Dưa chuột có chất gì? Ăn dưa chuột có tốt không? Tác dụng của dưa chuột là gì?

Dưa chuột là một loại quả quen thuộc và được rất nhiều người yêu thích. Vậy dưa chuột có chất gì? Ăn dưa chuột có tốt không? Tác dụng của dưa chuột là gì? Hãy đọc bài viết sau đây của chúng tôi để tìm hiểu rõ hơn về quả dưa chuột các bạn nhé!

Tìm hiểu về dưa chuột

Quả dưa chuột

Dưa chuột (dưa leo) có tên tiếng Anh là Cucumber và tên khoa học là Cucumis sativus. Dưa chuột là cây leo thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae) và có thể trồng quanh năm. Dưa chuột có nguồn gốc từ Nam Á và được trồng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, phổ biến nhất ở Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan, Ai Cập, Hà Lan, Tây Ban Nha, Việt Nam...

Cây dưa chuột

Dưa chuột thuộc thân thảo, thân có nhiều tua cuốn để bám khi leo lên giàn hoặc bò trên mặt đất, thân có chiều dài khoảng từ 50cm cho đến 2,5m. Thân cây của dưa leo có dạng tròn được phủ một lớp lông mỏng và cành phân nhánh.

Lá của cây dưa chuột khá lớn, thường mọc đơn lẻ và có dạng hình chân vịt với cuống lá dài từ 5cm đến 15cm. Trên hai mặt lá của dưa leo có một lớp lông bao phủ, phần rìa lá có hình răng cưa nhỏ.

Hoa của dưa chuột thường mọc đơn độc hoặc thành một đôi ở nách lá. Hoa dưa leo có màu vàng, bầu noãn của hoa cái có tốc độ phát trưởng nhanh chóng để chờ được thụ phấn nhờ côn trùng.

Quả dưa chuột thường có hình trụ tròn dài, khi còn non sẽ có gai xù xì, sau đó sẽ từ từ biến mất khi quả lớn. Quả dưa leo nói chung thường có màu xanh lá đậm hoặc nhạt, có một số hoa văn kiểu sọc, chấm hoặc vệt trên lớp vỏ. Quả dưa chuột thường chứa rất nhiều hạt, một quả dưa chuột trung bình chứa khoảng 200 đến 500 hạt có màu trắng ngà.

Phân loại dưa chuột

Hiện nay, dưa chuột có rất nhiều giống khác nhau và được trồng rộng rãi khắp thế giới. Dưới đây là một số loại dưa chuột được trồng phổ biến nhất. Các bạn tham khảo nhé!

Dưa chuột bao tử: Loại dưa chuột này còn được gọi với cái tên khác là dưa chuột baby. Dưa chuột bao tử là các giống dưa chuột lai F1 của Nhật, Mỹ, Hà Lan… Dưa leo baby có kích thước nhỏ khoảng 3cm đến 5cm, quả có màu xanh và sọc trắng nhỏ, ăn có vị ngọt và mát.

Dưa chuột bao tử

Dưa chuột trắng: Giống dưa chuột trắng này có đặc điểm khá tương đồng với dưa chuột bao tử, quả rất giòn và có vị ngọt mát dễ chịu. Quả dưa leo trắng có kích thước khoảng 4cm đến 6cm. Quả dưa chuột trắng khi còn non sẽ có màu xanh lá nhạt, khi chín sẽ chuyển dần sang màu trắng hoặc màu vàng nhạt.

Dưa chuột trắng

Dưa chuột Shiraz: Giống dưa chuột Shiraz này có đặc điểm là quả thon dài, có vỏ mỏng, giòn và có vị ngọt mát hơn các giống dưa chuột khác. Dưa chuột Shiraz thường có kích thước mỗi trái khoảng 16cm đến 18cm, quả thường có màu xanh đậm, có gân nổi và có sọc.

Dưa chuột Shiraz

Dưa chuột Thái Lan: Dưa chuột Thái Lan là một giống dưa được nhiều người Việt ưa chuộng để trồng vì nó có ưu điểm cây dễ sinh trưởng và phát triển tốt, cho thu hoạch trái nhiều và chất lượng. Giống dưa leo Thái này cho quả có kích thước dài khoảng 18cm đến 20cm, quả có màu xanh mướt và vỏ mịn. Dưa chuột Thái Lan gần giống với dưa chuột ta tại Việt Nam.

Dưa chuột Thái Lan

Dưa chuột Nhật Bản: Dưa chuột Nhật bản được coi là giống dưa chuột chất lượng và là một trong những loại dưa chuột được ưa chuộng nhất hiện nay. Giống dưa leo này thường cho quả rất dài với kích thước từ 30cm đến 50cm, vỏ có màu xanh đậm, quả dưa leo có ruột đặc gần như không có hạt, chứa nhiều nước, có nhiều gai, thịt dưa rất thơm ngọt và mát dịu. Bên cạnh đó, giống dưa chuột Nhật Bản còn có ưu điểm nổi trội là cây cho sản lượng và chất lượng rất cao lại khá dễ trồng và chăm sóc, có thể thích nghi tốt với các điều kiện sống khác nhau.

Dưa chuột Nhật Bản

Thành phần dinh dưỡng của dưa chuột

Thành phần dinh dưỡng của dưa chuột

Theo các nguyên cứu, trung bình trong 100g dưa chuột sẽ chứa các thành phần dinh dưỡng sau:

  • 95g nước.
  • 0,6g chất đạm.
  • 10Kcal năng lượng.
  • 0,1g chất béo.
  • 1,2g đường.
  • 0,8g protit.
  • 0,7g xenlulozo.
  • 3g gluxit.
  • 23mg canxi.
  • 27mg phốt pho.
  • 150mg kali.
  • 13mg natri.
  • Vitamin B1, vitamin B2, vitamin E, vitamin C, vitamin PP.

Tác dụng của dưa chuột

Tác dụng của dưa chuột

Dưa chuột đã được nghiên cứu và chứng minh là có nhiều lợi ích cho sức khỏe của con người. Dưa chuột không chỉ là một loại quả dinh dưỡng mà còn có khả năng hỗ trợ điều trị một số bệnh rất hiệu quả. Những tác dụng của quả dưa leo cụ thể như sau:

  • Giúp bù nước và bổ sung các loại vitamin thiết yếu cho cơ thể.
  • Dưa chuột chứa ít calo và giàu chất xơ nên có khả năng hỗ trợ giảm cân rất hiệu quả.
  • Dưa leo giúp cung cấp lượng nước và muối khoáng cần thiết cho cơ thể.
  • Giúp giải độc và thanh lọc cơ thể hiệu quả.
  • Tốt cho xương khớp, giúp tăng cường các mô liên kết và giúp giảm nguy cơ viêm khớp.
  • Giúp giảm lượng cholesterol trong máu và giúp ức chế quá trình oxy hóa động mạch vành.
  • Hàm lượng nước cao và chất xơ có trong dưa chuột giúp làm tăng nhu động ruột, giúp chống bệnh táo bón rất tốt.
  • Dưa chuột chứa khá nhiều vitamin có lợi và các chất chống oxy hóa giúp làm giảm tác hại của các gốc tự do, giúp làm đẹp da, tóc và móng tay, móng chân.
  • Dưa chuột còn có khả năng hỗ trợ điều hòa huyết áp ở mức ổn định và giúp phòng ngừa một số bệnh như bệnh gout, bệnh tiêu hóa…
  • Nước ép dưa chuột còn có khả năng giúp đào thải cặn bã trong đường ruột, từ đó giúp ngăn ngừa bệnh sỏi thận.
  • Ngoài ra, ăn dưa leo còn giúp hơi thở thơm mát và sảng khoái hơn.

Tác dụng phụ của dưa chuột

Tác dụng phụ của dưa chuột

Dưa chuột có chứa các độc tố là cucurbitacin và tetracyclic triterpenoid, đây là các nguyên tố tạo ra vị đắng của dưa chuột. Do vậy, nếu ăn nhiều dưa chuột hoặc sử dụng dưa chuột không đúng cách có thể dẫn đến một số tác dụng phụ không mong muốn như:

  • Dư thừa vitamin C khiến các gốc tự do lan rộng gây lão hóa sớm.
  • Gây kích thích bài tiết lượng nước trong cơ thể, gây ảnh hưởng tới sự cân bằng điện phân và có thể gây ra mất nước trầm trọng.
  • Gây đau bụng, đầy hơi, khó tiêu và có thể gây ảnh hưởng đến thận.
  • Ăn nhiều dưa chuột có thể gây viêm xoang, dị ứng da và niêm mạc miệng.
  • Nếu bạn ăn nhiều dưa leo sẽ gây áp lực lên máu và tim do cơ thể phải hấp thụ quá nhiều nước từ dưa leo.
  • Bên cạnh đó, nếu ăn quá nhiều dưa chuột chưa qua chế biến có thể gây ngộ độc thực phẩm.

Làm đẹp với dưa chuột

Cách làm đẹp bằng dưa chuột chắc hẳn không còn quá xa lạ với chị em phụ nữ nữa phải không nào? Dưa chuột chứa nhiều vitamin và tinh chất có lợi cho da, khi kết hợp cùng các nguyên liệu làm đẹp tự nhiên khác sẽ mang đến cho bạn một làn da khỏe mạnh và sáng mịn. Các bạn tham khảo nhé!.

Lotion dưa chuột

Lotion dưa chuột

Lotion dưa chuột sẽ giúp làm dịu và tái tạo làn da của bạn, giúp cho làn da khỏe khoắn hơn và giúp bảo vệ da khi tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời.

Nguyên liệu

  • 1 quả dưa chuột.
  • ¼ cốc nước cốt dừa.
  • ¼ cốc nước ép nha đam.
  • Bình đựng dạng xịt phun sương, lọ thủy tinh.

Cách thực hiện

Bạn dùng máy ép trái cây để ép dưa chuột lấy nước rồi lọc bỏ phần bã và cho vào một lọ thủy tinh. Sau đó, bạn cho nước cốt dừa và nước lô hội vào lọ rồi lắc đều cho các nguyên liệu hòa quyện vào nhau. Bạn đem hỗn hợp này bảo quản trong tủ lạnh cho mát, khi dùng thì bạn có thể đổ hỗn hợp vào bình xịt rồi xịt lên da, hoặc bạn có thể dùng bông tẩy trang thấm hỗn hợp rồi thoa đều lên da cũng được nhé.

Hỗn hợp tẩy tế bào chết dưa chuột

Hỗn hợp tẩy tế bào chết dưa chuột

Hỗn hợp tẩy tế bào chết làm từ dưa chuột có tính tẩy nhẹ, an toàn cho làn da, giúp da luôn tươi mới và giúp ngăn ngừa mụn hiệu quả.

Nguyên liệu

  • 1 chén đường trắng.
  • ¾ chén dưa chuột thái nhỏ.
  •  1 vài lá húng quế.
  • ¼ chén dầu dừa.
  • Lọ thủy tinh.

Cách thực hiện

Bạn rửa sạch dưa chuột rồi thái nhỏ, cho dưa chuột và lá húng quế vào máy xay sinh tố xay cho thật nhuyễn. Sau đó, bạn tiếp tục cho đường và dầu dừa vào, trộn đều cho đến khi thu được hỗn hợp ở dạng sệt thì tắt máy. Bạn đổ hỗn hợp ra lọ thủy tinh và bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần nhé.

Mặt nạ ngủ dưa chuột

Mặt nạ ngủ dưa chuột

Mặt nạ ngủ dưa chuột có tác dụng chăm sóc da mặt, giúp làn da thư giãn vào buổi đêm. Khi bạn thức dậy vào buổi sáng hôm sau sẽ thấy da rạng rỡ và sảng khoái hơn bao giờ hết.

Nguyên liệu

  • 2 muỗng dưa chuột xay nhuyễn.
  • 2 muỗng canh sữa chua.

Cách thực hiện

Bạn trộn đều dưa chuột xay và sữa chua, sau đó thoa đều khắp khuôn mặt của bạn trước khi ngủ. Bạn để mặt nạ nghỉ trong khoảng 15 đến 20 phút thì rửa lại mặt với nước ấm. Bạn có thể bảo quản mặt nạ ngủ dưa chuột trong hũ thủ tinh rồi cất trong tủ lạnh (để được khoảng 3 ngày).

Các món ăn ngon với dưa chuột

Không chỉ để ăn sống, dưa chuột còn có thể làm được rất nhiều món ăn hấp dẫn khác nữa đấy. Sau đây, META.vn xin chia sẻ đến bạn những món ăn phổ biến và nổi tiếng được chế biến từ dưa chuột nhé!

Dưa chuột bao tử muối

Dưa chuột bao tử muối

>>> Xem thêm: Dưa chuột bao tử là gì? Cách muối dưa chuột bao tử ngon giòn chống ngán 

Kim chi dưa chuột

Kim chi dưa chuột

>>> Xem thêm: Cách làm kim chi dưa chuột chuẩn vị Hàn Quốc giòn, cay ăn giải ngán

Dưa chuột chua ngọt

Dưa chuột chua ngọt

 >>> Xem thêm: 10 cách làm gỏi, nộm dưa chuột ngon, giòn, thanh mát đơn giản tại nhà

Dưa chuột xào bò

Dưa chuột xào bò

 >>> Xem thêm: 4 Cách làm dưa chuột muối ngon giòn đơn giản nhất

Salad dưa chuột

Salad dưa chuột

 >>> Xem thêm: Cách làm salad dưa chuột ngon, cách làm salad dưa chuột giảm cân hiệu quả

Sinh tố dưa chuột

Sinh tố dưa chuột

 >>> Xem thêm: Top 7 sinh tố giảm mỡ bụng hiệu quả, dễ làm tại nhà

Cách trồng và chăm sóc cây dưa chuột

Cách trồng cây dưa chuột

Cách trồng cây dưa chuột

Bước 1: Ủ và gieo hạt giống

  • Ủ hạt giống: Bạn ngâm hạt giống dưa chuột vào nước ấm ở nhiệt độ khoảng 30 độ C đến 35 độ C trong khoảng 2 đến 3 tiếng, sau đó, bạn vớt hạt ra rồi rửa lại bằng nước sạch và ủ vào khăn ẩm ở nhiệt độ khoảng 27 độ C đến 30 độ C trong vòng 3 đến 5 ngày. Bạn lưu ý phải luôn giữ độ ẩm cho bọc ủ nhé. Khi bạn kiểm tra thấy hạt giống nứt ra và nảy mầm thì đem gieo.
  • Gieo hạt giống: Bạn chú ý là đất trồng phải tơi xốp, giàu dinh dưỡng và đủ độ ẩm. Bạn dùng các ngón tay ấn xuống đất tạo lỗ sâu khoảng 1cm, sau đó gieo hạt vào đất, mỗi lỗ gieo 1 đến 2 hạt rồi phủ một lớp đất mỏng lên. Khi gieo xong, bạn phun nước cho đất rồi bao phủ khay ươm bằng túi nilon và đặt chậu ươm bên cạnh nơi có ánh nắng ấm để thúc đẩy việc nảy mầm. Sau 1 tuần, hạt sẽ nảy mầm và khi cây con cao khoảng 10cm đến 15cm và cây cứng cáp thì bạn có thể bứng rồi chuyển bầu ươm ra trồng trong chậu.

Chú ý: Tùy theo sự lựa chọn của bạn trong việc trồng cây dưa chuột mà bạn có thể mua hạt giống về để ươm cây hoặc mua sẵn cây dưa chuột con đã cứng để trồng. Giá hạt giống dưa chuột và cây non khá rẻ và được bán khá nhiều, nên bạn có thể mua tại các hàng bán hạt giống ngoài chợ, trong siêu thị hoặc mua online nhé.

Bước 2: Trồng cây

  • Khi cây con lớn ra khoảng 3 đến 4 lá, thân cây mập và cứng cáp thì bạn hãy bứng từng bầu cây ra trồng riêng vào từng chậu hoặc thùng xốp, xô nhựa cỡ lớn hoặc có thể trồng trực tiếp vào đất ở ruộng hoặc vườn.
  • Bạn nên trồng cây dưa chuột vào buổi sáng hoặc buổi chiều mát khi nắng đã tắt. Khi trồng cây con xong thì bạn nên mang vào nơi râm mát, nếu trồng ở ruộng hoặc vườn thì nhớ che phủ để tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào cây từ 1 đến 2 ngày để cây con hồi sức.

Cách chăm sóc cây dưa chuột

Cách chăm sóc cây dưa chuột

Cây dưa chuột phát triển nhanh và không đòi hỏi phải chăm sóc nhiều, bạn chỉ cần tưới nước một ngày hai lần vào buổi sáng và chiều là được. Tuy nhiên, nếu tưới quá nhiều sẽ khiến đất quá ẩm ướt, ngập úng thì cây sẽ rất dễ chết, ngược lại nếu tưới ít nước cũng khiến cây bị thiếu nước không thể sinh trưởng tốt. Cây dưa chuột cần phải được trồng nơi có nhiều ánh sáng thì quả sẽ nhanh lớn và đạt năng suất cao hơn. Trong quá trình cây phát triển, bạn nhớ bón thêm phân đạm, lân, kali và NPK cho cây để giúp cây phát triển thân, lá và rễ nhanh chóng.

Để dưa chuột đậu quả cho ra nhiều trái thì các bạn nên chú ý đến việc thụ phấn của cây. Cây dưa leo có thể tự thụ phấn nhờ côn trùng. Bạn có thể hỗ trợ việc thụ phấn này bằng cách phun nước đường pha loãng lên thân cây để thu hút ong thụ phấn. Ngoài ra, bạn có thể tác động đến việc thụ phấn cho hoa bằng cách loại bỏ đi hoa đực, dùng tăm bông dúi vào hoa đực để lấy phấn hoa và cho vào nhụy của hoa cái để thụ phấn.

Sau khi trồng khoảng 60 đến 80 ngày, tùy theo giống cây trồng và điều kiện chăm sóc thì dưa chuột sẽ cho thu trái. Khi thu hoạch dưa leo, bạn hái quả dưa leo vào buổi sáng sớm khi nhiệt độ vẫn còn mát mẻ. Sau từng đợt thu trái, bạn nên bón thêm phân kali và đạm 2 tuần 1 lần để cung cấp dinh dưỡng cho cây nuôi trái cho lứa tiếp theo nhé.

Hy vọng, những thông tin vừa rồi là hữu ích đối với bạn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!.

>>> Xem thêm:

Bạn đang xem: Dưa chuột có chất gì? Ăn dưa chuột có tốt không? Tác dụng của dưa chuột là gì?

Chuyên mục: Tra cứu thông tin

Chia sẻ bài viết