Phèn chua là gì? Có ăn được không? Tác dụng, tác hại của phèn chua
Phèn chua là gì? Có ăn được không? Tác dụng, tác hại của phèn chua như thế nào? Nếu bạn đang có những băn khoăn như vậy thì hãy theo dõi ngay bài viết này nhé. Những chia sẻ dưới đây của chúng tôi chắc chắn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phèn chua.
Xem nhanh nội dung
Phèn chua là gì? Phèn chua có phải là đường phèn không?
Nhiều người thường nhầm lẫn giữa phèn chua và đường phèn. Vậy phèn chua có phải là đường phèn không? Câu trả lời là không. Phèn chua và đường phèn là 2 loại nguyên liệu hoàn toàn khác nhau.
Phèn chua (hay còn được gọi là phèn nhôm, nhôm sunfat) chính là một loại muối của nhôm và kali, chúng là một tinh thể muối có kích thước không đều nhau và thường được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hằng ngày.
Phèn chua thường có màu trắng, thậm chí đôi khi là trong suốt không màu. Phèn chua có vị chát và chua, tan ít trong nước lạnh, tan nhiều trong nước nóng và không tan trong cồn.
Phèn chua có tác dụng gì?
Phèn chua có rất nhiều tác dụng không chỉ trong làm đẹp, việc bếp núc mà còn được ứng dụng trong các ngành công nghiệp. Dưới đây sẽ là chi tiết những tác dụng của phèn chua, mời bạn cùng tham khảo nhé.
1. Công dụng của phèn chua trong làm đẹp & chăm sóc sức khỏe
Chữa hôi nách bằng phèn chua, chữa hôi chân bằng phèn chua
Phèn chua có chứa thành phần chính là nhôm sunfat, chính vì thế loại nguyên liệu này có thể được sử dụng để khử mùi hôi cơ thể như hôi nách, hôi chân... rất hiệu quả.
Để loại bỏ mùi hôi nách, hôi chân đầy khó chịu và ám ảnh, bạn cần rang phèn chua, sau đó tán nhuyễn thành bột phèn chua. Nếu tán nhiều, bạn có thể cho vào hộp kín để sử dụng lâu dài. Sau khi tắm sạch bằng xà bông và lau khô, bạn có thể dùng bột phèn chua này xoa đều lên vùng nách và các kẽ ngón chân. Các thành phần có trong phèn chua sẽ giúp khử mùi, ngăn ngừa tiết mồ hôi rất tốt.
>> Xem thêm: 5 cách trị hôi nách bằng phèn chua tại nhà đơn giản, hiệu quả
Hỗ trợ điều trị mụn
Một trong những tác dụng của phèn chua đó chính là hỗ trợ điều trị mụn. Sở dĩ phèn chua làm được điều này là bởi nó có tác dụng sát khuẩn và làm sạch bề mặt da rất tốt, từ đó giúp ngăn ngừa vi khuẩn tấn công, giúp da sạch mụn.
Để trị mụn bằng phèn chua, bạn có thể thực hiện theo các bước sau đây:
- Bước 1: Bạn hòa 1 thìa bột phèn chua với nước ấm.
- Bước 2: Rửa mặt thật sạch bằng nước, sau đó bạn dùng một miếng bông gòn thấm vào nước phèn chua vừa pha rồi thoa nhẹ nhàng lên vùng da bị mụn.
- Bước 3: Bạn thực hiện massage nhẹ nhàng khoảng 5 phút để phèn chua thấm đều trên da mặt. Sau khoảng 15 phút thì bạn rửa mặt lại với nước sạch là được.
Kiên trì thực hiện trong 1 tuần, bạn sẽ thấy những đốm mụn giảm đi trông thấy đấy.
Hỗ trợ trị nước ăn chân
Trị nước ăn chân cũng là một trong những tác dụng của phèn chua. Phèn chua có tác dụng sát khuẩn, làm khô và chống ngứa hiệu quả. Chính vì thế, nó trở thành một nguyên liệu tuyệt vời để chấm dứt cảm giác khó chịu, ngứa ngáy khi bị nước ăn chân. Bạn có thể dùng bột phèn chua pha với nước ấm, sau đó ngâm chân liên tiếp nhiều ngày cho tới khi vùng da bị nước ăn chân bớt ngứa và khó chịu nhé.
Lưu ý: Sau khi ngâm chân xong, bạn nên lau chân và để cho chân thật khô ráo nhé.
Hỗ trợ điều trị hắc lào
Phèn chua cũng có thể kết hợp với một số thảo dược khác để hỗ trợ điều trị bệnh hắc lào.
2. Tác dụng của phèn chua trong nấu ăn
Phèn chua cũng là một trong những nguyên liệu giúp ích khá nhiều cho các chị em trong công việc bếp núc. Cụ thể, tác dụng của phèn chua trong nấu ăn như sau:
- Phèn chua có thể dùng để ngâm rau, củ quả giúp tạo độ giòn cho thực phẩm, đặc biệt là thường hỗ trợ quá trình làm mứt.
- Phèn chua cũng được sử dụng để giữ cho trứng tươi lâu hơn. Bạn có thể ngâm trứng trong dung dịch phèn chua 5% khoảng 15 phút rồi lấy ra. Cách làm này sẽ tránh cho trứng bị ung, hỏng.
- Ngoài ra, phèn chua cũng thường được sử dụng để khử mùi hôi cho thực phẩm như lòng lợn, lòng gà, lươn...
- Đặc biệt, một công dụng nữa của phèn chua trong nấu ăn đó chính là giúp khử vị the, đắng của cùi bưởi, giúp các bà nội trợ làm mứt vỏ bưởi hay chè bưởi dễ dàng hơn. Cũng nhờ phèn chua mà cùi bưởi trở nên trắng, giòn hơn rất nhiều.
3. Tác dụng của phèn chua trong công nghiệp
Trong ngành công nghiệp, phèn chua cũng mang lại nhiều lợi ích vô cùng tuyệt vời. Cụ thể, nó góp mặt vào quá trình sản xuất giấy và nhờ quá trình phản ứng hóa học nó sẽ giúp kết dính các sợi xenlulozo lại với nhau để giấy không bị nhòe khi viết.
Bên cạnh đó, phèn chua cũng được ứng dụng trong ngành dệt, giúp giữ màu vải lâu bền hơn.
Phèn chua có ăn được không? Phèn chua có độc hại không?
Nếu bạn ăn nhầm một lượng nhỏ phèn chua thì vẫn sẽ an toàn. Tuy nhiên, nếu bạn ăn phải một lượng phèn chua lớn thì có thể sẽ gây ra các triệu chứng như nôn ói, chóng mặt, tiêu chảy hay thậm chí là một số ảnh hưởng nhỏ đến hệ thần kinh như suy giảm trí nhớ.
Mặc dù có nhiều công dụng nhưng phèn chua cũng có những tác hại nhất định cho sức khỏe con người.
Việc lạm dụng phèn chua quá mức trong chế biến thức ăn có thể dẫn tới nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Lý do là bởi trong thành phần của phèn chua có chứa nhôm. Nếu nhôm từ phèn chua được cơ thể hấp thụ thì một phần nhôm đó sẽ được tích lũy ở xương, một phần khác sẽ được bài tiết ra ngoài. Trong trường hợp cơ thể có quá nhiều nhôm, nó sẽ gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh và nguy cơ mắc phải các bệnh nguy hiểm là rất cao. Trong số đó tiêu biểu nhất chính là bệnh suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi.
Vì thế, trong quá trình sử dụng phèn chua, đặc biệt là khi sử dụng cho mục đích chế biến thực phẩm, bạn cần hết sức thận trọng nhé.
Giá phèn chua là bao nhiêu?
Giá phèn chua khá rẻ, 100 gam phèn chua có giá khoảng từ 30.000 đến 60.000 đồng tùy cho các mục đích sử dụng khác nhau. Bạn có thể tìm mua loại muối này ở bất kỳ tiệm tạp hóa hay khu chợ nào.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về phèn chua. Hi vọng rằng sau bài viết này bạn đã hiểu được phèn chua là gì, phèn chua có ăn được không cũng như biết được tác dụng, tác hại của phèn chua như thế nào. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Bạn đang xem: Phèn chua là gì? Có ăn được không? Tác dụng, tác hại của phèn chua
Chuyên mục: Tra cứu thông tin
Các bài liên quan
- Cách rửa rau sạch đúng cách và những sai lầm cần tránh
- 5 nguyên nhân bồn cầu thoát nước chậm và cách tự xử lý
- Cách trồng dâu tây và chăm sóc đúng kỹ thuật nhanh có quả tại nhà
- Cách tính tiền điện sinh hoạt hàng tháng
- Cách cắm hoa hướng dương 10 bông đẹp, đơn giản, nghệ thuật, tươi lâu
- Cách làm đường phèn viên, cách nấu nước đường phèn pha đồ uống tại nhà