Ăn chôm chôm có tác dụng gì? Ăn chôm chôm có nóng không?

Ăn chôm chôm có tác dụng gì? Ăn chôm chôm có nóng không? Đây là câu hỏi mà rất nhiều người đặt ra hiện nay. Để có được câu trả lời, mời bạn theo dõi bài viết này của chúng tôi nhé.

Tìm hiểu chung về quả chôm chôm

Chôm chôm là một loại trái cây nhiệt đới vô cùng quen thuộc với người Việt Nam. Không chỉ có vị ngọt, thơm ngon, loại trái cây mùa hè này còn chứa rất nhiều dưỡng chất, có lợi cho sức khỏe.

Theo nghiên cứu, cứ 100 gam thịt chôm chôm sẽ có các thành phần dinh dưỡng như sau:

  • Năng lượng
  • Nước
  • Carbohydrate
  • Chất đạm
  • Chất béo
  • Chất xơ
  • Vitamin C, vitamin B1, B2, B3
  • Canxi
  • Sắt
  • Kali
  • Đồng
  • Phốt pho...

Ngoài ra, vỏ và hạt chôm chôm cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng cùng hợp chất chống oxy hóa, tuy nhiên 2 bộ phận này không được khuyến khích sử dụng bởi nó cũng chứa hợp chất gây hại cho con người. Trên thực tế, ở một số quốc gia, người ta vẫn rang hạt chôm chôm nhằm giảm bớt độc tính để sử dụng.

Ăn chôm chôm có tác dụng gì

Ăn chôm chôm có tác dụng gì?

Tác dụng của quả chôm chôm là gì? Ăn chôm chôm có tác dụng gì? Dưới đây là một số công dụng mà loại quả này mang lại cho sức khỏe:

  • Hỗ trợ cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa: Nhờ sở hữu lượng chất xơ dồi dào nên quả chôm chôm có thể giúp bạn ngăn ngừa tình trạng táo bón, đồng thời cải thiện một số triệu chứng liên quan tới đường ruột.
  • Hỗ trợ giảm cân: Do chứa nhiều chất xơ, nước nhưng lại cực ít calo nên chôm chôm từ lâu đã trở thành thức quả yêu thích của nhiều người đang trong thời kỳ ăn kiêng, giảm cân. Lý do là bởi khi sử dụng chôm chôm, bạn sẽ có cảm giác no lâu, giảm sự thèm ăn, từ đó hỗ trợ rất tích cực quá trình giảm cân.
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư: Trái chôm chôm có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa tuyệt vời. Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin C chứa trong loại quả này cũng giúp hỗ trợ làm chậm quá trình lão hóa, đồng thời giúp vô hiệu hóa các gốc tự do gây hại. Chính vì thế, quả chôm chôm có thể giúp hạn chế những tổn thương mà gốc tự do gây ra cho cơ thể và làm giảm nguy cơ hình thành các bệnh ung thư.
  • Tăng cường sức khỏe cho xương: Một trong những công dụng của chôm chôm đó chính là tăng cường sức khỏe cho xương. Lý do là bởi thành phần của chôm chôm có chứa nhiều phốt pho và canxi, có tác dụng hỗ trợ quá trình hình thành và nuôi dưỡng hệ xương khớp. Bên cạnh đó, vitamin C có chứa trong chôm chôm cũng góp phần giúp xương chắc khỏe hơn.

Ăn chôm chôm có nóng không? 

Vì chôm chôm có vị ngọt, nhiều người ăn chôm chôm xong thường bị nổi mụn nên họ nghiễm nhiên cho rằng ăn chôm chôm nóng. Vậy thực chất ăn chôm chôm có nóng không?

Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, trái cây chỉ được phân loại thành trái cây nhiều đường và trái cây ít đường chứ không phân thành trái cây nóng hay mát. Trên thực tế, chôm chôm thuộc loại quả nhiều đường chứ không phải trái cây có tính nóng.

Một vài người sau khi ăn chôm chôm thường nổi mụn hoặc bị nhiệt miệng là bởi hàm lượng đường trong loại quả này nhiều. Khi ăn nhiều chôm chôm thì có thể gây nên tăng lượng đường trong máu tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn trên da phát triển gây nên mụn nhọt, rôm sảy...

Vì vậy, có thể khẳng định rằng ăn chôm chôm không hề nóng như nhiều người vẫn nghĩ, tuy nhiên, bạn cần có cách ăn làm sao cho hợp lý để không gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Ăn chôm chôm có tác dụng gì

Ăn chôm chôm như thế nào để tốt cho sức khỏe?

Mặc dù ăn chôm chôm không nóng nhưng bạn cũng không nên ăn quá nhiều loại quả này. Theo các chuyên gia, người bình thường có thể ăn khoảng 300 gam trái cây mỗi ngày và ăn đa dạng, vì thế, bạn nên chia nhỏ các loại trái cây ra, không nên ăn quá 300 gam trái chôm chôm mỗi ngày.

Những người thừa, cân, béo phì thì nên hạn chế ăn chôm chôm. Những người gầy thì không nên ăn chôm chôm trước bữa chính mà chỉ nên ăn vào bữa phụ.

Hi vọng rằng qua bài viết này, bạn đã biết được ăn chôm chôm có tác dụng gì, ăn chôm chôm có nóng không. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Bạn đang xem: Ăn chôm chôm có tác dụng gì? Ăn chôm chôm có nóng không?

Chuyên mục: Tra cứu thông tin

Chia sẻ bài viết