Rước ông Táo về nhà ngày nào? Cách rước ông Táo về nhà bài bản nhất
Thờ cúng ông Táo là một trong những tập tục tín ngưỡng lâu đời của người Việt. Tuy nhiên, có rất nhiều người, đặc biệt là giới trẻ hiện nay không biết rước ông Táo về ngày nào và cách rước ông Táo về nhà. Hãy đọc bài viết sau đây của META.vn để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
Thờ cúng ông Táo là một trong những tập tục tín ngưỡng lâu đời của người Việt. Tuy nhiên, có rất nhiều người, đặc biệt là giới trẻ hiện nay không biết rước ông Táo về ngày nào và cách rước ông Táo về nhà.
>>> Xem thêm: Nguồn gốc tục lệ cúng ông Táo và ý nghĩa ngày ông Công ông Táo
Nội dung
Rước ông Táo về nhà ngày nào?
Theo phong tục dân gian, ông Táo sẽ lên trời báo cáo với Ngọc Hoàng trong vòng 7 ngày, tính từ ngày 23 tháng Chạp (23 Tết) đến ngày 30 tháng Chạp (30 Tết). Vì vậy, vào ngày 30 tháng Chạp, chúng ta sẽ cúng rước ông Táo về nhà. Những năm trong lịch âm không có ngày 30 tháng Chạp thì lễ cúng rước ông Táo về nhà sẽ được thực hiện vào ngày 29 tháng Chạp (29 Tết).
Tuy nhiên, một số vùng miền, đặc biệt là ở miền trung như Vinh, Nghệ An, Thanh Hóa,... lại thường làm lễ rước ông Công, ông Táo vào ngày mùng 7 tháng Giêng cùng với lễ tạ năm mới. Nếu bạn đang tìm Văn khấn mùng 7 tháng Giêng, Lễ khai hạ thì tham khảo ngay bài viết sau Văn khấn mùng 7 tháng Giêng Lễ khai hạ
>>> Tìm hiểu:
- Rút, tỉa chân hương trước hay sau khi cúng ông Táo?
- Thắp hương, cúng ông Công ông Táo ở đâu là đúng? Vị trí đặt mâm lễ cúng ông Công ông Táo
Cách rước ông Táo về nhà bài bản nhất
Lễ cúng rước ông Táo về nhà mang nhiều nét đẹp truyền thống và có rất nhiều ý nghĩa. Rước ông Táo về nhà là một dịp đặc biệt để mỗi gia đình bày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng vì các Táo đã cai quản gian bếp và duy trì nếp sống sinh hoạt đều đặn cho cả nhà. Đồng thời, đây cũng là dịp để nhắc nhở các thành viên trong gia đình phải luôn hòa thuận, yêu thương nhau, và cư xử đúng mực. Các bạn tham khảo nhé!.
Chuẩn bị mâm cúng rước ông Táo về nhà
Dưới đây là những lễ vật và mâm cỗ bạn cần chuẩn bị để rước ông Táo về nhà. Bạn lưu ý là các lễ vật và mâm cỗ có thể thay đổi sao cho phù hợp với phong tục tập quán của từng khu vực và vùng miền nhé!
- Chuẩn bị lễ vàng mã: 1 tập giấy tiền vàng mã, áo, hia, mũ (2 mũ của Táo ông và 1 mũ cho Táo bà) và một số thỏi vàng bằng giấy cho ông Táo.
- Chuẩn bị mâm cúng: 1 đĩa muối, 1 đĩa gạo trắng, 1 đĩa thịt lợn luộc hoặc 1 con gà luộc, 1 đĩa chanh, 1 đĩa đồ xào (rau xào, thịt xào…), 1 bát chè ngọt, 1 đĩa hoa quả, 1 ấm trà, 3 chén rượu, 1 quả bưởi, 1 quả cau và lá trầu, 1 lọ hoa cúc, 1 cành hoa đào (hoặc một cành hoa mai). Nếu bạn là một người bận rộn thì có thể tham khảo thêm những mẫu mâm cỗ cúng ông Táo đơn giản để tiết kiệm thời gian nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ nghi lễ.
>>> Có thể bạn quan tâm:
- Cúng đưa ông Táo về trời lúc mấy giờ, ngày nào đẹp?
- Cách cúng đưa ông Táo về trời ngày 23 tháng Chạp đúng thủ tục
- Lễ cúng ông Công ông Táo gồm những gì? Chuẩn bị đồ cúng ông Táo 23 tháng Chạp
Đọc văn khấn rước ông Táo về nhà
Dưới đây là một trong các bài cúng ông Táo chuẩn nhất mà bạn có thể tham khảo:
Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.
Con kính lạy Đức Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật.
Con kính lạy Đức Bồ-tát Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ chúng sinh.
Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị tôn thần.
Con kính lạy ngài cựu niên đương cai Hành khiển: Lỗ Vương Hành Khiển, Ngũ Nhạc chi Thần.
Con kính lạy ngài đương niên Thiên quan: Cự Tào Phán quan.
Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ hổ, Long mạch, Táo quân, chư vị tôn thần.
Nay là Phút giao thừa năm... (tên năm Âm lịch), chúng con là..., sinh năm..., nơi ở hiện tại…
Phút thiêng liêng giao thừa vừa tới, năm cũ qua đi, đón mừng năm mới, tam dương khai thái, vạn tượng canh tân. Nay ngài Thái tuế tôn thần trên vâng lệnh Thượng đế giám sát vạn dân dưới bảo hộ sinh linh tảo trừ yêu nghiệt. Quan cũ về triều để khuyết lưu phúc lưu ân. Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban tài tiếp lộc.
Nhân buổi tân xuân, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa vật phẩm, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án. Cúng dâng Phật Thánh dâng hiến Tôn thần, đốt nén tâm hương dốc lòng bái thỉnh.
Chúng con kính mời: Ngài Cựu niên đương cai, ngài Tân niên đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần, Ngài Bản cảnh Thành Hoàng Chư vị Đại Vương, Ngài bản xứ thần linh Thổ địa, Phúc đức chính thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài thần, các bản gia Táo quân và chư vị thần linh cai quản ở trong xứ này, cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.
Nguyện cho tín chủ: Minh niên khai thái, trú dạ cát tường. Thời thời giữ được bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng.
Chúng con kính cẩn tiến dâng lễ vật, thành tâm cầu nguyện. Cúi xin chín phương trời, mười phương chư phật cùng chư vị tôn thần chứng giám phù hộ độ trì. Nam mô A di đà Phật! (nói 3 lần, cúi lạy 3 lần).
>>> Tham khảo thêm:
- Bài cúng Tất niên cuối năm ở cơ quan, gia đình chuẩn nhất
- Cúng Tất niên gồm những món gì? Thực đơn mâm cơm cúng Tất niên đơn giản
- Cúng tạ đất đầu năm, cúng đất tháng 2 đúng nghi lễ
META chúc gia đình bạn có một cái Tết đầm ấm và hạnh phúc bên gia đình và bạn bè! Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!.
Bạn đang xem: Rước ông Táo về nhà ngày nào? Cách rước ông Táo về nhà bài bản nhất
Chuyên mục: Tra cứu thông tin
Các bài liên quan
- Mùa thu bắt đầu từ tháng mấy? Thời tiết mùa thu thế nào?
- Cách tính điểm thi xét tuyển đại học 2021 chính xác
- Nghi thức, bài văn khấn cúng phóng sinh đơn giản tại nhà
- Khối C gồm những môn nào, ngành nào? Các trường đại học khối C
- Điểm khuyến khích thi THPT quốc gia là gì? Khác gì điểm ưu tiên?
- Danh sách số cứu hộ ô tô trên cả nước & Những lưu ý khi gọi cứu hộ ô tô