Rằm tháng Giêng là Tết gì? Rằm tháng Giêng là ngày nào?
Rằm tháng Giêng là một trong những ngày lễ rất quan trọng và đầy ý nghĩa của người Việt. Vậy rằm tháng Giêng là Tết gì, vào ngày nào? Mâm lễ cúng rằm tháng Giêng gồm những gì? Hãy đọc bài viết sau đây của META.vn để tìm hiểu rõ hơn về rằm tháng Giêng bạn nhé!
Rằm tháng Giêng là một trong những ngày lễ rất quan trọng và đầy ý nghĩa của người Việt.
Nội dung
Rằm tháng Giêng là Tết gì? Vào ngày nào?
Rằm tháng Giêng còn được gọi là Tết Nguyên Tiêu, Tết Thượng Nguyên và đây là ngày rằm đầu tiên của năm mới theo lịch Âm của người Việt Nam. Tết Nguyên Tiêu thường được bắt đầu từ đêm 14 (đêm trước trăng rằm) cho đến hết ngày 15 (đêm trăng rằm) của tháng Giêng theo Âm lịch. Năm 2021 này, rằm tháng Giêng rơi vào thứ Sáu, ngày 26 tháng 2 Dương lịch.
Ý nghĩa của rằm tháng Giêng
Người Việt xưa có câu "Cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng", câu nói này cho thấy từ xa xưa, các cụ đã coi ngày rằm tháng Giêng là một trong những ngày lễ rất quan trọng của năm mới. Vào ngày Tết Nguyên Tiêu, cho dù có bận rộn như thế nào thì các gia đình cũng thường chuẩn bị mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng để dâng lên thần linh và tổ tiên nhằm bày tỏ tấm lòng biết ơn thành kính, cầu mong một năm mới thật nhiều may mắn và thuận lợi.
>> Xem thêm: Cúng rằm tháng Giêng vào ngày nào thì tốt? Giờ đẹp cúng rằm tháng Giêng 2021
Mâm lễ cúng rằm tháng Giêng gồm những gì?
Rằm tháng Giêng nên cúng chay hay mặn? Thực tế, mâm cơm cúng rằm tháng Giêng có thể là mâm lễ mặn hoặc chay với đầy đủ các món ăn truyền thống đặc trưng vào ngày Tết. Mâm lễ cúng ngày rằm tháng Giêng tươm tất nhất thường bao gồm 10 món đủ các vị chua, cay, mặn, ngọt theo tỷ lệ là 4 bát và 6 đĩa. Trong đó, 4 bát có thể là bát canh măng, canh miến, canh mọc hoặc canh bóng... Với 6 đĩa thì có thể bao gồm các món như thịt lợn luộc/chiên, thịt gà, nem, chả, giò, các món xào, dưa hành muối, xôi, bánh chưng và cuối cùng là thêm một bát nước chấm. Thông thường, một mâm lễ cúng rằm tháng Giêng thường sẽ không thể thiếu các món ăn quan trọng sau:
- Bánh chưng (miền Bắc) hoặc bánh tét (miền Nam).
- Xôi gấc.
- Gà luộc.
- Chè trôi nước.
- Chân giò bó luộc.
- Các món đậu.
- Mâm trái cây ngũ quả.
Tuy nhiên, các gia đình cũng có thể chuẩn bị mâm lễ cúng ngày rằm tháng Giêng nhỏ và đơn giản tùy theo điều kiện của mỗi gia đình, không nên lãng phí, chủ yếu là bạn tỏ lòng biết ơn và thành tâm với tổ tiên là được. Ngoài mâm cơm, bạn cũng cần chuẩn bị bài văn khấn cúng rằm tháng Giêng, văn khấn Tết Nguyên Tiêu để lễ cúng được chỉn chu nhất nhé.
Hy vọng, những thông tin vừa rồi là hữu ích đối với bạn. Đừng quên ghé thăm META.vn để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!.
>>> Xem thêm:
- Rằm tháng Chạp cúng gì? Văn khấn rằm tháng Chạp chuẩn nhất
- Cúng rằm tháng 7 vào ngày nào? Mâm lễ cúng rằm tháng 7 có những gì?
- Rằm tháng 7 là ngày gì? Sự tích và ý nghĩa lễ Vu Lan báo hiếu rằm tháng 7
- Cách cúng ông Táo ngày thường, văn khấn ông Táo hàng ngày, mùng 1 và rằm
- Văn khấn thần tài mùng 1, ngày rằm, mùng 10 hàng tháng
Bạn đang xem: Rằm tháng Giêng là Tết gì? Rằm tháng Giêng là ngày nào?
Chuyên mục: Tra cứu thông tin
Các bài liên quan
- Giờ đẹp cúng rằm tháng Giêng 2022 là giờ nào?
- Cách tính điểm thi xét tuyển đại học 2021 chính xác
- Nghi thức, bài văn khấn cúng phóng sinh đơn giản tại nhà
- Khối C gồm những môn nào, ngành nào? Các trường đại học khối C
- Điểm khuyến khích thi THPT quốc gia là gì? Khác gì điểm ưu tiên?
- Danh sách số cứu hộ ô tô trên cả nước & Những lưu ý khi gọi cứu hộ ô tô