Cách hút mũi bằng miệng cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ: Nên thực hiện hay không?
Hút mũi bằng miệng là một thói quen khá phổ biến của nhiều bậc phụ huynh. Tuy nhiên, phương pháp này có thực sự mang lại hiệu quả cho bé và có nên hút mũi bằng miệng cho trẻ không? Mời bạn theo dõi bài viết này của chúng tôi để có câu trả lời nhé!
>>> Tham khảo thêm:
- Có nên hút mũi cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ không? Cách hút mũi cho bé an toàn
- Mẹo sử dụng lá húng chữa ho cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ an toàn, hiệu quả
Cách hút mũi bằng miệng cho trẻ được thực hiện như thế nào?
Cách hút mũi bằng miệng cho bé là thói quen của không ít bậc phụ huynh, đặc biệt là các bà thường hút cho cháu. Hành động này sẽ được thực hiện khi trẻ có dấu hiệu sổ mũi, chảy nước mũi. Người lớn sẽ không cần dùng tới bất kỳ một dụng cụ hỗ trợ nào khác mà dùng chính miệng của mình, áp vào 2 lỗ mũi của trẻ và dùng lực hút dịch nhầy trong mũi bé, sau đó nhổ ra ngoài.
Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều ý kiến phản đối về hành động này. Vậy thực chất có nên hút mũi bằng miệng cho trẻ không? Mời bạn theo dõi phần tiếp theo của bài viết để biết được lời giải đáp nhé.
Có nên hút mũi bằng miệng cho trẻ không? Hút mũi bằng miệng gây nên hậu quả gì?
Không ít người thường duy trì thói quen hút mũi bằng miệng bởi nó "tiện", tuy nhiên đây lại là một hành động phản khoa học và không hề tốt cho cả người hút lẫn trẻ nhỏ.
Theo các bác sĩ tai mũi họng, hút mũi bằng miệng là hành động tuyệt đối không nên thực hiện đối với trẻ bởi nó tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe của bé.
Cụ thể, cách hút mũi bằng miệng cho trẻ sẽ gây nên một số hệ lụy không mong muốn như sau:
Làm tăng nguy cơ lây nhiễm chéo
Khoang miệng của người lớn là nơi cư trú của hàng chục, hàng trăm loại vi trùng, vi khuẩn khác nhau. Chính vì thế, khi bạn ghé miệng của mình vào để hút mũi cho bé sẽ rất mất vệ sinh. Bên cạnh đó, hành động này còn làm tăng nguy cơ lây nhiễm chéo, là cơ hội tốt để virus, vi khuẩn tấn công và gây bệnh cho bé: Nhẹ thì có thể gây nhiễm trùng, nhiễm khuẩn đường hô hấp, nặng hơn thì có thể khiến triệu chứng bệnh của bé trở nên trầm trọng, thậm chí là nguy hiểm.
Làm tổn thương niêm mạc mũi của bé
Niêm mạc của trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh còn khá mỏng và yếu ớt, chính vì thế việc hút mũi cho bé bằng miệng có thể tiềm ẩn nguy cơ gây tổn thương cho niêm mạc mũi. Lý do là bởi khi thực hiện hành động hút mũi bằng miệng, bạn sẽ không thể nào kiểm soát được áp lực hút. Vì thế, chỉ cần một sơ suất vô cùng nhỏ thôi là bạn đã vô tình làm niêm mạc mũi của bé bị trầy xước, tổn thương. Điều này không những làm cho trẻ khó chịu, đau đớn, tình trạng bệnh trước đó không thuyên giảm mà còn làm tăng nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp.
Ngoài ra, nếu lạm dụng hành động này, niêm mạc mũi của bé có thể bị teo lại, từ đó gây ảnh hưởng tới chức năng hô hấp, thậm chí có thể khiến cho khứu giác của bé bị hỏng ngay từ khi còn nhỏ.
Từ những hệ lụy mà việc hút mũi bằng miệng gây nên, chắc chắn bạn đã biết có nên hút mũi bằng miệng cho bé không rồi đúng không nào? Việc hút mũi bằng miệng không chỉ mất vệ sinh mà còn tiềm ẩn nhiều nguy hại tới sức khỏe của trẻ nhỏ. Thay vì hút mũi phản khoa học như vậy, bạn nên tham khảo một số cách hút mũi an toàn và hiệu quả cho bé dưới đây nhé.
Ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ
Không chỉ làm tăng nguy cơ lây nhiễm chéo hay tổn thương niêm mạc mũi, cách hút mũi bằng miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ còn làm ảnh hưởng không hề tốt tới tâm lý của bé, khiến cho bé sợ hãi và ảnh hưởng tới quá trình vệ sinh mũi họng sau này.
Bên cạnh đó, việc hút mũi này còn làm tăng nguy cơ khiến bé bị sặc và nếu không xử lý kịp thời nó còn làm ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng của trẻ.
>> Xem thêm: Có nên cắt móng tay cho trẻ sơ sinh không?
Phương pháp thay thế cách hút mũi bằng miệng
Thay vì hút mũi bằng miệng, bạn có thể tiến hành hút, vệ sinh mũi cho trẻ bằng một trong những cách làm sau đây:
- Hút mũi cho trẻ bằng ống bơm.
- Hút mũi cho trẻ bằng dụng cụ chữ U.
- Hút mũi cho trẻ bằng máy hút mũi...
Trên thực tế, có khá nhiều cách hút mũi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhưng để đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả cao nhất thì có lẽ phải kể tới máy hút mũi. Thiết bị này thường được các bác sĩ chuyên khoa tai, mũi, họng khuyên dùng bởi nó được thiết kế với lực hút phù hợp nhất với độ tuổi của bé, tránh làm tổn thương niêm mạc mũi, đồng thời cũng giúp hút dịch mũi hiệu quả giúp mũi bé được thông thoáng và mau chóng khỏi bệnh.
Bạn có thể tham khảo một số dụng cụ hút mũi an toàn cho bé dưới đây nhé:
Hi vọng sau khi tham khảo bài viết này, bạn sẽ hiểu được mối nguy hại của việc hút mũi bằng miệng. Hãy chia sẻ để bạn bè, người thân của mình loại bỏ thói quen này nhé.
Bạn đang xem: Cách hút mũi bằng miệng cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ: Nên thực hiện hay không?
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Có nên cắt tóc cho trẻ sơ sinh? Cắt tóc máu cho bé ngày nào tốt?
- Rau dền có tác dụng gì? Bà bầu ăn rau dền được không?
- Tắm đêm có tốt không? Tắm khuya, tắm muộn có tác hại gì?
- Tế bào gốc là gì? Ứng dụng tế bào gốc trong y học và thẩm mỹ
- Quả đào tiên có tác dụng gì? Quả đào tiên có ăn được không?
- Cách trị nám bằng lá tía tô thế nào? Lá tía tô có trị nám được không?