Ăn mận có tốt không? Bà bầu ăn mận được không?
Mận là một trong những loại trái cây đặc trưng của mùa hè ở miền Bắc. Đây cũng chính là thức quả yêu thích của rất nhiều người. Tuy nhiên rất nhiều người băn khoăn ăn mận có tốt không và bà bầu ăn mận được không. Mời bạn theo dõi bài viết này của chúng tôi để có được câu trả lời nhé.
Xem nhanh nội dung
Tìm hiểu về quả mận
Quả mận (hay còn được gọi là mận Bắc, mận Hà Nội) có tên khoa học là Prunus salicina, thuộc chi Mận mơ, họ Hoa hồng (Rosaceae). Đây là 1 loại cây rụng lá, được trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam.
Quả mận có vị chua ngọt, giàu chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe. Hiện nay có khá nhiều loại mận khác nhau, ví dụ như:
- Mận cơm: Mận có vỏ màu xanh, trái nhỏ, vị chua và có hậu hơi chát. Khi chín, mận sẽ có những đốm đỏ trên vỏ, bên trong có màu xanh vàng.
- Mận thép: Hình dáng bên ngoài của mận thép tương tự như mận cơm nhưng nó có vị rất chua và thường thích hợp dùng để làm mứt.
- Mận tam hoa, mận hậu: Loại mận này có vỏ màu xanh, khi chín sẽ chuyển dần sang màu đỏ tím, phần vỏ căng bóng và được phủ bên ngoài bởi 1 lớp phấn trắng. Mận càng chín sẽ càng ngọt nhưng vẫn có vị hơi chua.
Quả mận thường có vào tháng 4 đến tháng 7 hằng năm. Loại quả này có thể thưởng thức trực tiếp hoặc làm rượu mận, mận ngâm đường, mứt mận...
Thành phần dinh dưỡng của quả mận:
Theo tài liệu từ Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam - Bộ Y tế, quả mận Hà Nội chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Một số chất điển hình có thể kể đến như:
- Nước
- Năng lượng
- Chất đạm
- Chất béo
- Chất xơ
- Canxi
- Sắt
- Magie
- Phốt pho
- Kali
- Đồng
- Vitamin C
- Vitamin B6
- Vitamin PP
- Vitamin E
- Vitamin K
- Beta caroten
Ăn mận có tốt không? Công dụng của quả mận là gì?
Trước khi trả lời câu hỏi ăn mận có tốt không, mời bạn cùng tìm hiểu những công dụng của quả mận bạn nhé.
Tốt cho tim mạch
Quả mận chứa nhiều chất chống oxy hóa nên có tác dụng bảo vệ tế bào chống lại các gốc tự do. Chúng làm giảm hàm lượng cholesterol xấu và cải thiện sức khỏe tim mạch. Hàm lượng kali cao cũng giúp kiểm soát huyết áp và nhịp tim của cơ thể.
Bên cạnh đó, quả mận cũng chứa nhiều vitamin B6 nên ăn mận cũng giúp kiểm soát hàm lượng homocysteine, bảo vệ cơ thể chống đột quỵ.
Tăng cường hệ miễn dịch
Thành phần của trái mận có chứa chất chống oxy hóa và chất chống viêm, vì thế ăn mận sẽ giúp bảo vệ tế bào của cơ thể tránh khỏi những tổn thương do gốc tự do. Bên cạnh đó, vitamin C trong mận cũng có tác dụng ngăn cản cảm lạnh, cúm thông thường.
Hỗ trợ ngăn ngừa ung thư
Những sắc tố xanh đỏ gọi là anthocyanin được tìm thấy trong mận đều rất giàu chất chống oxy hóa. Chúng có tác dụng giúp loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể và ngăn ngừa nguy cơ ung thư.
Tốt cho xương
Trái mận cung cấp chất polyphenol không chỉ ngăn ngừa quá trình oxy hóa mà còn có thể giảm tình trạng loãng xương. Ngoài ra, ăn mận cũng có thể làm tăng đáng kể mật độ khoáng xương ở cột sống và cẳng tay.
Tăng cường tuần hoàn máu
Một trong những công dụng khác của trái mận Hà Nội là giúp tăng cường tuần hoàn máu. Nhờ hàm lượng vitamin C cao nên trái mận sẽ thúc đẩy khả năng hấp thu sắt trong cơ thể.
Mà sắt lại là một phần thiết yếu và không thể tách rời của các tế bào hồng cầu để sản xuất tế bào máu nhiều hơn, từ đó chống tình trạng thiếu máu và cải thiện lưu thông máu.
Hỗ trợ chống táo bón
Thành phần chất xơ, chất sorbitol và isatin trong mận có tác dụng kích thích sự co bóp của ruột, từ đó làm giảm tình trạng táo bón.
Cải thiện thị lực
Bên cạnh vitamin C, trái mận còn chứa beta carotene - một trong những dưỡng chất đặc biệt có lợi cho mắt. Chính vì thế, trái mận còn có thể hỗ trợ làm giảm nguy cơ phát triển bệnh thoái hóa điểm vàng.
Trên đây là những công dụng tuyệt vời của quả mận. Từ những công dụng kể trên, có thể thấy rằng quả mận rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên bà bầu có nên ăn mận không và ăn mận như thế nào cho đúng. Mời bạn theo dõi phần tiếp theo của bài viết để có được câu trả lời nhé.
Bà bầu ăn mận được không?
Ăn mận có nóng không? Bà bầu ăn mận được không? Đây là những thắc mắc của khá nhiều bà bầu. Vậy thực chất trái mận có tốt cho bà bầu không? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời bạn nhé.
Trái mận có chứa rất nhiều vitamin A, sắt, kali... cùng nhiều dưỡng chất thiết yếu cho quá trình mang thai của phụ nữ. Trái mận cũng có tác dụng giúp chị em giảm hiện tượng nghén khá hiệu quả, đồng thời kích thích tiêu hóa, ngăn ngừa thiếu máu, giảm khả năng sinh non.
Tuy nhiên, theo Đông y, trái mận có tính nóng, vì vậy các mẹ bầu cần lưu ý chỉ nên sử dụng một lượng ít trái mận, tránh sử dụng quá nhiều mận để không gây phát ban, nóng làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mình và em bé nhé. Ngoài ra, bà bầu cũng không nên gọt vỏ mận khi ăn, đồng thời nên chọn lựa mận ở những cơ sở uy tín, tránh dập nát...
>> Xem thêm: Ăn măng cụt có tác dụng gì, có nóng không? Bà bầu ăn măng cụt có tốt không?
Hi vọng rằng những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp bạn biết được ăn mận có tốt không, bà bầu ăn mận được không. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Bạn đang xem: Ăn mận có tốt không? Bà bầu ăn mận được không?
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Dấu hiệu và cách trị táo bón cho bà bầu nhanh, hiệu quả nhất
- Bà bầu ăn na có tốt không? Bà bầu có được ăn quả na không?
- Tắm đêm có tốt không? Tắm khuya, tắm muộn có tác hại gì?
- Ăn chôm chôm có tác dụng gì? Ăn chôm chôm có nóng không?
- Tế bào gốc là gì? Ứng dụng tế bào gốc trong y học và thẩm mỹ
- Cách làm ô mai mận xào gừng chua ngọt, dẻo ngon tại nhà