Tết Nguyên Tiêu là tết gì? Vào ngày nào Dương lịch?

Tết Nguyên Tiêu từ lâu đã là một ngày lễ quan trọng trong tín ngưỡng của nhiều người dân Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu tường tận ý nghĩa, nguồn gốc cũng như sự khác biệt của ngày hội rằm tháng Giêng của người Việt so với người Hoa là như thế nào.

Tết Nguyên Tiêu là tết gì? Ý nghĩa Tết Nguyên Tiêu

Tết Nguyên Tiêu (rằm tháng Giêng) là ngày lễ hội cổ truyền tại Trung Quốc và là Tết Thượng Nguyên tại Việt Nam, đây là một dịp quan trọng không kém so với Tết Nguyên Đán, thường tổ chức vào ngày rằm tháng Giêng Âm lịch. Lễ hội trăng rằm diễn ra từ giữa đêm 14 (đêm trước trăng rằm), trọn ngày 15 (ngày rằm) cho đến nửa đêm 15 (đêm trăng rằm) của tháng Giêng Âm lịch.

Tết Nguyên Tiêu là tết gì?

Tết Nguyên Tiêu có nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới. “Nguyên” là thứ nhất, “tiêu” là đêm. Tết Nguyên Tiêu còn gọi là lễ Thượng Nguyên, bởi còn có Tết Trung Nguyên (rằm tháng Bảy) và Tết Hạ Nguyên (rằm tháng Mười). Có thể thấy tầm quan trọng của Tết Nguyên Tiêu trong văn hóa Việt Nam khi ông bà ta có câu: “Cúng quanh năm không bằng rằm tháng Giêng” hay “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”.

Trong ngày này, tùy vào điều kiện kinh tế và phong tục tập quán của từng địa phương mà mâm cỗ cúng rằm tháng Giêngmâm lễ cúng rằm tháng Giêng có sự khác nhau nhưng đều để thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với Phật, thánh, ông bà, tổ tiên, cầu mong một năm an lành, may mắn và nhiều tài lộc. Bên cạnh đó còn có nhiều hoạt động lễ hội khác như: Thả đèn hoa đăng, trình diễn múa lân...

Rằm tháng giêng là tết gì?

Ngoài mâm lễ gia tiên, nhiều gia đình có điều kiện còn làm một đàn lễ ngoài trời để cảm ơn Trời Đất, Thần Tiên, Phật Thánh, cùng các vị anh hùng dân tộc. Nếu điều kiện kinh tế hạn hẹp, có thể chỉ cần pha một ấm trà, vài chén rượu nhạt, hoa quả tự trồng được, mấy nén nhang với lòng thành kính. 

>>> Tìm hiểu thêm:

Tết Nguyên Tiêu của người Hoa và người Việt khác nhau thế nào?

Tết Nguyên Tiêu vốn có nguồn gốc từ Trung Quốc, được du nhập vào Việt Nam trong thời kỳ Bắc thuộc. Trong quá trình tiếp biến văn hóa, chịu sự ảnh hưởng của cả Đạo Mẫu và Phật giáo, ý nghĩa Tết Nguyên Tiêu cũng như các hoạt động trong dịp này đã có nhiều sự thay đổi so với Tết Nguyên Tiêu của người Hoa. 

Tại Trung Hoa ngày xưa, Tết Nguyên Tiêu hay còn gọi là Tết Trạng Nguyên, là dịp nhà vua hội họp các ông Trạng để thết tiệc và mời vào vườn Thượng Uyển thăm hoa, ngắm cảnh, làm thơ. 

Tết nguyên tiêu của người Hoa hay còn gọi là Lễ hội hoa đăng

Hiện nay, Tết Nguyên Tiêu được coi là ngày lễ thiêng liêng nhất đầu năm mới và còn được gọi là “Lễ hội đèn hoa” hoặc “Hội hoa đăng”, có thể bắt nguồn từ tục trưng đèn trên cây nêu trước cửa nhà, đốt đèn, chơi lồng đèn ngũ sắc thời Hán Vũ Đế. Những lồng đèn có hình thù rồng, phượng, mười hai con giáp hoặc những nhân vật cổ trong truyền thuyết, cổ tích được yêu chuộng.

Ngoài ra còn những tập tục khác như cúng tế cầu an cầu phước, ăn bánh trôi (gọi là “thang viên” – viên tròn trong nước), thi đoán hình thù trên lồng đèn, ngâm thơ. Người Đài Loan còn ghi những câu ước nguyện của mình vào đèn lồng và thả bay lên trời. Nhiều người còn coi đây là mùa Valentine phương Đông, tương tự như lễ Thất Tịch.

Tại Việt Nam, ý nghĩa Tết Nguyên Tiêu đã có nhiều khác biệt so với tại Trung Quốc. Rằm tháng Giêng là một trong 4 ngày lễ lớn trong năm của người Việt, đặc biệt, Phật tử thường viếng chùa, lễ Phật cầu gia đạo bình an, phong điều vũ thuận, quốc thái dân an. Vì thế, ngày càng đông người đến chùa, lễ Phật, cầu nguyện trong hội rằm tháng Giêng. Đây là một tín hiệu tốt, thể hiện rõ nét tinh thần “Đạo pháp và Dân tộc”. Tuy nhiên, so với rằm tháng Tư (Phật đản) và rằm tháng Bảy (Vu Lan) thì rằm tháng Giêng không quan trọng bằng.

Tết Nguyên Tiêu của Việt Nam hay còn gọi là lễ Thượng Nguyên

Khi chùa chiền được tự do sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo, được sửa chữa trùng tu to đẹp khang trang cùng với sự quan tâm khôi phục các lễ hội văn hóa truyền thống dân tộc của các cấp chính quyền và nhất là ý thức tìm về những giá trị sống của tổ tiên thông qua các lễ hội văn hóa của nhân dân được đánh thức, thì việc tham dự đông đảo các lễ hội như hội rằm tháng Giêng là điều bình thường.

Khá nhiều chùa chiền nhân dịp Tết Nguyên Tiêu đã lập đàn Dược Sư, tụng kinh Dược Sư trong suốt tháng Giêng (hoặc từ mùng 8 đến rằm tháng Giêng), khuyến khích Phật tử tham gia tụng niệm rồi phục nguyện hồi hướng công đức an lành cho Phật tử. Đây cũng là một hình thức tu tập, cầu nguyện để đem lại phước báo an lành như mong cầu của mọi người trước thềm năm mới.

Tết Nguyên Tiêu vào ngày nào Dương lịch? 

Tết Nguyên Tiêu vào ngày nào của Dương lịch là điều mà nhiều người rất quan tâm vào dịp Tết đến Xuân về. Bởi ai cũng muốn sắp xếp công việc để có thể đi chùa, thắp nén hương cầu bình an, thuận lợi trong năm tới. 

Mâm cỗ cúng Tết Nguyên Tiêu thường có gì? Xem ngay thực đơn: Mâm cỗ chay ngày rằm đầu năm đầy đủ hương vị

Tết Nguyên Niêu vào ngày nào của Dương Lịch?

Lễ Thượng Nguyên là ngày 15 Âm lịch của tháng Giêng, vì vậy, nó thường diễn ra ngay sau khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán tại Việt Nam khoảng 1 tuần. Vào năm 2021 này, rằm tháng Giêng trùng với ngày thứ Sáu, tức ngày 26 tháng 2 Dương lịch.

>>> Xem thêm: 

Hy vọng với những thông tin của chúng tôi, bạn đọc đã hiểu được ý nghĩa cũng như sự khác biệt trong Tết Nguyên Tiêu của người Việt với người Trung, cũng như biết được ngày rằm tháng Giêng năm nay là vào ngày nào để có những sự chuẩn bị tốt nhất. Chúc bạn đọc và gia đình một năm mới an vui, gặp nhiều may mắn thuận lợi trong học tập và công việc!

>>> Tham khảo thêm:

Bạn đang xem: Tết Nguyên Tiêu là tết gì? Vào ngày nào Dương lịch?

Chuyên mục: Tra cứu thông tin

Chia sẻ bài viết