Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và cách vệ sinh đệm hơi chống loét
Đệm chống loét (hay đệm hơi chống loét, nệm chống loét) là một trong những vật dụng không thể thiếu khi chăm sóc người già, người bị bệnh phải nằm lâu trên giường. Vật dụng này mang đến sự thoải mái, đồng thời ngăn ngừa và giảm các vết loét xuất hiện trên cơ thể cho người dùng. Vậy đệm chống loét có cấu tạo và nguyên lý hoạt động? Cách vệ sinh nệm chống loét ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về những vấn đề này bạn nhé!
Đệm chống loét (hay đệm hơi chống loét, nệm chống loét) là một trong những vật dụng không thể thiếu khi chăm sóc người già, người bị bệnh phải nằm lâu trên giường. Vật dụng này mang đến sự thoải mái, đồng thời ngăn ngừa và làm giảm các vết loét xuất hiện trên cơ thể cho người dùng. Vậy đệm chống loét có cấu tạo và nguyên lý hoạt động như thế nào? Cách vệ sinh nệm chống loét ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về những vấn đề này bạn nhé!
Nội dung
Cấu tạo của đệm hơi chống loét
Nhìn chung, các loại nệm hơi chống loét hiện nay có cấu tạo gồm 2 bộ phận chính là phần đệm và máy bơm, trong đó:
- Phần đệm: Thường được làm bằng nhựa PVC dùng trong y tế, không có mùi khó chịu và rất an toàn với sức khỏe người sử dụng. Bề mặt đệm được chia thành nhiều múi nhỏ và các rãnh nhằm giúp không khí lưu thông tốt hơn. Khi không dùng, bạn có thể gấp gọn phần đệm và cất đi để tiết kiệm diện tích.
- Máy bơm: Phần máy bơm của đệm chống loét được thiết kế khá nhỏ gọn, cấu tạo đơn giản, dễ vận hành. Trên thân bơm thường có các nút bật/tắt, núm xoay điều chỉnh áp lực. Công suất của bơm không quá lớn (đa phần không đến 20W) nên nó tiêu thụ rất ít điện năng. Khi vận hành, bơm không gây tiếng ồn khó chịu làm ảnh hưởng đến người dùng.
Nệm chống loét gồm 2 bộ phận chính là máy bơm và phần đệm
Nguyên lý hoạt động của nệm chống loét
Đệm chống loét hoạt động dựa trên nguyên lý luân chuyển khí giữa các múi đệm. Khi được bơm hơi, bề mặt đệm sẽ xuất hiện các múi đệm và các rãnh nhỏ. Các múi đệm thường được chia thành các hàng đều nhau, những hàng này sẽ được chia thành 2 tập hợp (những hàng nằm xen kẽ sẽ ở cùng 1 tập hợp). Ban đầu, các múi đệm ở cả 2 tập hợp đều căng như nhau, sau đó, múi đệm ở 1 tập hợp dần căng hơn, còn múi đệm ở tập hợp còn lại sẽ xẹp đi (nhưng không xẹp hẳn). Một khoảng thời gian sau, những múi đệm căng hơn sẽ bắt đầu xẹp đi, còn những múi xẹp hơn sẽ dần căng lên. Quá trình này cứ diễn ra liên tục nhưng người dùng hầu như không cảm nhận được.
Với cơ chế hoạt động như trên, đệm chống loét có khả năng phân tán đều lực tỳ đè của cơ thể, nhất là những khu vực chịu lực tỳ đè lớn như lưng, xương cùng cụt, từ đó hạn chế và ngăn ngừa tình trạng lở loét. Bên cạnh đó, sự luân chuyển khí của các múi đệm còn mang đến cho người bệnh cảm giác như đang được massage, giúp họ thoải mái, dễ chịu và tăng lưu thông máu tới các bộ phận của cơ thể.
Đệm chống loét hoạt động theo nguyên lý luân chuyển khí giữa các múi đệm
Tham khảo thêm: Nệm chống loét - Giải pháp chăm sóc người già, người bệnh lâu ngày
Hướng dẫn cách vệ sinh đệm hơi chống loét
Trong quá trình sử dụng, đệm hơi chống loét sẽ không thể tránh khỏi việc bị bẩn, đặc biệt là những vết bẩn do người bệnh gây ra khi tiểu tiện, đại tiện. Vậy chúng ta làm cách nào để vệ sinh đệm thật sạch sẽ, đồng thời đảm bảo độ bền của sản phẩm?
Trên thực tế, khi đệm chống loét bị bẩn, nhiều người ngay lập tức mang đệm ra giặt với nước và xà phòng, sau đó phơi dưới ánh nắng mặt trời. Thế nhưng, cách vệ sinh này lại có thể khiến bề mặt đệm bị cứng và mất đi tính đàn hồi.
Để loại bỏ các vết bẩn trên đệm, chúng ta nên chọn phương pháp xử lý khô trước (không dùng nước hoặc dùng rất ít nước):
- Bước 1: Lấy một chiếc khăn sạch, mềm, khô lau sạch bụi bẩn trên bề mặt đệm.
- Bước 2: Giặt khăn với nước ấm, vắt ráo nước rồi lau lại mặt đệm một lần nữa.
- Bước 3: Phơi đệm ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp hoặc cũng có thể dùng quạt điện thổi gió để đệm mau khô.
Nếu đã thực hiện các bước trên nhưng đệm vẫn còn mùi hôi hoặc muốn xử lý vết nước tiểu trên đệm hiệu quả hơn thì bạn có thể áp dụng phương pháp sau:
- Bước 1: Lấy giấy vệ sinh thấm hết nước trên đệm (khi trên đệm có nước tiểu).
- Bước 2: Dùng khăn ướt lau thật sạch bề mặt nệm chống loét.
- Bước 3: Cho một lượng phấn rôm em bé vừa đủ lên vị trí bị ẩm ướt, bị hôi để phấn rôm nhanh chóng hút hết ẩm, loại bỏ mùi hôi.
- Bước 4: Lau hết phấn rôm trên mặt đệm.
- Bước 5: Để nệm khô tự nhiên ở nơi thông thoáng, không bị ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp hoặc dùng quạt để đệm khô nhanh hơn.
Trong trường hợp cả hai cách trên đều không thể giúp làm sạch đệm như mong muốn thì bạn có thể giặt đệm với xà phòng (tuyệt đối không sử dụng xà phòng có tính tẩy rửa mạnh hoặc những chất như cồn, xăng…) và nước, sau đó phơi nó ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp. Tuy nhiên, như chúng tôi đã chia sẻ, chúng ta nên hạn chế áp dụng cách này để đảm bảo độ bền của đệm.
- Nệm chống loét nào tốt dành cho người bệnh, người già?
- Đệm hơi chống loét hay đệm nước, loại nào tốt hơn với người già, người bệnh nằm 1 chỗ?
- Cách vá đệm hơi chống loét bị thủng
- Tổng hợp 20+ câu hỏi thường gặp khi sử dụng đệm hơi chống loét
Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi về cấu tạo, nguyên lý cũng như cách vệ sinh đệm chống loét sẽ giúp ích cho bạn.
Bạn đang xem: Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và cách vệ sinh đệm hơi chống loét
Chuyên mục: Máy y tế
Các bài liên quan
- Cách sử dụng nhiệt kế thủy ngân đo nhiệt độ cơ thể đúng cách
- Máy phun sương có tác dụng gì? Công dụng của máy phun sương trong đời sống
- Top 5 giường y tế đa năng điều khiển bằng điện, nâng hạ bệnh nhân tự động
- So sánh giường y tế có 1 tay quay, 2 tay quay
- Cách vá đệm hơi chống loét bị thủng
- Tại sao nên sử dụng nhiệt kế điện tử thay thế nhiệt kế thủy ngân?