Cách sắm lễ cúng rằm tháng Giêng, chuẩn bị đồ cúng rằm tháng Giêng đúng thủ tục
Rằm tháng Giêng là một trong những ngày lễ quan trọng đối với người Việt Nam. Để chuẩn bị cho lễ cúng này đầy đủ, tươm tất nhất, mời bạn theo dõi bài viết này của chúng tôi để nắm được cách sắm lễ cúng rằm tháng Giêng nhé.
Xem nhanh nội dung
Cách sắm lễ cúng rằm tháng Giêng
Với quan niệm "Cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng" nên dù bận rộn tới đâu thì các gia đình Việt vẫn dành thời gian chuẩn bị mâm cúng rằm tháng Giêng tươm tất nhất, đầy đủ nhất.
Ngày rằm tháng Giêng này còn được gọi là Tết Nguyên Tiêu, là dịp để cho các thành viên sum vầy, đoàn tụ, đồng thời cũng là dịp để con cháu nhớ tới ông bà, tổ tiên, bày tỏ lòng thành kính của mình tới các bậc bề trên.
Cách sắm lễ cúng rằm tháng Giêng thường sẽ tùy thuộc từng vùng miền, điều kiện kinh tế của mỗi gia đình. Thông thường, mỗi gia đình sẽ sắm mâm cơm cúng, hương hoa, trà quả để dâng lên bàn thờ Phật, bàn thờ gia tiên. Các món ăn có thể sẽ khác nhau nhưng nhìn chung dù ít, dù nhiều thì đều phải thể hiện sự thành tâm.
Sắm lễ cúng rằm tháng Giêng - lễ chay cúng Phật
Những gia đình có ban thờ Phật thường sẽ sắm mâm lễ cúng rằm tháng Giêng chay nhằm cầu mong sự an lành, may mắn. Khi sắm lễ chay cúng rằm tháng Giêng, bạn cần chuẩn bị:
- 1 đĩa hoa quả
- 1 đĩa xôi hoặc chè
- 1 bình hoa tươi
- Bánh kẹo
- 1 mâm cơm chay
Tùy vào từng gia đình mà các món trong mâm cơm chay có thể khác nhau. Tuy nhiên, dù chuẩn bị ít hay nhiều món thì gia chủ cũng cần chú ý đến sự hài hòa của mâm cơm. Trong mâm cơm chay cũng nên có các món ăn màu đỏ thể hiện cho hành Hỏa, màu xanh thể hiện cho hành Mộc, màu trắng thể hiện cho hành Thủy, màu đen thể hiện cho hành Thổ và màu vàng thể hiện cho hành Kim.
Chuẩn bị lễ cúng rằm tháng Giêng cúng Thần linh, gia tiên
Các gia đình không theo đạo Phật thường sẽ chuẩn bị lễ cúng rằm tháng Giêng để cúng Thần linh, gia tiên bằng cỗ mặn. Mâm cơm cúng này cũng khá giống với mâm cơm ngày Tết. Tùy từng điều kiện, hoàn cảnh kinh tế của mỗi gia đình mà mâm cơm sẽ có những món ăn khác nhau.
Thông thường, mỗi món ăn trong mâm cơm cúng rằm tháng Giêng sẽ đều có ý nghĩa riêng của nó. Ví dụ như bánh chưng thể hiện cho sự nảy nở, tốt lành; dưa hành thuộc về phần Dương còn thịt lợn thuộc về phần Âm. Dù mâm cơm to hay nhỏ thì đều cần thể hiện sự hài hòa, cân bằng Âm Dương.
Ngoài ra, mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng cũng phải có đầy đủ hương vị như vị cay của ớt, mặn của nước chấm, vị ngọt của bánh, vị chua của dưa hành... để thể hiện ước mong một năm mới đủ đầy, hạnh phúc.
Các món ăn trong mâm cơm của người Việt xưa thường có:
- 1 bát canh măng ninh xương heo
- 1 bát canh bóng
- 1 bát miến
- 1 bát canh mọc
- 1 đĩa thịt gà luộc
- 1 đĩa giò hoặc nem
- 1 đĩa nem thính hoặc giò xào
- 1 đĩa hành muối
- 1 đĩa bánh chưng
- 1 bát nước chấm
Bên cạnh những món ăn này thì gia chủ cũng cần chuẩn bị đồ lễ cúng rằm tháng Giêng gồm:
- Rượu
- Nước
- Trầu cau
- Đèn cầy (hoặc thay thế bằng nến)
- Vàng mã
- Nhang
- Bánh kẹo
- Trái cây
- Bình hoa tươi
Trên đây là cách sắm lễ cúng rằm tháng Giêng, chuẩn bị đồ cúng rằm tháng Giêng đúng thủ tục, đầy đủ nhất. Bạn hãy tham khảo thêm Bài văn khấn rằm tháng Giêng chuẩn nhất tại đây nhé: Bài cúng, văn khấn lễ cúng rằm tháng Giêng 2021
Ngày rằm tháng Giêng năm nay đang tới rất gần rồi. Hi vọng với những chia sẻ này của chúng tôi, bạn sẽ có thể chuẩn bị mâm cúng Tết Nguyên Tiêu đầy đủ, trọn vẹn nhất nhé. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Bạn đang xem: Cách sắm lễ cúng rằm tháng Giêng, chuẩn bị đồ cúng rằm tháng Giêng đúng thủ tục
Chuyên mục: Tra cứu thông tin
Các bài liên quan
- Ý nghĩa ngày rằm tháng Giêng (Tết Nguyên Tiêu) là gì?
- Rằm tháng Giêng kiêng gì? Những điều kiêng kỵ ngày rằm tháng Giêng
- 2 Bài văn khấn rằm tháng Giêng tại công ty, cơ quan và mâm cúng
- Giờ đẹp cúng rằm tháng Giêng 2022 là giờ nào?
- Vàng mã cúng rằm tháng Giêng gồm những gì? Cúng xong có đốt không?
- Cách tính điểm thi xét tuyển đại học 2021 chính xác