Tìm hiểu bệnh gút: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa trị và phòng tránh
Bệnh gút (hay bệnh gout, bệnh thống phong) không chỉ tàn phá sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống cũng như công việc. Vậy nguyên nhân và triệu chứng của bệnh gout là gì? Làm thế nào để chữa trị và phòng tránh bệnh gút?
Bệnh gút (hay bệnh gout, bệnh thống phong) không chỉ tàn phá sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống cũng như công việc. Vậy nguyên nhân và triệu chứng của bệnh gout là gì? Làm thế nào để chữa trị và phòng tránh bệnh gút?
Nội dung
Nguyên nhân và triệu chứng bệnh gút
Bệnh gout là gì?
Gout là gì? Bệnh gout hay bệnh gút, bệnh thống phong là một dạng viêm khớp tái đi tái lại nhiều lần, chủ yếu gặp ở nam giới. Số lượng người mắc bệnh gout ngày một gia tăng với những biến chứng nặng và có xu hướng “trẻ hóa”.
Bệnh gút có 2 loại, là gout cấp và bệnh gút mãn tính. Bệnh gout cấp (hay bệnh gút cấp tính) thường gây ra các cơn đau khớp dữ dội, đột ngột kèm thoe tình trạng viêm sưng, nóng, đỏ và đau. Các đợt tấn công gout cấp thường xuất hiện vào lúc nửa đêm hoặc gần sáng, sau khi ăn thực phẩm nhiều đạm, uống rượu, bia,… Bệnh gút mãn tính khiến người bệnh bị đau tại một số khớp xương, cơn đau không thường xuyên nhưng lặp lại nhiều lần. Khi bị gút mãn tính, trên cơ thể người bệnh còn xuất hiện các hạt tophi tại nhiều vị trí như vành tai, khớp bàn tay, bàn chân, lòng mạch máu, van tim,…
Bệnh gút thường gặp ở nam giới
Triệu chứng và dấu hiệu bệnh gút
Biểu hiện và triệu chứng bệnh gout cấp: Các đợt tấn công gout cấp thường diễn ra đột ngột vào nửa đêm, có thể tự phát hoặc do người bệnh ăn nhiều thực phẩm giàu đạm, uống rượu, bia,…; chủ yếu xảy ra ở chi dưới, đặc biệt khớp ngón chân cái, khớp gối; các cơn đau dữ dội, đau nhiều về đêm kèm theo tình trạng sưng, nóng, nổi đỏ, các khớp bị hạn chế vận động; cảm giác mệt mỏi và có thể sốt đến 38 - 38,5 độ C; các đợt viêm khớp có thể kéo dài trong 1 - 2 tuần rồi khỏi, tuy không để lại di chứng nhưng rất dễ lại lặp.
Gout cấp với những cơn đau dữ dội, đột ngột
Triệu chứng và dấu hiệu bệnh gút mãn tính: Khi bị gút mãn tính, người bệnh thường phải đối mặt với những cơn đau diễn ra từ từ, kéo dài, tần suất dày đặc và dữ dội hơn; trên cơ thể xuất hiện các hạt tophi, nhất là ở những vị trí như vành tai, khớp bàn tay, bàn chân, thậm chí là lòng mạch máu và van tim; khớp xương có thể bị tổn thương vĩnh viễn, khớp sụn biến dạng, sỏi thận, chức năng thận suy giảm, suy thận,…
Hạt tophi xuất hiện trên cơ thể khi bị gút mãn tính
Nguyên nhân bệnh gout
Người ta chia nguyên nhân gây bệnh gút thành 2 loại là nguyên nhân nguyên phát và nguyên nhân thứ phát.
- Nguyên phát: Vẫn chưa thể xác định chính xác, chiếm 95% các trường hợp bị gút ở nam giới độ tuổi từ 30 - 60. Việc ăn nhiều thực phẩm giàu purin như gan, thận, nấm, lòng đỏ trứng, cua,… được cho là sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
- Thứ phát: Do các rối loạn về gen (hiếm gặp); tăng sản xuất hoặc giảm đào thải acid uric hoặc cả hai.
Tăng sản xuất hoặc giảm đào thải acid uric là một nguyên nhân gây bệnh gout
Cách phòng ngừa và chữa bệnh gút
Cách chữa bệnh gút
Bệnh gout có chữa khỏi được không? Trên thực tế, bệnh gút rất khó có thể chữa khỏi hoàn toàn. Các phương pháp điều trị gout hiện nay đều nhằm điều trị viêm khớp trong cơn gout cấp, dự phòng tái phát cơn gút, dự phòng lắng đọng urat trong các mô và các biến chứng thông qua điều trị hội chứng tăng acid uric máu. Dưới đây là các cách điều trị bệnh gút được áp dụng phổ biến hiện nay:
1. Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học
- Tránh ăn thực phẩm giàu purin như nội tạng động vật, tôm, cua,…
- Không ăn quá 150 gram thị mỗi ngày, không uống rượu, bia.
- Duy trì cân nặng ở mức hợp lý.
- Tập thể dục thể thao mỗi ngày.
- Uống nhiều nước, mỗi ngày từ 2 - 4 lít.
- Tránh sử dụng các loại thuốc làm tăng acid uric và các yếu tố làm khởi phát cơn gút cấp tính như chấn thương, căng thẳng,…
Người bị gout cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học
2. Điều trị bệnh gout nội khoa
- Uống thuốc kháng viêm để giảm viêm trong giai đoạn gout cấp.
- Dùng thuốc giảm acid uric trong máu trong giai đoạn mãn tính để phòng các cơn gout cấp tái phát.
Lưu ý: Người bệnh không tự ý mua và sử dụng thuốc điều trị gút. Thuốc điều trị bệnh gout có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vì vậy, người bệnh cần tham khám bác sĩ, uống thuốc đúng liều lượng được chỉ định để đạt hiệu qủa tốt nhất và hạn tối đa các tác dụng ko mong muốn.
3. Chữa bệnh gout ngoại khoa
Bệnh nhân bị gout được chỉ định phẫu thuật để cắt bỏ nốt tophi trong các trường hợp như gút kèm với biến chứng loét, bội nhiễm nốt tophi, nốt tophi kích thước lớn làm ảnh hưởng đến vận động hoặc thâm mỹ.
Những phương pháp giúp phòng tránh bệnh gút
Dưới đây là các cách phòng ngừa bệnh gout mà bạn cần biết để bảo vệ sức khỏe của chính mình và những người thân xung quanh:
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Tránh ăn nội tạng động vật; hạn chế hải sản, thịt đỏ, thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa; tăng cường ăn rau củ, trái cây để bổ sung chất xơ cho cơ thể; uống nhiều nước (từ 2 - 3 lít mỗi ngày); hạn chế tối đa đồ uống có cồn (rượu bia) và đồ uống có chất kích thích (cà phê, trà, nước ngọt có ga),…
- Duy trì cân nặng ở mức phù hợp.
- Tập thể dục thể thao mỗi ngày
- Kiểm soát tốt các bệnh lý gây gout thứ phát như suy thận, bệnh lý chuyển hóa,…
- Thường xuyên theo dõi chỉ số acid uric trong máu
- Đi khám tại các cơ sở y tế nếu thấy có những dấu hiệu của bệnh gout.
Cần thường xuyên theo dõi chỉ số acid uric trong máu để phòng bệnh gút
Hi vọng, sau bài viết này các bạn đã biết về nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng tránh và điều trị bệnh gút.
Tại Hà Nội: 024.3568.6969 - Tại TP. HCM: 028.3833.3366.
Bạn đang xem: Tìm hiểu bệnh gút: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa trị và phòng tránh
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Rau dền có tác dụng gì? Bà bầu ăn rau dền được không?
- Tắm đêm có tốt không? Tắm khuya, tắm muộn có tác hại gì?
- Tế bào gốc là gì? Ứng dụng tế bào gốc trong y học và thẩm mỹ
- Quả đào tiên có tác dụng gì? Quả đào tiên có ăn được không?
- Cách trị nám bằng lá tía tô thế nào? Lá tía tô có trị nám được không?
- Hiện tượng hắt xì hơi (nhảy mũi) theo giờ, liên tục nói lên điều gì?