Huyết áp thấp: Những điều cần biết về nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị
Huyết áp thấp là căn bệnh khá phổ biến gây ra những khó chịu và phiền toái cho người bệnh. Hãy cùng tìm hiểu về căn bệnh này để có những giải pháp chăm sóc kịp thời cho sức khỏe của mình và những người thân quanh bạn nhé.
Huyết áp thấp là căn bệnh phổ biến. Ở mức độ nhẹ, huyết áp thấp có thể không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu bạn chủ quan, huyết áp thấp có thể gây ra những nguy hiểm như: Đột quỵ, tử vong, hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng tới tim mạch... Những hiểu biết cơ bản về căn bệnh này sẽ là bước đầu tiên để bạn tránh được những sự cố đáng tiếc xảy ra. Hãy cùng tham khảo bài viết của META để biết được nguyên nhân, biểu hiện cũng như cách điều trị huyết áp thấp nhé.
Những điều cần biết về huyết áp thấp
Những điều cần biết về huyết áp thấp
Huyết áp thấp là gì? Nguyên nhân gây huyết áp thấp
Huyết áp thấp là gì?
Khi dùng máy đo huyết áp, huyết áp của bạn sẽ được biểu đạt bằng 2 con số. Số đầu tiên sẽ thường cao hơn được gọi là huyết áp tâm thu, nói cách khác nó là áp lực trong lòng động mạch khi tim co bóp và đầy máu. Số thứ 2 là áp lực tâm trương, hay áp suất trong lòng động mạch khi tim nghỉ giữa hai lần bóp.
Nếu huyết áp của bạn đột ngột giảm xuống dưới 90/60 mmHg thì đây được coi là huyết áp thấp.
>> Tìm hiểu thêm: Chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương là gì?
Huyết áp dưới 90/60 mmHg là bệnh huyết áp thấp
Vậy nguyên nhân nào gây ra huyết áp thấp?
- Không đủ thể tích máu trong lòng mạch. Điều này có thể xảy ra nếu cơ thể bị mất máu hoặc mất nước. Bạn có thể bị mất nước nếu: Đổ mồ hôi quá nhiều, tiêu chảy cấp hoặc uống quá ít nước.
- Tim co bóp yếu.
- Phản ứng ngược của một số thuốc như: Thuốc gây mê, gây tê, thuốc lợi tiểu, thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc chữa chứng cao huyết áp...
- Các vấn đề về nội tiết như tuyến giáp không hoạt động (nhược giáp), tiểu đường hoặc lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết).
- Các cơn ngất, choáng gây ra.
- Người bị thần kinh đái tháo đường hay mắc các bệnh về thần kinh ngoại biên.
Ngoài ra, những người không nằm trong các trường hợp trên cũng có thể bị huyết áp thấp. Người cao tuổi thường có nguy cơ cao mắc huyết áp thấp hơn những người trẻ. Huyết áp thấp cũng là vấn đề phổ biến ở phụ nữ mang thai.
Người bị huyết áp thấp hầu hết đều có những biểu hiện như dưới đây:
Những biểu hiện của bệnh huyết áp thấp
- Cơ thể suy nhược.
- Luôn cảm thấy mệt mỏi, hay hoa mắt chóng mặt và muốn được nghỉ ngơi.
- Đau đầu nhẹ, choáng váng và ngất.
- Tim đập nhanh.
- Da nhăn, khô kèm theo đó là rụng tóc.
- Thị lực giảm, nhìn các vật không rõ.
- Buồn nôn.
- Đỏ mặt và luôn có cảm giác hồi hộp.
- Vã mồ hôi nhưng vẫn có cảm giác lạnh.
- Thở dốc mỗi khi leo cầu thang hoặc làm việc nặng.
- Khó tập trung và rất dễ nổi cáu.
Hoa mắt, chóng mặt là 1 trong những biểu hiện của huyết áp thấp
Cách điều trị huyết áp thấp
Để khắc phục được tình trạng huyết áp thấp một cách hiệu quả và triệt để bạn cần phải xác định được nguyên nhân chính xác để đưa ra các giải pháp phù hợp.
- Nếu bị huyết áp thấp do suy giảm hoạt động của tuyển giáp. Bạn nên đến các trung tâm y tế xét nghiệm máu để phát hiện ra nguyên nhân.
- Nếu huyết áp thấp không phải do tuyến giáp, bạn cần thực hiện các biện pháp dưới đây để cải thiện được tình trạng huyết áp hiệu quả nhất.
Máy đo huyết áp bắp tay Microlife BP A2 Basic
1. Điều chỉnh chế độ ăn uống
Chế độ ăn hàng ngày đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của mỗi người. Những người bệnh, hoặc có biểu hiện của huyết áp thấp lại cần chú ý vấn đề ăn uống hơn cả.
Bạn nên ăn mặn hơn bình thường trong một khoảng thời gian để giúp huyết áp cân bằng. Việc ăn mặn cũng giúp cho quá trình giữ nước cho cơ thể được tốt hơn.
Ăn đầy đủ, không bỏ bữa, đủ các nhóm chất và đặc biệt không kết hợp các thực đơn ăn kiêng. Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, trong những đợt nắng nóng cao điểm có thể tăng lên tới 3 lít. Ngoài ra bạn cũng nên bổ sung sắt theo chỉ định của bác sỹ hoặc nhân viên y tế.
>> Xem chi tiết: Người bệnh huyết áp thấp nên ăn gì, kiêng ăn gì?
Chế độ ăn đủ chất, hợp lý sẽ giúp giảm chứng huyết áp thấp
2. Hoạt động thể thao kết hợp với lối sống lành mạnh
- Tập luyện thể thao nhẹ nhàng,phù hợp với tình trạng sức khỏe kết hợp chế độ ăn uống hợp lý cũng góp phần giúp cho huyết áp cân bằng trở lại.
- Không hút thuốc, không bia rượu.
- Không nên thức khuya, tránh làm các công việc nặng vượt quá sức khỏe cho phép.
- Ngủ đủ giấc từ 7 - 9 tiếng/ngày.
- Có thể kết hợp một số loại trà chuyên dụng dành cho người huyết áp thấp.
Luyện tập thể thao nhẹ nhàng cũng giúp đẩy lùi căn bệnh này
3. Phòng ngừa huyết áp thấp thế nào?
Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Chính vì thế ngay từ lúc này, hãy tìm hiểu để phòng tránh huyết áp thấp một cách tốt nhất. Một số phương pháp dưới đây sẽ giúp bạn tranh được căn bệnh nguy hiểm này.
- Đo huyết áp thường xuyên: Việc kiểm tra huyết áp thường xuyên sẽ giúp bạn nắm được các chỉ số huyết áp của mình. Nếu không có thời gian tới các cơ sở y tế, bạn có thể sắm cho mình một chiếc máy đo huyết áp để sử dụng tại nhà. Tìm hiểu: Mua máy đo huyết áp nào chính xác?
Đo huyết áp thường xuyên tại nhà để biết được tình trạng của bạn
- Tắm nước ấm pha muối magie: Đây là một trong những biện pháp đơn giản nhất để điều trị huyết áp thấp, ngoài ra loại nước tắm này còn giúp cơ thể thư giãn, thoải mái hơn.
- Ăn củ cải đường: Nước ép từ củ cải đường tươi là một trong những phương pháp điều trị tại nhà hiệu quả nhất đối với chứng hạ huyết áp. Để trị bệnh, bạn có thể uống loại nước ép này 2 lần/ngày. Chỉ trong 1 tuần, các triệu chứng sẽ được cải thiện đáng kể.
Hạnh nhân góp phần ngăn ngừa huyết áp thấp
- Ăn hạnh nhân: Đây cũng là một loại hạt có thể ngăn ngừa hiệu quả chứng huyết áp thấp.
- Nho khô: Nho khô được xem là một loại thực phẩm giúp điều trị huyết áp hiệu quả. Nho khô hỗ trợ chức năng tuyến thượng thận, do đó duy trì huyết áp ở mức ổn định. Bạn có thể ăn khoảng 30 - 40 hạt nho khô đã được ngâm nước qua đêm và ăn khi bụng đói.
Nhìn chung, nếu biết cách phòng ngừa và điều trị kịp thời thì huyết áp thấp cũng không gây ra những tổn hại quá nghiêm trọng cho sức khỏe. Hi vọng với bài viết này, các bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích để tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra.
META.vn hiện có bán các loại máy đo huyết áp bắp tay, máy đo huyết áp cổ tay... Các bạn có nhu cầu mua sản phẩm vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ với chúng tôi để được phục vụ tốt nhất.
Bạn đang xem: Huyết áp thấp: Những điều cần biết về nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Phơi nhiễm là gì? Xử lý phơi nhiễm như thế nào?
- Rau dền có tác dụng gì? Bà bầu ăn rau dền được không?
- Tắm đêm có tốt không? Tắm khuya, tắm muộn có tác hại gì?
- Tế bào gốc là gì? Ứng dụng tế bào gốc trong y học và thẩm mỹ
- Quả đào tiên có tác dụng gì? Quả đào tiên có ăn được không?
- Cách trị nám bằng lá tía tô thế nào? Lá tía tô có trị nám được không?