Tập đi sau khi bị gãy chân như thế nào để hồi phục nhanh và an toàn?

Gãy chân là một loại gãy chân thường gặp trong cuộc sống. Sau một thời gian điều trị, người bệnh sẽ ít nhiều mất đi cảm giác vận động, vì vậy, cần phải có những biện pháp phục hồi chức năng để sớm có thể vận động bình thường, tránh được những biến dạng của xương. Tập đi sau khi bị gãy chân là một trong những biện pháp cần nhất cho người bệnh. Vậy tập đi như thế nào để hồi phục nhanh và an toàn? 

Gãy chân là một loại bệnh lý thường gặp trong cuộc sống. Sau một thời gian điều trị, người bệnh sẽ ít nhiều mất đi cảm giác vận động, vì vậy, cần phải có những biện pháp phục hồi chức năng để sớm có thể vận động bình thường, tránh được những biến dạng của xương. Tập đi sau khi bị gãy chân là một trong những biện pháp cần nhất cho người bệnh. Vậy tập đi như thế nào để hồi phục nhanh và an toàn? 

Tập đi sau khi gãy chân có cần thiết không? 

Gãy xương chân là sự gián đoạn về cấu trúc giải phẫu bình thường của một hay nhiều xương ở chân, một trong những loại bệnh lý phổ biến nhất hiện nay, thường không phân biệt độ tuổi, giới tính. Khi xương bị gãy, có những trường hợp bị dập, như vậy không chỉ xương bị tổn thương mà các cơ, gân, dây chằng cũng bị tổn thương theo. Tùy theo từng mức độ thương tổn mà bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định bó bột hay phải mổ nẹp đinh trong xương và khâu lại phần mềm bị rách, dập.

Tập đi sau khi gãy chân là một việc vô cùng quan trọng

Sau một thời gian bị cố định, người bệnh hầu như không có sự vận động ở chỗ bị tổn thương cho nên thường dễ bị mất cảm giác và có biểu hiện teo ở những vị trí này. Thậm chí, có những trường hợp do đau đớn không chịu vận động đã dẫn đến loét do tỳ đè lâu ngày, thậm chí nhiễm khuẩn hô hấp, tắc mạch chi, giảm phản xạ đại tiểu tiện… Vì vậy, sau khi mổ hoặc bó bột một thời gian, người bệnh phải tự giác, kiên trì chịu đau, phục hồi cử động khớp, duy trì sức cơ để xương mau liền.

Khi người bệnh chăm chỉ vận động sẽ làm tăng khả năng lưu chuyển máu tại ổ gãy, giúp ổ gãy xương được cấp máu đầy đủ, canxi và các nguyên tố cần thiết khác được tăng cường lắng đọng hơn. Điều đó giúp cơ tại ổ gãy nhanh phục hồi và màng xương chóng phát triển, hai đầu xương gãy dễ bắt liền vào nhau. Tốc độ tuần hoàn ở người chăm vận động có thể tăng lên 1,5 - 2 lần so với người chỉ nằm, ngồi một chỗ.

Phương pháp tập đi sau khi bị gãy chân giúp hồi phục nhanh

Theo các bác sĩ chỉnh hình xương khớp thì khoảng 2 - 4 tuần sau khi bó bột hoặc phẫu thuật là thời gian tốt nhất cho bạn bắt đầu tập đi sau khi bị gãy chân. Bởi trong giai đoạn này, các tổ chức xương đã dần đi vào trật tự và bắt đầu quá trình nối liền xương, chăm chỉ tập đi sẽ đẩy nhanh tốc độ sinh trưởng xương giúp bạn hồi phục tốt hơn. 

Dụng cụ tập đi

Trong thời gian đầu tập đi sau khi bị gãy chân, không thể thiếu các loại dụng cụ như nạng, khung tập đi, gậy tập đi… Những dụng cụ này sẽ có tác dụng nâng đỡ, giảm lực tác động lên chân khi di chuyển, tránh được việc tác động quá mạnh lên phần chân bị gãy khiến tủy xương bị tổn thương.

Khung tập đi

Bạn nên chọn những loại nạng hoặc khung tập đi làm bằng các chất liệu nhẹ như nhôm, inox, có đầu tiếp xúc với mặt đất được bọc một lớp cao su để việc di chuyển được dễ dàng, không mất nhiều sức lực và đảm bảo không bị trơn trượt trong quá trình di chuyển.

Cách tập đi sau khi bị gãy chân

Trong thời gian đầu mới tập đi, nếu dùng nạng thì bạn nên dùng cả hai bên để trọng lực phân bố đều, không tạo quá nhiều áp lực cho chân. Khi tập đi, ép nạng sát hai bên mạng sườn, không được tỳ vào nách mà để tựa bên lồng ngực, lưng thẳng, bước từng bước nhỏ, từ từ và chắc chắn để không bị trơn trượt. Hai vai phải ngang bằng, không được lệch cao thấp. Tập bước đi có 3 điểm tựa, không tỳ hoặc chỉ tỳ nhẹ tăng dần lên chân đau. 

Kể từ 2 - 4 tuần sau khi bó bột hoặc mổ là bạn có thể tập đi để phục hồi chức năng

Nhiều người thường dồn lực vào vai để tạo lực đẩy khi di chuyển nhằm giảm bớt áp lực xuống chân (kiểu đu người lên nạng) nhưng đây không phải là cách tập đi sau khi bị gãy chân, thậm chí về lâu dài nó còn có thể gây lệch vai. 

Cách tập đi sau khi gãy chân đúng đó là bạn phải dồn lực vào cả phần vai và hai cánh tay theo chiều thẳng đứng để chống lên nạng, tạo lực đẩy cho chân có thể bước mà không phải dùng quá nhiều lực. Tương tự với các loại gậy, khung tập đi, bạn cũng luyện tập như vậy.

Lưu ý: Bạn đưa nạng phía nào lên thì chân đó cũng bước theo, tránh tình trạng đưa nạng bên này đi chân bên kia, việc tập luyện không đem lại tác dụng mà còn có nguy cơ khiến chân gãy bị tổn thương nhiều hơn. Trong thời gian tập đi phải luôn cố gắng giữ thẳng lưng, thẳng chân, việc này sẽ có tác dụng giúp chân của bạn nhanh vững hơn cũng như tránh được dáng đi tập tễnh sau khi đã lành hẳn.

Khi mới bắt đầu bạn nên tập đi bằng 2 nạng, sau một thời gian mới bỏ dần

Sau khoảng 1 - 2 tuần tập đi, tùy vào tình trạng phục hồi của xương có tốt hay không mà bạn có thể bỏ một bên và tập đi với chỉ một bên nạng. Thông thường, bạn sẽ phải chụp lại phim và hỏi ý kiến tư vấn của bác sĩ trước khi bỏ một bên nạng. 

Kiên trì tập luyện kết hợp với các bài tập vận động tại chỗ và ăn uống khoa học, thường thì sau khoảng 2 - 3 tháng, bạn sẽ phục hồi gần như hoàn toàn và có thể tự đi bộ nhẹ nhàng mà không cần dùng đến các dụng cụ hỗ trợ.

Những biện pháp phục hồi chức năng khác

Trong quá trình tập phục hồi sau khi gãy chân, bên cạnh việc tập đi thì bạn cũng cần kết hợp với một số bài tập khác dưới đây.

Nên kết hợp nhiều bài tập khác để đạt hiệu quả cao hơn

  • Tập duy trì sức cơ: Bệnh nhân tập tăng sức căng của cơ (giữ độ dài bó cơ không thay đổi, khớp không cử động), tập co cơ (khớp cử động, cơ co ngắn lại). Khi khớp cử động vẫn còn đau nhiều thì tập căng cơ, khi khớp đỡ đau thì tập co cơ.

  • Tập sinh hoạt thông thường: Bệnh nhân sau chấn thương gãy xương nên tập làm quen các động tác trong sinh hoạt hằng ngày như lên xuống cầu thang, tập ngồi xổm đứng lên… Khi không còn đau, không bị hạn chế cử động thì quá trình tập luyện mới đạt kết quả tốt. Thông thường, thời gian tập sinh hoạt kéo dài từ 6 tháng - 2 năm tùy mức độ thương tổn.

  • Massage: Nên massage thường xuyên ổ gãy xương liền khớp, chỉ xoa nắn nhẹ nhàng bằng tay, không dùng các loại dầu cao, cồn hoặc thuốc xoa bóp để xoa vào các khớp vì như vậy dễ làm xơ cứng khớp và vôi hóa cạnh khớp. Đặc biệt, không được đắp thuốc lá vào các khớp vì sẽ làm cho khớp đó cứng hơn, khó vận động về sau.

  • Tập vận động khớp: Khớp bị bất động quá lâu sẽ bị cứng do cơ bị co ngắn tại, bao khớp bị co rúm, bao hoạt dịch tăng sản mỡ và sụn bị mỏng. Vì vậy, để phục hồi sau gãy xương, bệnh nhân cần chú ý tập cử động khớp nhằm bơm cho dịch khớp ra vào, khớp được nuôi dưỡng sẽ trở nên mềm mại hơn. Khi tập luyện, bệnh nhân thực hiện bài tập co duỗi khớp, tốc độ mỗi lần co duỗi là 45 giây, mỗi lần tập 10 - 15 phút, ngày 4 - 6 lần. Người bệnh có thể tập vận động khớp từ ngày thứ 3 sau mổ hoặc sau bó bột.

Tập đi sau khi gãy chân là một quá trình lâu dài, bạn không nên nóng vội

Tập đi sau khi bị gãy chân là một quá trình lâu dài vì vậy, bạn không nên quá sốt sắng, tập luyện cường độ cao khiến vùng tổn thương bị áp lực, làm phản tác dụng. Hãy cố gắng giữ tinh thần lạc quan, tích cực và lắng nghe những hướng dẫn của bác sĩ, kết hợp với việc sinh hoạt khoa học, chắc chắn việc luyện tập của bạn sẽ mang lại kết quả rất tốt.

Để tham khảo thêm thông tin về các loại dụng cụ hỗ trợ tập đi sau khi bị gãy chân, truy cập ngay META.vn hoặc liên hệ hotline để biết thêm thông tin.

  • Hà Nội: Số 56 Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy - ĐT: 024.35.68.69.69

  • TP. HCM: Số 716-718 Điện Biên Phủ, Phường 10, Quận 10 - ĐT: 028.38.33.66.66

Bạn đang xem: Tập đi sau khi bị gãy chân như thế nào để hồi phục nhanh và an toàn?

Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe

Chia sẻ bài viết