Rút, tỉa chân hương trước hay sau khi cúng ông Táo?
Rút, tỉa chân hương là một trong những việc quan trọng phải làm trong dịp cuối năm. Nhưng, rút chân hương trước hay sau khi cúng ông Táo mới là đúng? Hãy cùng META đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi này qua bài viết dưới đây nhé!
Rút, tỉa chân hương (chân nhang), bao sái bát hương là một trong những công việc quan trọng mà gia đình nào cũng phải làm trong dịp cuối năm.
Rút, tỉa chân hương (chân nhang) trước hay sau khi cúng ông Táo?
Cứ mỗi dịp Tết đến, Xuân về, bên cạnh việc sắm sửa đồ Tết, các gia đình cũng thường tiến hành lau dọn bàn thờ tổ tiên và thần linh, cũng như hóa chân hương của năm cũ để tỏ lòng thành kính với tổ tiên và các vị thần, Phật và cũng là một cách để trừ bỏ những điều không tốt của năm cũ, cùng đón năm mới an vui, sung túc hơn.
Do đó, sau một năm thờ cúng, bát hương sẽ đầy lên, gây sự khó khăn cho việc thắp hương bái thỉnh cho năm sau đồng thời cũng khiến việc dọn dẹp bàn thờ cũng khó sạch sẽ. Tuy nhiên, theo quan niệm của người Việt, bát hương là một vật "bất khả xâm phạm", nếu bị động sẽ ảnh hưởng lớn đến công việc cũng như cuộc sống của cả gia đình. Chính vì vậy, người ta thường ít khi nào động vào bát hương khi không có việc gì. Nên thay vì bê cả bát hương xuống để dọn dẹp, người Việt thường chỉ rút, tỉa chân nhang (chân hương) và lau dọn 4 phía bên ngoài bát hương.
Thời điểm thích hợp nhất để tiến hành dọn dẹp bàn thờ, rút tỉa chân hương là ngày 23 tháng Chạp, tức ngày ông Công ông Táo lên chầu trời. Tuy nhiên, rút, tỉa chân hương trước hay sau khi cúng ông Táo mới là chuẩn thì không phải ai cũng biết.
>>> Tìm hiểu thêm:
- Cúng đưa ông Táo về trời lúc mấy giờ, ngày nào đẹp?
- Cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 có được không? Có nên cúng vào ngày 22 không?
Một số chuyên gia cho rằng, việc tỉa chân hương cuối năm trước khi đón Tết Nguyên đán thích hợp nhất là sau lễ tiễn Táo quân chầu trời. Nguyên do là vì, vào thời điểm trên, ông Táo, bà Táo đi vắng nên chúng ta có thể tranh thủ dọn dẹp bàn thờ, tỉa chân hương để khi đón Táo quân trở về, khu vực thờ cúng đã được sạch sẽ, trang nghiêm, thể hiện được lòng thành kính của gia chủ.
>>> Tham khảo: Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo chuẩn nhất
Mặc dù vậy, thực tế không có một tài liệu nào ghi chép cụ thể cũng như quy định về việc nên rút, tỉa chân hương vào ngày nào để đón Tết. Nếu không thể thực hiện sau ngày 23 thì gia chủ cũng hoàn toàn có thể chọn một ngày lành bất kỳ trong tháng Chạp để tiến hành rút, tỉa chân hương cũng như dọn dẹp bàn thờ thần linh, gia tiên trong nhà.
Hướng dẫn chi tiết cách rút tỉa chân hương ngày ông Công ông Táo
Việc dọn dẹp bàn thờ, rút, tỉa chân hương sau khi cúng ông Táo là một việc trọng đại nên người thực hiện phải là người có tính cẩn thận, thận trọng, sạch sẽ, tỉ mỉ, chu đáo. Một số gia đình sẽ mời các thầy hoặc pháp sư về bái thỉnh tỉa chân hương, song, trên thực tế, việc tỉa chân hương, dọn dẹp tại gia tốt nhất nên để gia chủ có đầy đủ các tính cách trên thực hiện.
Để chuẩn bị cho việc dọn dẹp bàn thờ, gia chủ cần phải chuẩn bị các vật dụng sau:
- Khăn sạch.
- Nước sạch.
- Giấy sạch.
- Nước ngũ hương (nước rượu gừng hoặc tinh dầu quế).
- 1 chiếc thìa sạch (để xúc bớt tàn nhang trong bát hương nếu tàn đầy).
- Chậu sạch.
Trước khi lau dọn bàn thờ và tỉa chân hương, gia chủ cần lưu ý tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng và chuẩn bị hoa quả đặt lên ban thờ. Tùy theo điều kiện, hoàn cảnh của từng gia đình có thể chuẩn bị đĩa hoa quả, bánh kẹo thắp hương cúng bái lên tổ tiên và thần linh. Việc làm này như một lời xin phép ông bà tổ tiên, thần Phật cho gia chủ được dọn dẹp bàn thờ. Sau khi tuần nhang cháy hết, bạn mới có thể bắt tay vào dọn dẹp bàn thờ.
>>> Xem chi tiết: Bài khấn bao sái ban thờ, văn khấn bao sái bát hương và xin tỉa chân nhang
Bạn tiến hành dọn dẹp từ cao xuống thấp, lau dọn sạch sẽ phía trên. Đối với hoa giả để trên bàn thờ có thể hạ xuống rửa sạch, nếu có điều kiện nên thay mới. Những vật dụng khác trên bàn thờ như đỉnh đồng, lọ hoa... có thể hạ xuống để lau rửa sạch sẽ.
Tiếp đến, gia chủ sẽ thực hiện việc tỉa chân hương như sau:
Đầu tiên, trải giấy sạch ra sẵn, sau đó từ từ nhổ chân hương từng ít một để ra giấy. Trên bàn thờ, nơi quan trọng nhất là bát hương nên khi lau dọn, bạn cần hạn chế tối đa đụng chạm khiến bát hương bị di chuyển. Một tay bạn dùng để nhổ chân hương, tay còn lại phải giữ chặt bát hương để tránh xê dịch, đổ vỡ. Sau khi nhổ chân hương xong, bạn hãy dùng thìa sạch xúc bớt tàn hương quá đầy trong lư hương ra và nén lại gọn gàng.
Sau khi tỉa chân nhang xong, bạn dùng nước ngũ hương (nước rượu gừng hoặc tinh dầu quế) đổ vào chậu sạch để giặt khăn lau lư hương và bàn thờ. Nếu nhà có 3 bát hương thì thứ tự lau dọn bát hương sẽ là: Ở giữa, bên trái, bên phải. Khi hoàn tất các công việc này, bạn chọn một vài chân hương mới, đẹp nhất để cắm lại vào mỗi bát hương. Số lượng chân hương nên là các số lẻ như 3, 5, 7, 9. Cuối cùng, bạn sẽ thắp nén hương lên bàn thờ tổ tiên, thần linh như lời báo cáo về việc dọn dẹp đã hoàn tất.
>>> Xem thêm:
- Rước ông Táo về nhà ngày nào? Cách rước ông Táo về nhà bài bản nhất
- Bài cúng Tất niên cuối năm ở cơ quan, gia đình chuẩn nhất
- Cách cắm hoa Tết để bàn thờ, để bàn phòng khách đẹp, đón tài lộc, may mắn
Số chân hương đã tỉa bạn đem đốt trong lò hóa vàng, tro đem đổ xuống sông, hoặc vùi vào gốc cây (nên chọn cây to khỏe hãy vùi, bởi các cây non rất dễ bị chết), không nên đổ tro lung tung vì người xưa quan niệm như thế sẽ bị “tán tài”.
Bạn đang xem: Rút, tỉa chân hương trước hay sau khi cúng ông Táo?
Chuyên mục: Mẹo vặt cuộc sống
Các bài liên quan
- Đốt giấy cúng ông Táo ở đâu? Tro đốt xong làm gì?
- Bộ vàng mã cúng ông Công ông Táo gồm những gì? Đốt khi nào?
- Thả cá chép lúc mấy giờ, ở đâu để đưa ông Táo về trời?
- Ngày đẹp tỉa chân nhang năm 2022 là ngày nào?
- Cách trồng dâu tây và chăm sóc đúng kỹ thuật nhanh có quả tại nhà
- Cách tính tiền điện sinh hoạt hàng tháng