Đọc đúng chỉ số trên máy đo huyết áp điện tử phòng tránh đột quỵ

Máy đo huyết áp hiện nay không còn xa lạ gì với mọi người, giúp mọi người có thể theo dõi sức khỏe của mình tại nhà. Để theo dõi sức khỏe 1 cách tốt nhất hãy đọc ngay bài viết dưới đây để đọc đúng các chỉ số huyết áp tại nhà nhé!

Với máy đo huyết áp bạn hoàn toàn có thể tự kiểm tra huyết áp của mình tại nhà. Hiện nay trên thị trường ngoài máy đo huyết áp cơ đã có máy đo huyết áp điện tử  tiện lợi với các chỉ số trên cơ thể. Để tránh những trường hợp xấu hãy học cách đọc chỉ số huyết áp trên máy đo để theo dõi sức khỏe 1 cách tốt nhất nhé!

>>> Khám phá: One Leg Challenge là gì? Tìm hiểu về thử thách nhắm mắt đứng một chân

Đọc đúng chỉ số trên máy đo huyết áp điện tử phòng tránh đột quỵ

Phân loại các chỉ số huyết áp

Huyết áp khi đo sẽ chia thành 2 con số để bạn theo dõi sức khỏe của mình.

  • Huyết áp tối đa hay tâm thu (ứng với số trên ở máy đo huyết áp).
  • Huyết áp tối thiểu hay tâm trương (ứng với số dưới ở máy đo huyết áp).

Xem thêm: Chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương là gì?

Huyết áp bao nhiêu là bình thường?

  • Chỉ số huyết áp được coi là bình thường khi dao động trong khoảng 90/60mmHg đến 140/90mmHg.
  • Nhiều người thừa nhận giới hạn trên của huyết áp bình thường ở người trẻ là 145/95.

Chỉ số huyết áp thấp - cao

  • Chỉ số huyết áp của bạn được coi là thấp khi huyết áp tối đa < 90 hoặc huyết áp tối thiểu < 60.
  • Chỉ số huyết áp của bạn được coi là cao khi huyết áp tối đa > 140 hoặc huyết áp tối thiểu > 90.

Chỉ số huyết áp

Những lưu ý khi đọc chỉ số

  • Cần rất thận trọng khi kết luận một người là bị tăng huyết áp và chỉ được khẳng định là bệnh khi người đo thường xuyên tăng huyết áp.
  • Do đó phải đo huyết áp nhiều lần trong ngày (sáng, trưa, tối) đồng thời theo dõi trong nhiều ngày.
  • Phải đo huyết áp cả hai tay sau 5 phút nằm nghỉ và sau tối thiểu 1 phút ở tư thế đứng.
  • Ở một số người huyết áp có thể tăng nhất thời khi quá xúc cảm, stress, hoặc sau khi uống rượu, bia, sau tập luyện, lao động nặng...

Cách đọc các thông số trên máy đo huyết áp điện tử

Đo cổ tay

Tư thế ngồi như đo huyết áp ở bắp tay, tay để chéo ngang ngực.

Đọc kết quả (như hình): huyết áp tâm thu (119), huyết áp tâm trương (64) và nhịp tim (78).

Đo huyết áp cổ tay

Đo bắp tay

Ngồi thẳng lưng, chân đặt song song trên sàn nhà. Băng quấn túi hơi nằm vùng trên khuỷu tay, ngang với tim. Dây đo ống nghe đặt lên động mạch cánh tay.

Đọc kết quả (như hình): huyết áp tâm thu (127), huyết áp tâm trương (82) và nhịp tim (89).

Đo huyết áp bắp tay

Những lưu ý khi đo huyết áp tại nhà

  • Tư thế: Bệnh nhân phải chọn tư thế ngồi thoải mái. Trước khi đo phải ngồi thoải mái, yên vị trên ghế 5-10 phút để hoàn toàn thư giãn và thả lỏng cơ thể.
  • Không ăn, không uống, không nói trong lúc đo huyết áp vì sai lệch kết quả.
  • Vị trí đo huyết áp: Với máy đo điện tử, có thể đo huyết áp ở bắp tay hay cổ tay miễn là vị trí quấn vòng bít phải ngang với tim. Nếu đo ở bắp tay có thể đặt cánh tay nằm ngửa trên mặt bàn với mép vòng bít cách nếp khuỷu tay khoảng 2cm. Nếu đo ở cổ tay thường phải gập cánh tay một góc khoảng 45 độ để cổ tay ngang với tim.
  • Nên đo huyết áp ngày hai lần, buổi sáng trước khi uống thuốc và buổi chiều sau bữa ăn khoảng 1 giờ. Ghi tất cả kết quả với ngày và giờ đo vào sổ để thầy thuốc tiện việc đánh giá trong lần tái khám. Một số máy đã có sẵn bộ nhớ lưu kết quả đo cùng thời gian đo.
  • Trong trường hợp kết quả đo nhiều lần mà vẫn quá cao, quá thấp hoặc không trùng khớp với những chẩn trị bệnh trước đó: cần đến gặp ngay bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp điều trị phù hợp.
  • Ðừng quên là kết quả rất dễ sai lệch nếu máy đo sắp hết pin. Nếu cẩn thận nên thay pin mới và đo lại huyết áp. 

 Cách đo huyết áp đúng

Xem thêm:

Để xem thêm nhiều máy đo huyết áp và nhiều sản phẩm khác hãy truy cập ngay META.vn hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ:

Bạn đang xem: Đọc đúng chỉ số trên máy đo huyết áp điện tử phòng tránh đột quỵ

Chuyên mục: Mẹo vặt cuộc sống

Chia sẻ bài viết