Chế độ dinh dưỡng cho bệnh gút: Người mắc bệnh gút nên ăn gì và kiêng gì?

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của con người. Đặc biệt đối với những bệnh nhân gút, việc ăn uống lại đóng vai trò quan trọng hơn gấp nhiều lần. Vậy người bị mắc bệnh gút nên ăn gì và kiêng gì? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây.

Bệnh gút nên ăn gì

Bệnh gút là gì?

Bệnh gút hay còn được gọi là bệnh thống phong, thực chất là một dạng viêm khớp gây ra những cơn đau đột ngột, sưng tấy, viêm đỏ...tại một số vị trí khớp. Chúng đặc biệt thường gặp ở các ngón chân cái.

Nguyên nhân chính gây nên tình trạng này đó chính là sự tích tụ quá nhiều axit uric trong máu. Khi nồng độ axit uric trong máu vượt ngưỡng cho phép, chúng sẽ lắng đọng trong các khớp gây nên tình trạng sưng viêm, đau đớn dữ dội cho người bệnh.

Theo các nghiên cứu, phần đa những người mắc bệnh gout là do cơ thể không có khả năng loại bỏ acid uric dư thừa, số còn lại bị ảnh hưởng bởi gen di truyền hoặc chế độ ăn uống mà gây nên tình trạng thừa axit uric.

Bệnh gout

Sức ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng tới bệnh gút

Dù nguyên nhân mắc gút là gì thì một chế độ dinh dưỡng thiếu cân bằng, không hợp lý cũng có sức ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng của người bị gút. Một số loại thực phẩm có chứa nhiều purine sẽ khiến gia tăng lượng axit uric và điều này không mấy có lợi cho người đang bị gout. 

Với người khỏe mạnh, thực phẩm chứa purine hoàn toàn không gây hại, tuy nhiên nếu đã mắc phải các triệu chứng của gout thì tiêu thị thực phẩm nhiều purine sẽ gây nên tình trạng gout trầm trọng hơn.

Đây cũng chính là lý do, những bệnh nhân gout không nên sử dụng các loại thực phẩm có hàm lượng purine lớn. Ngoài ra, đường fructose hay đồ ngọt... cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout mặc dù chúng không chứa purine.

Từ những dẫn chứng trên, có thể thấy rằng chế độ ăn uống là rất quan trọng đối với người bị bệnh gút. Vậy người bệnh gút nên ăn gì và nên kiêng gì? Tiếp tục theo dõi bài viết nhé!

Người bị bệnh gút nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Người mắc bệnh gút nên ăn gì?

Dưới đây là những loại thực phẩm mà người bị bệnh gút nên ăn:

  • Các loại trái cây: Hầu hết các loại trái cây đều rất tốt đối với người bệnh gút. Đặc biệt trong số đó phải kể tới quả anh đào, việt quất, dưa hấu, dưa leo...bởi chúng đều là những loại quả chứa hàm lượng purine cực thấp.
  • Các loại rau như: Cải bẹ xanh, cần tây, bí đỏ, nấm, cà tím... Những loại thực phẩm này không chỉ chứa ít purine mà còn giúp giảm thiểu lượng axit uric trong máu.
  • Các loại đậu như: Đậu nành, đậu xanh, đậu Hà Lan...
  • Các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt.
  • Các chế phẩm từ sữa.
  • Trứng, đồ uống thảo mộc...

Bệnh gút nên ăn gì 1

Người bị bệnh gút nên kiêng gì?

Như các bạn đã biết, purine chính là "kẻ thù" đối với những người bệnh gout. Chính bởi vậy,một chế độ ăn không có purine hoặc giảm thiểu chúng ở mức thấp nhất là hết sức cần thiết. Dưới đây là những thực phẩm mà người bị gout nên kiêng hoặc hạn chế sử dụng:

  • Nội tạng động vật: Gan, cật, tim, phổi, óc...
  • Thịt bê, thịt nai, thịt gà lôi...
  • Các loại cá như: Cá trích, cá thu, cá mòi, cá cơm, cá tuyết.
  • Các loại hải sản: Sò điệp, tôm, cua...
  • Đồ uống có đường.
  • Thực phẩm chứa nhiều fructose.
  • Các loại nấm men: Men dinh dưỡng, men bia...

Bệnh gút nên kiêng gì

Bên cạnh đó, một số đồ ăn bột tinh chế cho người ăn kiêng như bánh mì trắng, bánh quy, bánh ngọt... cũng không nên sử dụng. Dù chúng không chứa purine hay fructose nhưng chúng lại khiến cho hàm lượng axit uric tăng cao.

Gợi ý thực đơn cho người bị bệnh gút

Dưới đây là một số khẩu phần ăn cho người bệnh gout do TS. BS. Nghiêm Nguyệt Thu - Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyên dùng:

Giờ ăn Thứ 2+4+ 6 Thứ 3+5+7 Chủ nhật
7 giờ

Phở thịt bò:

  • Bánh phở 150g, thịt bò 35g, hành lá 10g
  • Nước dùng (muối 1g/100ml)

Bún riêu cua đậu phụ

  • Bún 180g, thịt cua đồng 30g, hành lá 5g, cà chua 30g
  • Nước dùng (muối 1g/100ml)

Xôi lạc:

  • Gạo nếp 50g, lạc hạt 10g, vừng 3g

 

11 giờ
  • Cơm gạo tẻ: 200g (gạo 100g) tương đương với 2 lưng bát con
  • Sườn lợn dim: Sườn lợn (bỏ xương): 50g
  • Đậu phụ rán: Đậu phụ 20g, dầu ăn 3ml
  • Su su xào: Su su 200g, dầu ăn 7ml
  • Canh cải xanh: Cải xanh 50g
  • Vải: 150g
  • Cơm gạo tẻ: 200g (gạo 100g) tương đương với 2 lưng bát con
  • Cá trắm rán xốt cà chua: Cá trắm 70g, cà chua 25g, dầu ăn 7ml
  • Thịt băm rang: Thịt nạc vai 20g
  • Cải bắp luộc: Cải bắp 200g
  • Canh bí xanh: Bí xanh 50g
  • Cam: 150g (nửa quả)
  • Cơm gạo tẻ: 200g (gạo 100g) tương đương với 2 lưng bát con
  • Thịt bò xào hành tây: Thịt bò 50g, hành tây 50g, cà chua 20g, dầu ăn 7ml
  • Cá bống kho: Cá bống 20g
  • Củ cải luộc: Củ cải 200g
  • Canh bí ngô: Bí ngô 50g
  • Xoài chín: 100g
15 giờ
  • Khoai lang: 100g (nửa củ)
  • Chuối tiêu: 100g (1 quả)
  • Hồng xiêm: 200g (1 quả)
18 giờ
  • Cơm gạo tẻ: 150g (gạo 75g) tương đương với miệng bát con cơm
  • Cá rô phi lọc thịt rán: Cá rô phi 50g, dầu ăn 5ml
  • Mướp đắng xào trứng: Mướp đắng 200g, trứng gà 20g (nửa quả), dầu ăn 7ml
  • Canh rau ngót: Rau ngót 50g
  • Dưa hấu: 150g
  • Cơm gạo tẻ: 150g (gạo 75g) tương đương với miệng bát con cơm
  • Thịt lợn rán: Thịt nạc vai 70g, dầu ăn 5ml
  • Lạc rang dầu: Lạc hạt 10g, dầu ăn 2ml
  • Bầu luộc: Bầu: 200g
  • Canh mồng tơi: Mồng tơi 50g
  • Bưởi: 200g (3 múi)
  • Cơm gạo tẻ: 150g (gạo 75g) tương đương với miệng bát con cơm
  • Tôm biển hấp xả: Tôm biển 50g, xả
  • Trứng đúc thịt: Trứng gà 20g (nửa quả), thịt nạc vai 10g, dầu ăn 3ml
  • Cải bắp xào: Cải xoong 200g, dầu ăn 7ml
  • Canh rau cải: Cải xanh 50g
  • Lựu: 100g

Lưu ý:

Bên cạnh một chế độ ăn uống hợp lý khoa học người bị bệnh gút cũng nên chú ý tới việc thay đổi thói quen sinh hoạt, học tập, rèn luyện để có được hiệu quả tối ưu trong điều trị và cải thiện tình trạng bệnh gout. Việc uống đủ nước, bổ sung thêm vitamin C cũng rất cần thiết cho người bị gout. Ngoài ra, các bạn có thể theo dõi hàm lượng axit uric thường xuyên bằng cách sử dụng máy đo đường huyết có chức năng đo nồng độ axit uric và que thử acid uric ngay tại nhà.

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh gút

Là một căn bệnh gây ra nhiều phiền toái và đau đớn, ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe cũng như cuộc sống hàng ngày, vì vậy ngay từ bây giờ hãy xây dựng cho bản thân và gia đình một chế độ dinh dưỡng cân bằng nhé! Chúc các bạn luôn khỏe!

Bạn đang xem: Chế độ dinh dưỡng cho bệnh gút: Người mắc bệnh gút nên ăn gì và kiêng gì?

Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe

Chia sẻ bài viết