Cách chuẩn bị mâm lễ cúng rằm tháng Giêng chuẩn nhất

Mâm lễ cúng rằm tháng Giêng gồm những gì? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết cách chuẩn bị mâm lễ cúng rằm tháng Giêng tươm tất nhất bạn nhé! 

Mâm lễ cúng rằm tháng Giêng gồm những gì? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết cách chuẩn bị mâm lễ cúng rằm tháng Giêng tươm tất nhất bạn nhé!

Nên cúng rằm tháng Giêng lúc mấy giờ?

Rằm tháng Giêng (hay còn được gọi là Tết Nguyên Tiêu) là ngày rằm đầu tiên trong năm mới theo lịch Âm của người Việt Nam. Tết Nguyên Tiêu thường được bắt đầu từ đêm 14 (đêm trước trăng rằm) cho đến hết ngày 15 (đêm trăng rằm) của tháng Giêng theo Âm lịch.

Thông thường, lễ cúng rằm tháng Giêng (Tết Nguyên Tiêu) thường được tổ chức vào chính rằm, tức ngày 15 tháng Giêng Âm lịch. Tuy nhiên, ngày nay, do cuộc sống bận rộn, nhiều gia đình thường cúng rằm tháng Giêng sớm vào ngày 14 Âm lịch. Bởi theo các chuyên gia về văn hóa, phong thủy, việc cúng rằm tháng Giêng trước có thể chấp nhận được nhưng không nên cúng quá sớm, tốt nhất chỉ nên cúng sớm 1 ngày. Cúng rằm tháng Giêng quá sớm hoặc quá muộn có thể làm lễ cúng mất linh.

>>> Xem thêm: Cúng rằm tháng Giêng vào ngày nào thì tốt? Giờ đẹp cúng rằm tháng Giêng 2021

Nên làm lễ cúng rằm tháng Giêng vào ngày nào? Giờ nào?

Ngoài ra, việc dâng mâm lễ cúng rằm tháng Giêng giờ nào tốt lành cũng cần được chú ý. Người Việt xưa tin rằng, cúng rằm tháng Giêng vào giờ chính Ngọ (tức 12 giờ trưa) là đẹp nhất, tốt nhất. Bởi trong khung giờ này, thần Phật sẽ giáng thế, chứng giám cho tấm lòng thành của gia chủ. 

Tuy nhiên, hiện nay cuộc sống bận rộn khiến việc cúng bái dần được giản lược đi, chủ yếu là ở sự thành tâm chứ không còn quá đặt nặng quy củ lễ nghi nữa. Vì thế nên nếu gia đình nào không thể sắp xếp công việc để cúng vào giờ Ngọ vẫn có thể làm lễ cúng vào các giờ khác, chỉ cần trước 19h ngày 15 tháng Giêng là được. Dưới đây là một số khung giờ Hoàng Đạo trong hai ngày 14, 15 tháng Giêng mà bạn có thể tham khảo:

  • Giờ Hoàng Đạo ngày 14 tháng Giêng: Giờ Thìn (7h - 9h), giờ Tỵ (9h - 11h), giờ Thân (15h - 17h), giờ Dậu (17h - 19h).
  • Giờ Hoàng Đạo ngày 15 tháng Giêng: Giờ Thìn (7h - 9h), giờ Ngọ (11h - 13h), giờ Mùi (13h - 15h).

>>> Tham khảo: Rằm tháng Giêng là Tết gì? Rằm tháng Giêng là ngày nào?

Mâm lễ cúng rằm tháng Giêng gồm những gì?

Để một lễ cúng rằm tháng Giêng diễn ra suôn sẻ, đúng nghi thức thì việc chuẩn bị mâm lễ cúng rằm tươm tất là rất quan trọng. Theo truyền thống của ông cha ta bao đời nay thì mâm lễ cúng ngày rằm tháng Giêng thường có hai phần là lễ vật cúng và mâm cỗ. Lễ vật cúng thường có những vật phẩm quen thuộc như: 

  • Rượu
  • Nước
  • Trầu cau
  • Đèn cầy
  • Vàng mã 
  • Nhang
  • Bánh kẹo
  • Trái cây
  • Bình hoa tươi

Hoa dùng cúng rằm tháng Giêng phải luôn là hoa tươi, tuyệt đối không được dùng hoa giả. Ngoài ra, vàng mã bạn cũng chỉ nên chuẩn bị một lượng nhỏ, mang tính tượng trưng là chủ yếu, không nên đốt quá nhiều gây lãng phí. Trái cây nên chọn những trái tươi mới, thơm ngon nhất, bày thành mâm ngũ quả tương tự mâm ngũ quả ngày Tết.

Các gia đình nên bày mâm ngũ quả thật đẹp để lễ trong ngày rằm tháng Giêng

Về mâm cỗ, các gia đình có thể làm mâm cỗ rằm tháng Giêng chay hoặc mặn tùy theo nhu cầu cũng như khả năng của mình.

Mâm cỗ mặn cúng rằm tháng Giêng

Thông thường, mâm cỗ mặn cúng rằm tháng Giêng sẽ có 4 bát, 6 đĩa, tổng cộng tròn 10 món để tạo thành mâm cơm đầy đủ, tươm tất. 4 bát gồm canh măng, canh bóng, bát miến, bát mọc, 6 đĩa gồm thịt gà trống luộc (hoặc thịt lợn luộc), giò/chả, nem, đĩa xào, dưa muối/hành muối, xôi/bánh chưng, ngoài ra có thêm nước chấm.

Bên cạnh đó, mâm cơm cúng gia tiên cần phải có đầy đủ các vị: Vị mặn của nước chấm, vị cay của ớt, vị chua của đĩa dưa hành và vị ngọt của bánh. Tất cả các vị này sẽ tạo nên một mâm cỗ đủ đầy, cầu mong yên ấm, an lành và xua đi những đen đủi.

Mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng gồm những gì?

Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một gợi ý mâm cỗ cúng ngày rằm tháng Giêng theo kiểu truyền thống. Trên thực tế, hiện nay các gia đình có thể gia giảm, thay đổi các món ăn cho hợp với khả năng tài chính cũng như nhu cầu của mỗi nhà. Vì dù thế nào đi chăng nữa, cúng bái chỉ cần thành tâm là chính, món ăn đơn giản nhưng chuẩn bị sạch sẽ, tươi ngon là được. 

>>> Xem ngay: Mâm cỗ (mâm cơm) cúng rằm tháng Giêng gồm các món gì?

Mâm cúng chay rằm tháng Giêng

Ngoài mâm cỗ mặn cúng rằm tháng Giêng thì hiện nay, một số gia chủ thờ Phật còn dâng cả mâm cỗ chay để thắp hương trong ngày này. Trước kia người ta chỉ cúng đồ thuần chay nhưng hiện nay, đồ thuần chay thường chỉ dùng dâng cúng Phật, còn mâm cúng gia tiên, thần linh thì thường dùng đồ chay giả mặn. 

Nếu dâng mâm cúng thuần chay, gia chủ cần chuẩn bị hoa quả, xôi chè, rau xào chay, canh rau củ hoặc canh nấm, các món đậu. Ngoài ra, một số gia đình còn bày thêm bánh trôi nước để cầu mong một năm trôi chảy, thuận hòa. Màu sắc của các món ăn trên mâm cỗ chay được cho là tượng trưng cho ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

Mâm cỗ chay cúng rằm tháng Giêng

Mâm cỗ chay giả mặn cũng được chuẩn bị tương tự như mâm cỗ mặn chỉ khác là các món ăn không có thịt mà sử dụng rau, củ và bột để thay thế. Với nhiều gia đình, dùng cơm chay vào ngày rằm tháng Giêng cũng là một cách để hướng tới sự thanh thản, an nhiên trong tâm hồn.

>>> Xem thêm: Rằm tháng Giêng nên cúng chay hay mặn? Gợi ý mâm cỗ chay cúng rằm tháng Giêng

Trên đây là cách chuẩn bị mâm lễ cúng rằm tháng Giêng đầy đủ, thành tâm, các gia đình có thể tham khảo thêm bài cúng rằm tháng Giêng để đọc trong lễ cúng. Rằm tháng Giêng là một ngày lễ quan trọng trong tín ngưỡng dân gian của người Việt Nam, vì vậy, dù bận rộn đến đâu các gia đình cũng nên cố gắng chuẩn bị cho thật tươm tất, chu đáo nhất nhé!

Bạn đang xem: Cách chuẩn bị mâm lễ cúng rằm tháng Giêng chuẩn nhất

Chuyên mục: Tra cứu thông tin

Chia sẻ bài viết