Tổng hợp 20+ câu hỏi thường gặp khi sử dụng đệm hơi chống loét

Trong quá trình sử dụng nệm chống loét, nếu bạn đang thắc mắc những câu hỏi như nằm đệm có nóng và bí không, đệm có thấm nước không, máy bơm của đệm có ồn không, làm thế nào để chỉnh áp lực cho đệm... thì đừng bỏ lỡ bài viết này nhé!

Nệm chống loét (còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như đệm chống loét, nệm hơi chống loét...) là sản phẩm ngày càng được các gia đình có người già, người bệnh... ưa chuộng sử dụng để hạn chế loét da cho người nằm lâu. Nếu bạn đã mua hoặc đang có nhu cầu mua sản phẩm, hãy đọc ngay giải đáp cho 20+ câu hỏi thường gặp trong quá trình sử dụng đệm hơi chống loét dưới đây để hiểu rõ và dùng sản phẩm đúng cách, hiệu quả hơn nhé!

Đệm hơi chống loét là sản phẩm ngày càng được sử dụng phổ biến trong chăm sóc người già, bệnh nhân tại các gia đình.

Một bộ sản phẩm nệm chống loét gồm những gì?

Một bộ sản phẩm nệm hơi chống loét về cơ bản sẽ gồm:

  • 01 nệm hơi
  • 01 máy bơm hơi
  • 01 bộ ống dẫn khí
  • 01 bộ vá nệm (gồm thuốc/keo vá và miếng vá, sử dụng trong trường hợp không may nệm bị rách)
  • Sách hướng dẫn sử dụng

Đệm hơi chống lở loét có tác dụng như thế nào?

Đệm chống loét có cấu tạo gồm nhiều múi và hoạt động dựa trên nguyên lý luân chuyển áp lực giữa các múi đệm. Vì thế, đệm sẽ giảm diện tích tiếp xúc giữa cơ thể người bệnh và đệm, phân tán đều lực tì đè của cơ thể (nhất là ở các vùng phải chịu lực tì đè lớn như lưng, xương cùng cụt...), tăng cường lưu thông máu cho cơ thể, từ đó tạo cảm giác thông thoáng, êm ái, dễ chịu, tránh tình trạng da bị ẩm ướt, tránh gây loét và đem đến sự thoải mái tối đa cho người bệnh, người già phải nằm lâu ngày.

>> Xem chi tiết đánh giá của khách hàngNệm chống loét - Giải pháp chăm sóc người già, người bệnh lâu ngày

Ai cần sử dụng nệm chống loét?

Đối tượng nào cần sử dụng nệm chống lở loét là một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Thực tế, nệm hơi chống loét có thể sử dụng cho những bệnh nhân phải nằm liệt giường trên 15 tiếng/ngày hoặc những người nằm trong nhóm có nguy cơ bị loét áp lực trung bình hoặc cao do bị liệt, bị bỏng, bị tai biến mạch máu não, bị gãy xương, phải nằm liên tục sau phẫu thuật hoặc do tuổi già, do thường xuyên bị mệt mỏi, đau lưng...

>> Có thể bạn quan tâmTập đi sau khi bị gãy chân như thế nào để hồi phục nhanh và an toàn?

Đệm chống loét làm bằng chất liệu gì, có an toàn không?

Các sản phẩm đệm chống loét chính hãng của những thương hiệu uy tín trên thị trường hiện nay thường được làm từ chất liệu nhựa PVC dùng trong y tế nên người dùng có thể yên tâm về chất lượng của sản phẩm.

Bộ nệm chống loét nặng bao nhiêu kg?

Mỗi bộ nệm chống loét có thể có cân nặng khác nhau, bộ nhẹ thì khoảng 2 - 2,5kg, bộ nặng hơn thì có thể khoảng 4 - 5kg.

Đệm chống loét có kích thước là bao nhiêu?

Kích thước đệm hơi chống loét thường dài khoảng 200cm (2 mét), rộng khoảng 90cm (0,9 mét) và dày khoảng 5 - 8cm (tùy loại). Với kích thước này, người bệnh, người già có thể nằm một cách hoàn toàn thoải mái, không phải co người.

Nệm hơi chống loét có tải trọng bao nhiêu?

Tải trọng của nệm chống loét cho người già, người bệnh khá lớn, có thể lên tới các mức 120kg, 130kg, 135kg, 150kg... tùy vào mẫu sản phẩm cụ thể. Với mức tải trọng tối đa cao như thế này, bạn có thể yên tâm là sản phẩm sẽ phù hợp với đa số người già, bệnh nhân.

Trải đệm chống loét trên giường bình thường tại nhà, không phải kiểu giường bệnh viện có được không?

Mặc dù thường được thiết kế với kích thước 2 x 0,9m - tương đương với khổ giường bệnh viện - nhưng bạn có thể trải đệm hơi chống loét lên mọi mặt phẳng không có vật sắc nhọn chứ không bắt buộc phải trải lên giường bệnh viện. Vì thế, sản phẩm hoàn toàn có thể được sử dụng để chăm sóc bệnh nhân tại nhà.

Máy bơm hơi của nệm chống loét có kích thước là bao nhiêu?

Tùy hãng sản xuất và model sản phẩm mà kích thước của máy bơm nệm chống lở loét sẽ khác nhau, nhưng thường dao động quanh khoảng 20 x 10 x 10cm, khá nhỏ gọn, không tốn nhiều diện tích đặt máy.

Máy bơm hơi của đệm chống loét có treo trên giường được không?

Máy bơm của đệm chống loét nhìn chung đều khá nhỏ gọn, nhẹ và nhiều sản phẩm còn được đi kèm cả thanh treo trên giường hoặc treo trên bàn cạnh giường. Vì thế, với những sản phẩm như thế này, bạn hoàn toàn có thể treo trên giường để tiết kiệm diện tích sử dụng cũng như tiện điều chỉnh hoạt động của bơm hơn.

Máy bơm của nệm hơi chống lở loét có ồn không?

Đa phần độ ồn của máy bơm nệm chống loét thường dưới 50dB, trong đó rất nhiều mẫu có độ ồn chỉ khoảng 20dB. Vì thế, máy bơm sẽ không gây tiếng ồn khó chịu, không làm ảnh hưởng tới quá trình nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng của người già, người bệnh cũng như những người xung quanh.

Đệm hơi chống loét sử dụng điện áp bao nhiêu?

Các sản phẩm đệm chống loét trên thị trường hiện nay chủ yếu sử dụng mức điện áp 220V. Vì thế, hầu như bạn chỉ cần mua đệm về là dùng được ngay với nguồn điện tại gia đình, không cần chuẩn bị thêm bộ đổi nguồn.

Nệm hơi chống loét có tốn điện không?

Công suất của nệm hơi cho người già, người bệnh thường không quá 10W. Vì vậy, có thể khẳng định là sản phẩm rất tiết kiệm điện, không làm phát sinh quá nhiều chi phí tiền điện, dù sử dụng 24/24 thì cũng phải tới hơn 4 ngày mới hết 1 số điện.

Đệm chống loét mới mua về có mùi nhựa có sao không?

Nhiều người khi mở hộp đệm chống loét mới mua về thường thắc mắc không hiểu tại sao đệm lại có mùi nhựa và không biết tình trạng này có làm sao không. Thực tế, đây là một điều hoàn toàn bình thường. Nệm mới mở hộp sẽ có mùi nhựa mới nhưng mùi này sẽ nhanh chóng biến mất và không ảnh hưởng tới sức khỏe của người dùng.

Nằm nệm chống lở loét có gây nóng hay bí không?

Ở nệm chống loét, việc bơm - xả để lưu thông khí sẽ diễn ra liên tục, nhiệt độ của bề mặt nệm được giữ ổn định ở mức 27 - 28 độ C. Ngoài ra, các múi nệm cũng được thiết kế lúc căng lúc xẹp để giảm diện tích tiếp xúc giữa nệm và cơ thể, giảm ma sát. Vì thế, nệm sẽ không gây nóng hoặc bí cho người nằm, da sẽ khô thoáng, không bị ẩm ướt, khó chịu.

Đệm hơi chống loét có ngấm nước không?

Đệm hơi chống loét thường được làm từ chất liệu nhựa PVC y tế nên chống ngấm nước hiệu quả, đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.

Cách sử dụng nệm hơi chống loét như thế nào?

Cách sử dụng nệm chống loét khá đơn giản. Nhìn chung thì việc lắp đặt và sử dụng nệm thường sẽ thông qua các thao tác như sau:

  • Bước 1: Trải nệm ra mặt giường, chú ý trải thật phẳng để nệm không còn bất kì nếp gấp nào.
  • Bước 2: Gắn ống dẫn khí vào nệm và máy bơm.
  • Bước 3: Cắm điện và bật nguồn của máy bơm để máy bơm hơi cho nệm. Hơi sẽ được bơm từ từ và tùy vào từng sản phẩm mà nệm sẽ được bơm đầy hơi sau 10 - 30 phút.
  • Bước 4: Sau khi nệm đã đầy hơi, bạn cứ tiếp tục duy trì cho máy bơm chạy để luồng khí trong nệm được bơm - xả liên tục, đảm bảo phát huy tốt hiệu quả sử dụng nệm.

Trong bộ nệm chống loét luôn đi kèm hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất, bạn có thể căn cứ vào đây để lắp đặt và sử dụng từng mẫu nệm cụ thể một cách dễ dàng, chính xác nhất.

Một số lưu ý bạn cần nhớ để sử dụng, bảo quản nệm chống loét hiệu quả:

  • Khi bơm nệm lần đầu, bạn nên điều chỉnh lực bơm lên mức tối đa để rút ngắn thời gian bơm, sau đó thì giảm áp lực xuống để nệm không quá căng. Vào buổi tối hay khi người nằm trên nệm thấy áp suất khí mạnh, bạn có thể giảm áp lực bơm xuống mức phù hợp hơn.
  • Nên đặt nệm tại các vị trí bằng phẳng, tốt nhất là đặt trên giường. Tránh đặt nệm và máy bơm tại các vị trí ẩm ướt hay có nhiệt độ cao.
  • Tránh để vật sắc nhọn như dao, kéo tiếp xúc với nệm để nệm không bị rách, bị thủng.
  • Nếu không có nhu cầu sử dụng trong thời gian dài, bạn hãy tắt công tắc nguồn của máy bơm, sau đó rút dây dẫn khí ra và để nệm tự xả khí hoàn toàn. Sau khi nệm xả khí xong, bạn gấp gọn nệm và cất cùng máy bơm, dây dẫn tại nơi khô thoáng, mát mẻ là được.

>> Tham khảo video hướng dẫn sử dụng nệm chống loét:

Tại sao các múi đệm chống loét không căng cùng lúc?

Việc đệm chống loét cho người già, người bệnh có thiết kế các múi đệm dạng hàng xen kẽ so le nhau và có luồng khí bên trong đệm được bơm - xả, luân chuyển liên tục sẽ giúp các múi đệm không căng cùng lúc, cùng một múi đệm cũng có lúc căng lúc xẹp. Điều này sẽ phát huy tối đa khả năng phân tán lực tì đè và kích thích lưu thông máu của đệm, hạn chế tình trạng lở loét cho người bệnh, người cao tuổi nằm trên đệm.

>> Tìm hiểu chi tiết: Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của đệm hơi chống loét

Điều chỉnh áp lực xen kẽ của nệm chống loét như thế nào?

Trên thân máy bơm hơi của nệm chống loét có núm xoay điều chỉnh áp lực bơm, bạn có thể xoay núm này để chỉnh áp lực bơm cho nệm, ví dụ như: Ban đầu bạn có thể chỉnh áp lực lớn để bơm hơi nhanh hơn, sau đó có thể giảm áp lực bơm để các múi nệm không bị căng quá hoặc bạn có thể chỉnh áp lực bơm trong quá trình sử dụng sao cho phù hợp với trọng lượng của người nằm nệm... Thường thì bạn chỉ cần vặn núm theo chiều kim đồng hồ để tăng áp lực và vặn ngược chiều kim đồng hồ để giảm áp lực.

Bơm đệm hơi chống loét bao lâu thì rút điện?

Trong quá trình sử dụng, để dòng khí được luân chuyển liên tục nhằm phát huy tối đa tác dụng chống lở loét của đệm, bạn hãy cắm bơm liên tục. Thực tế, sản phẩm đệm hơi chống loét được thiết kế với khả năng hoạt động 24/24 nên bạn cũng không phải quá lo lắng về vấn đề không rút điện sẽ khiến máy bơm bị quá tải, hỏng hóc. Ngoài ra, như đã chia sẻ ở trên, công suất của thiết bị rất thấp nên bạn cũng hoàn toàn không phải lo việc hóa đơn tiền điện tăng cao khi để bơm đệm hơi chạy liên tục.

Đang dùng nệm chống lở loét mà bị mất điện thì có sao không?

Nệm chống loét cần duy trì chạy bơm liên tục 24/24, nếu không may bị mất điện đột ngột thì máy bơm sẽ không tiếp tục chạy được, việc luân chuyển khí sẽ bị gián đoạn. Lúc này, bạn hãy tạm khắc phục theo các bước sau:

  • Tắt nguồn của máy bơm.
  • Dùng chun quấn phần ống dẫn khí lại để cho luồng khí bên trong nệm không bị thoát ra ngoài, giữ cho nệm vẫn căng (dù không có bơm - xả khí được), giúp người bệnh vẫn có thể nằm tạm được.
  • Khi có điện trở lại, bạn chỉ cần tháo chun ra, bật nguồn máy bơm lại là có thể tiếp tục dùng nệm bình thường.

Đệm chống loét có bị thủng được không? Nếu đệm chống loét bị thủng thì làm thế nào?

Thực tế, các mẫu đệm chống loét chất lượng rất khó mà tự bị thủng được. Tuy nhiên, trong trường hợp bị vật sắc nhọn như dao, kéo... đâm vào thì đệm có thể sẽ bị thủng.

Khi đệm chống loét bị thủng thì đệm sẽ không sử dụng được tiếp. Lúc này, bạn hãy tạm ngừng hoạt động của đệm và khắc phục bằng cách sử dụng bộ vá đệm như sau:

  • Xác định vị trí của lỗ thủng trên đệm.
  • Đổ keo dán (thuốc dán) xung quanh vị trí đệm bị thủng, sau đó dùng miếng vá dán vào.
  • Chờ tới khi keo khô lại là đệm có thể tiếp tục sử dụng bình thường.

Tuy nhiên, trong trường hợp vết rách trên đệm quá lớn, không thể khắc phục được thì bạn sẽ cần thay một chiếc đệm chống loét mới.

>> Xem chi tiết: Cách vá đệm hơi chống loét bị thủng

Vệ sinh nệm chống loét bị bẩn như thế nào?

Bạn không những cần làm sạch khi nệm chống loét bị dây bẩn (do thức ăn, nước tiểu...) mà còn cần định kì vệ sinh nệm để đảm bảo nệm luôn sạch sẽ, không ảnh hưởng tới bệnh nhân. Tuy nhiên, bạn lưu ý là không nên đem nệm đi giặt rồi phơi khô vì cách làm này có thể sẽ khiến nệm bị cứng, thậm chí là làm mất đi tác dụng của nệm.

Để vệ sinh nệm chống loét, bạn chỉ cần đơn giản là lau qua bụi bẩn, vết bẩn trước, sau đó lau tiếp bằng khăn mềm giặt qua nước ấm, cuối cùng là dùng khăn khô mềm lau lại một lượt rồi để nệm khô tự nhiên hoặc bằng gió thổi từ quạt. Trong trường hợp đã làm như thế này mà nệm vẫn còn mùi khó chịu, bạn có thể sẽ phải dùng đến baking soda hoặc phấn rôm để làm sạch triệt để hơn.

>> Xem chi tiết: Hướng dẫn vệ sinh đệm chống loét sạch sẽ, đúng chuẩn

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nệm chống loét cũng như cách sử dụng, vệ sinh sản phẩm hiệu quả để chăm sóc tốt nhất cho người bệnh, các bậc cao tuổi... trong gia đình mình.

Chúng tôi cam kết sẽ làm hài lòng Quý khách với sản phẩm chính hãng đảm bảo chất lượng, giá tốt, đội ngũ tư vấn viên nhiệt tình, giàu kinh nghiệm và dịch vụ giao hàng, thanh toán tận nhà trên toàn quốc tiện lợi!.

Bạn đang xem: Tổng hợp 20+ câu hỏi thường gặp khi sử dụng đệm hơi chống loét

Chuyên mục: Máy y tế

Chia sẻ bài viết