới liệt thần kinh khu trú, liệt méo miệng, nặng hơn có thể gây tử vong ngay lập tức.
  • Nhồi máu cơ tim: Các mảng xơ vữa đọng lại trên thành động mạch do nền bệnh cao huyết áp sẵn có cộng thêm cơn tăng huyết áp nhanh chóng sẽ làm ngắt dòng máu nuôi tim, gây nên tình trạng nhồi máu cơ tim.
  • Suy thận cấp: Khi tăng huyết áp đột ngột, lượng máu đổ bề thận quá lớn kèm theo áp lực cao sẽ làm cho thận phải làm việc quá sức dẫn tới suy thận cấp.

Nguyên tắc cơ bản trong cấp cứu người bị tăng huyết áp đột ngột

  • Nguyên tắc đầu tiên trong cấp cứu người tăng huyết áp đột ngột đó là không được phép làm tụt huyết áp đột ngột. Sự sụt giảm huyết áp nhanh cũng có hại không kém gì khi huyết áp tăng nhanh.
  • Nguyên tắc tiếp theo là cần xử trí khẩn trương, theo dõi sát sao tình trạng của người bệnh.
  • Sau khi qua cơn tăng huyết áp đột ngột thì bệnh nhân cần được tiếp tục theo dõi và điều trị để loại trừ các yếu tố nguy cơ khác.

Cần làm gì khi bị tăng huyết áp đột ngột?

Trong khi chờ đợi bác sĩ thăm khám hoặc đưa bệnh nhân tới bệnh viện thì các bạn cần thực hiện ngay các thao tác sau đây:

Trước tiên, bạn nên cho người bệnh nằm nghỉ ngơi tại nơi thoáng đãng, đủ không khí, đồng thời hướng dẫn người bệnh hít thở sâu và thả lỏng cơ thể. Nếu người bệnh bị nôn mửa thì bạn cho họ nằm nghiêng để tránh tắc nghẽn đường hô hấp. Không cho bệnh nhân nói nhiều bởi vì khi nói, thanh quản và các cơ quan khác sẽ chịu ảnh hưởng làm cho huyết áp càng tăng cao.

Sau đó, nếu có máy đo huyết áp cá nhân thì cần tiến hành đo ngay cho người bệnh.

  • Trong trường hợp chỉ số huyết áp cao trên 180mmHg thì bạn cần cho người bệnh uống ngay viên hạ huyết áp nhanh dạng nhỏ giọt dưới lưỡi hoặc viên hạ huyết áp thông thường.
  • Nếu huyết áp từ 200mmHg trở lên thì bạn có thể cho người bệnh uống kèm thuốc lợi tiểu (nếu có).

Nếu trong trường hợp không có thuốc Tây thì bạn nhanh chóng cho người bệnh uống nước ép cần tây, nước râu ngô, rau cải hoặc các loại nước có tác dụng lợi tiểu, đồng thời thực hiện bấm huyệt để làm giảm huyết áp theo các bước hướng dẫn của Bác sĩ chuyên khoa I Phan Quốc Hưng - Phó Trưởng khoa Nội tổng hợp châm cứu và dưỡng sinh thuộc Viện Y dược học dân tộc TP.HCM:

  • Bước 1: Bạn sử dụng ngón trỏ và ngón cái miết từ giữa trán người bệnh ra hai bên khoảng 20 - 30 lần.
  • Bước 2: Dùng 5 đầu ngón tay chải từ chân tóc phía trán lên đỉnh đầu rồi dọc ra sau gáy của người bệnh khoảng 20 - 30 lần.
  • Bước 3: Thực hiện day ấn các huyệt sau đây của người bệnh trong khoảng 1 - 2 phút/mỗi huyệt, bao gồm: Huyệt ấn đường (vị trí nằm giữa 2 đầu lông mày), huyệt thái dương (vị trí lõm giao điểm của đuôi lông mày và đuôi khóe mắt), huyệt bách nội (vị trí huyệt gấp 2 vành tai về phía trước, huyệt ở điểm gặp nhau của đường thẳng dọc giữ đầu và đường ngang qua đỉnh vành tai, sờ vào đó thấy một khe xương lõm xuống).
  • Bước 4: Dùng tay xoa bụng người bệnh khoảng 2 phút theo chiều kim đồng hồ.
  • Bước 5: Dùng 2 mu bàn tay xoa huyệt dũng tuyền (vị trí huyệt nằm dưới lòng bàn chân, huyệt ở điểm nối 2/5 trước với 3/5 sau của đoạn đầu ngón chân thứ 2 và giữa bờ sau gót chân, lỗ hõm dưới bàn chân) cho nóng lên.

Bấm huyệt làm giảm huyết áp

Sau khi đã thực hiện các bước cấp cứu cao huyết áp tại nhà như trên, các bạn nhanh chóng đưa người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ thăm khám và điều trị.

Làm gì để dự phòng cơn cao huyết áp đột ngột?

Chúng ta có thể thấy những cơn cao huyết áp đột ngột gây nên rất nhiều hậu quả khôn lường, vì vậy hãy luôn nêu cao cảnh giác (đặc biệt với những người đã có bệnh lý cao huyết áp trước đó) bằng các cách như:

  • Thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt.
  • Uống thuốc đúng giờ, đúng chỉ định của bác sĩ.
  • Tập luyện thể dục thể thao hợp lý, đều đặn.
  • Trang bị máy đo huyết áp cá nhân tại nhà để luôn kiểm soát được huyết áp của bản thân.

Chắc chắn sau khi đọc bài viết này bạn đã biết được phải làm gì khi bị tăng huyết áp đột ngột rồi đúng không nào? Cơn tăng huyết áp đột ngột không chừa một ai nếu chúng ta không có lối sống lành mạnh, khoa học. Hãy chia sẻ thông tin này tới bạn bè, người thân để họ luôn nắm được thế chủ động đối với căn bệnh nguy hiểm này các bạn nhé. Chúc các bạn luôn khỏe!

>>> Xem thêm:

Nguồn tham khảo: huyetap.net

Bạn đang xem: Phải làm gì khi bị tăng huyết áp đột ngột? - Điều ai cũng nên biết

Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe

Chia sẻ bài viết