Ăn bí đỏ có tốt không? Khám phá tác dụng của bí đỏ đối với sức khỏe
Bí đỏ hay bí ngô là một loại thực phẩm quen thuộc với người Việt Nam, có thể dùng để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Nhưng liệu ăn bí đỏ có tốt không? Tác dụng của bí đỏ đối với sức khỏe là như thế nào? Trên thực tế thì không phải ai trong chúng ta cũng hiểu rõ những vấn đề này. Chính vì vậy, trong bài viết sau đây, META sẽ chia sẻ đến bạn một số thông tin để bạn hiểu rõ hơn về loại thực phẩm quen thuộc này nhé!
Ăn bí đỏ có tốt không? Khám phá tác dụng của bí đỏ đối với sức khỏe
Thành phần dinh dưỡng dồi dào của bí đỏ
Bí đỏ hay bí ngô vừa là một thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng vừa là một cây thuốc quý có vị ngọt, tính ấm. Thành phần dinh dưỡng của trái bí đỏ rất cao nhưng lại không chứa quá nhiều calo. Trong 100gr bí đỏ chín chỉ có khoảng 25 - 30 calo nhưng có tới 19mg photpho, 430mg kali, 23mg canxi, 17mg magiê, 0,5mg sắt, 8mg vitamin C (15% nhu cầu hàng ngày), 22mcg folacin (11% nhu cầu hằng ngày), 1mg beta-caroten... Tỷ lệ dinh dưỡng trong trái bí đỏ thường là 90% nước, 8% gluxit, 1% protein. Bí ngô cũng chứa nhiều beta - caroten, một loại carotenoid mà cơ thể tổng hợp thành vitamin A.
Ngoài ra, không chỉ thịt mà hạt bí ngô cũng chứa nhiều loại dầu béo có lợi cho cơ thể như linoleic, oleic, palmitic và axit stearic, sitosterol (kukurbitol), các vật liệu nhựa (axit oksitserotinovaya), vitamin B, axit acobic, axit hữu cơ... Những thành phần dinh dưỡng trong bí ngô đều có tác dụng khá tích cực với cơ thể, tuy nhiên, không phải ai trong chúng ta cũng biết được rõ những tác dụng đó là gì. Vì vậy, trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về tác dụng của bí đỏ nhé!
Ăn bí đỏ có tốt không?
Để trả lời cho câu hỏi "Ăn bí đỏ có tốt không?" chúng ta cần hiểu rõ những lợi ích của bí đỏ mang lại cho cơ thể:
Hỗ trợ phát triển não bộ
Tác dụng của bí đỏ đối với não bộ là vô cùng tích cực nhờ hàm lượng cao các axit glutamine - một chất thiết yếu cho hoạt động não bộ. Chất này có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các phản ứng chuyển hóa ở các tế bào thần kinh và não, bồi dưỡng não, giúp tăng cường trí nhớ và độ tập trung. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ mang thai cũng nên bổ sung bí đỏ vào chế độ dinh dưỡng để cung cấp các dưỡng chất giúp não bộ của thai nhi phát triển.
Tốt cho mắt
Người bị các tật về mắt như cận thị, viễn thị, loạn thị hoặc quáng gà... thường được khuyên ăn nhiều các loại rau củ quả có màu vàng, đỏ như cà rốt, bí đỏ. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều người băn khoăn ăn bí đỏ có tốt cho mắt thật không? Nó có thành phần nào có lợi cho mắt? Câu trả lời nằm ở hàm lượng beta - carotene cao.
Nhiều người trong chúng ta vẫn không biết rằng beta - carotene là một chất mà khi được cơ thể người hấp thụ, nó sẽ chuyển hóa thành vitamin A giúp phát triển thị lực, phòng tránh nhiều bệnh về mắt như các tật cận, viễn, loạn thị, bệnh đục thủy tinh thể... Bên cạnh đó, tác dụng của bí ngô đối với mắt còn đến từ nguồn lutein và zeaxanthin phong phú. Hai hợp chất này có khả năng làm giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể ở người lớn tuổi. Ngoài ra, bí ngô chứa nhiều vitamin C và E, có chức năng như chất chống oxy hóa và có thể ngăn chặn các gốc tự do gây tổn hại cho các tế bào mắt.
>>> Có thể bạn nên biết: Chăm sóc mắt cận thị đúng cách để không bị tăng độ
Tăng cường miễn dịch cho cơ thể
Một trong những thành phần chính của bí đỏ là vitamin C, loại vitamin được chứng minh là có khả năng làm tăng sản xuất tế bào bạch cầu, giúp các tế bào miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn và làm vết thương nhanh lành hơn. Nhờ đó, hệ miễn dịch được cải thiện, giúp bạn thoát khỏi sự tấn công của vi khuẩn, vi rút.
Ngoài ra, các vitamin và khoáng chất thiết yếu khác trong bí đỏ như vitamin A, vitamin E, sắt, folate... cũng giúp bổ sung và tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể chống chọi với các loại bệnh phổ biến.
Tốt cho tim mạch
Nhiều nghiên cứu y học hiện đại đã chứng minh ăn bí đỏ rất tốt cho hệ tim mạch cũng như những người đang bị bệnh liên quan đến tim mạch. Tác dụng này đến từ việc trong bí ngô có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có thể cải thiện sức khỏe tim mạch của bạn. Nó có hàm lượng kali, vitamin C và chất xơ cao, có liên quan mật thiết đến sự bền vững của thành mạch và sự ổn định huyết áp. Ngoài ra, các phytosterol và axit béo omega 3, omega 6 là những chất có tác dụng làm giảm lượng cholesterol xấu, ngăn ngừa bệnh tim mạch và huyết áp đặc biệt có nhiều trong hạt bí đỏ.
Phòng chống ung thư
Bí ngô chứa nhiều chất chống oxy hóa như alpha - carotene, beta - carotene và beta - cryptoxanthin. Chúng có thể vô hiệu hóa các gốc tự do, có thể bảo vệ cơ thể chống lại một số bệnh ung thư. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, những người có lượng alpha - carotene và beta - carotene cao hơn có nguy cơ mắc ung thư dạ dày, ung thư vòm họng, tụy, ung thư vú và các bệnh ung thư khác thấp hơn.
Ngăn ngừa và làm giảm triệu chứng của bệnh tiểu đường
Bí đỏ giúp làm hạ đường huyết trong máu, hỗ trợ tránh được nguy cơ bị tiểu đường. Tương tự, những người đang bị bệnh này nếu ăn bí đỏ sẽ cải thiện tình trạng cơ thể, tránh phát triển thành bệnh mãn tính. Ngoài ra, bí đó cũng được dùng để thay thế cho các loại đường hóa học trong khẩu phần ăn của người bị tiểu đường, bởi đường trong bí đó là đường tự nhiên có chỉ số GI thấp, vừa giúp bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết vừa làm giảm triệu chứng của bệnh tiểu đường.
Hỗ trợ giảm cân và làm đẹp da
Bí ngô được xem là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng giúp hỗ trợ giảm cân và làm đẹp da hiệu quả. Lượng calo trong một trái bí đỏ là rất thấp nhưng bù lại hàm lượng nước cũng như vitamin và khoáng chất của nó khá cao. Mỗi chén bí ngô chỉ bổ sung khoảng 50 calo nhưng có thể cung cấp lên tới hơn 200% lượng vitamin A tối thiểu trong ngày.
Bí ngô là thực phẩm rất tốt cho người giảm cân, bởi khi ăn bí ngô bạn có thể ăn nhiều hơn những nguồn carbohydrate khác như gạo và khoai tây, nhưng vẫn hạn chế được lượng calo nạp vào, đồng thời tạo cảm giác no lâu, ít thèm ăn hơn. Hàm lượng vitamin C cao giúp chống lại các gốc tự do trong cơ thể, ngăn ngừa dấu hiệu lão hóa như nếp nhăn, các đốm nâu… bảo vệ làn da bạn chống lại các tác hại của ánh nắng mặt trời và ngăn ngừa tình trạng mất nước, khô da.
Hỗ trợ hệ tiêu hóa và tẩy giun
Tác dụng của bí đỏ đối với hệ tiêu hóa tuy không quá rõ ràng nhưng nó cũng có nhiều mặt tích cực. Dùng bí đỏ ăn sống hoặc hạt bí đỏ rang chín kết hợp với việc dùng thuốc tẩy giun sẽ đem lại hiệu quả tẩy giun cao. Đặc biệt với trẻ nhỏ, ăn bí đỏ thường xuyên cũng giúp ngăn ngừa chứng giun sán.
Bí đỏ là thực phẩm chứa nhiều chất xơ nên có thể làm chậm tốc độ hấp thụ đường vào máu, cũng như thúc đẩy nhu động ruột thường xuyên và tiêu hóa trơn tru hơn. Nước ép bí đỏ giúp ruột tiêu hóa thức ăn nhanh và giúp loại bỏ độc tố ra khỏi đường tiêu hóa, giúp chữa lành vết loét dạ dày, tá tràng và các nhiễm trùng khác trong ruột, giảm nguy cơ ung thư ruột kết.
Giảm căng thẳng, giải tỏa stress
Bí ngô hỗ trợ cho sự phát triển của não bộ, giúp tăng cường trí nhớ, độ tập trung và giải tỏa căng thẳng, stress. Bên cạnh đó, nó cũng rất giàu L - tryptophan, một loại chất giúp tăng cảm giác hạnh phúc. Khi mức L - tryptophan trong cơ thể giảm xuống thì chúng ta thường sẽ cảm thấy chán nản, mệt mỏi hơn. Một ly nước ép bí ngô giúp làm tăng mức L - tryptophan sẽ khiến chúng ta lấy lại tinh thần và thấy thoải mái, hạnh phúc hơn.
Những lưu ý khi ăn bí đỏ
Tác dụng của bí đỏ đối với sức khỏe là vô cùng ấn tượng và đáng cân nhắc. Tuy nhiên, nếu bạn ăn sai cách thì cũng phải đối mặt với cũng tác hại khôn lường dưới đây:
- Không ăn bí đỏ quá 2 bữa/tuần vì trong bí đỏ chứa rất nhiều tiền chất của vitamin A, nếu ăn nhiều quá sẽ khiến da ở chóp mũi, lòng bàn tay, bàn chân chuyển vàng.
- Người đang bị bệnh rối loạn tiêu hóa nên hạn chế ăn bí đỏ vì nó chứa nhiều chất xơ không tốt cho tình trạng của bệnh.
- Không nên bảo quản bí đỏ đã nấu trong tủ lạnh, vì nếu để lạnh bí đỏ sẽ ngả sang màu nâu vàng, không an toàn khi ăn. Đặc biệt là bạn nên nhớ tuyệt đối không chỉ bí đỏ đã nấu chín vào ngăn đá tủ lạnh.
- Bí đỏ chứa hàm lượng đường tự nhiên cao, nếu lưu trữ trong thời gian dài dễ khiến phần thịt bên trong bí đỏ xảy ra quá trình hô hấp kỵ khí - lên men và biến chất, vì vậy khi ăn sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe.
- Người đang dùng thuốc nên tham khảo bác sĩ trước khi ăn bí ngô bởi loại thực phẩm này có tác dụng lợi tiểu, nó có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc làm giảm hiệu quả của một số loại thuốc như lithium.
Một số món ngon từ bí đỏ
Bánh bí đỏ chiên
Bánh flan bí đỏ
>>> Xem thêm: Tổng hợp các cách nấu chè bí đỏ 3 miền thơm ngon
Bánh nếp bí đỏ
>>> Tham khảo: Hướng dẫn 4 cách làm bánh bí đỏ dễ làm, lạ miệng cho gia đình ngày cuối tuần
Cơm bí đỏ
Bí đỏ chiên
Cháo bí đỏ đậu xanh
>>> Tham khảo thêm: Bật mí cách nấu súp bí đỏ chuẩn vị Âu, thơm ngon, bổ dưỡng
Bánh bí đỏ bọc dừa
>>> Nên đọc: Cách làm bánh pie bí ngô ngon miệng, đẹp da
Thạch bí đỏ hạt é
Cháo bí đỏ thịt bò
>>> Xem thêm: Cách nấu cháo yến mạch bí đỏ thơm ngon cho bé ăn dặm
Sữa bí đỏ
>>> Xem thêm: Bí quyết tăng cân cho người gầy với sữa bí đỏ
Canh bí đỏ nấu tôm thịt
Bí đỏ nhồi thịt kho
Qua bài viết trên đây, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi ăn bí đỏ có tốt không rồi chứ? Hy vọng rằng, với việc hiểu rõ tác dụng của bí đỏ với cơ thể, bạn sẽ có cách sử dụng loại thực phẩm này để phát huy tốt nhất những lợi ích mà nó đem lại. Để gia tăng hiệu quả thì bạn nên kết hợp ăn uống khoa học với việc sử dụng một số loại thực phẩm chức năng bổ sung thêm vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Bạn đang xem: Ăn bí đỏ có tốt không? Khám phá tác dụng của bí đỏ đối với sức khỏe
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Rau dền có tác dụng gì? Bà bầu ăn rau dền được không?
- Bí đỏ bao nhiêu calo? Ăn bí đỏ có béo, có mập không?
- Tắm đêm có tốt không? Tắm khuya, tắm muộn có tác hại gì?
- Tế bào gốc là gì? Ứng dụng tế bào gốc trong y học và thẩm mỹ
- Quả đào tiên có tác dụng gì? Quả đào tiên có ăn được không?
- Cách trị nám bằng lá tía tô thế nào? Lá tía tô có trị nám được không?