Cách rửa rau sạch đúng cách và những sai lầm cần tránh
Rửa, sơ chế rau của quả là điều rất cần thiết mỗi khi vào bếp, tuy nhiên, cách rửa rau sạch đúng cách, giúp rau quả giữ được độ tươi ngon thì không phải ai cũng biết.
Cách rửa rau sạch đúng cách và những sai lầm cần tránh
Tạo sao cần rửa rau sạch trước khi sử dụng?
Rửa sạch rau củ quả trước khi sử dụng là một bước sơ chế không thể thiếu khi làm bếp. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ tác dụng của thao tác này. Tại sao cần rửa rau sạch trước khi sử dụng?
Thông thường, trong quá trình trồng trọt, để phòng trừ sâu bệnh hại cho trái cây, rau củ cũng như giúp chúng sinh trưởng tốt, người nông dân dù ít hay nhiều cũng phải sử dụng các loại phân bón, thuốc trừ sâu hóa học. Khi đến tay người tiêu dùng, đôi khi các loại rau củ vẫn còn một dư lượng nhỏ các loại hóa chất này.
Chưa kể rau củ quả tiếp xúc trực tiếp với đất đai, mưa nắng, sâu bệnh... sẽ lưu lại rất nhiều vi trùng, vi khuẩn trên bề mặt. Sau đó, trong quá trình vận chuyển đến tay người tiêu dùng còn tiếp xúc qua tay nhiều người, nhiều khách hàng... càng làm tăng nguy cơ ô nhiễm. Chưa kể là trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 như hiện nay, các loại virus mang mầm bệnh có thể từ người bệnh bám lên thực phẩm và tồn tại trên bề mặt của chúng rất lâu.
Vì những lý do trên, chúng ta có thể thấy rằng, rửa trái cây và rau quả tươi sạch sẽ trước khi sử dụng chính là một thói quen tốt nhằm làm giảm thiểu dư lượng thuốc trừ sâu và mầm bệnh có hại bám trên các sản phẩm này.
Cách rửa rau quả sạch hóa chất
Nhiều người vẫn cho rằng, rửa rau quả rất đơn giản, chỉ cần xối nước 2 - 3 lần là xong. Tuy nhiên, trên thực tế việc rửa bao nhiêu lần nước không quan trọng bằng việc rửa đúng cách. Cách rửa rau quả sạch và đúng nhất phải phù hợp với từng loại rau củ quả riêng bởi rau chia làm 4 loại: Lá, quả, củ và hoa. Mỗi loại sẽ có nguy cơ nhiễm bẩn khác nhau nên khi rửa cần phân loại để làm sạch tối đa.
Cách rửa rau ăn lá
Với các loại rau lá nhỏ như rau muống, xà lách xoong... thì bạn phải nhúng qua nước, sau đó rửa từng mớ nhỏ bằng nắm tay dưới vòi nước. Sau khi rửa rau dưới vòi nước xong có thể đem rửa lại rau trong chậu 1 - 2 nước nữa. Để loại bỏ các khuẩn tả thì sau khi rửa, có thể ngâm rau trong nước muối loãng khoảng 5 phút. Tuy nhiên, bạn không nên ngâm rau trong nước muối quá lâu vì sẽ làm mất một lượng lớn vitamin và khoáng chất.
Cách rửa rau ăn quả
Cách rửa rau ăn củ
Khi chế biến rau củ như khoai tây, cà rốt, su hào... thì bạn nên rửa sạch vỏ sau đó gọt và rửa lại lần nữa. Cách này sẽ giúp bạn hạn chế các chất bẩn dính ngoài vỏ củ vào phần thịt củ đã gọt.
Cách rửa rau ăn hoa
Các loại rau ăn hoa thường là hoa bí, nụ mướp, hoa thiên lý, hoa so đũa, hoa điên điển... thì khi ăn, bạn chỉ cần rửa hoa sạch dưới vòi nước là đảm bảo an toàn.
>> Xem thêm: Làm thế nào để giữ rau, củ, quả tươi ngon lâu hơn?
Những lưu ý và sai lầm cần tránh khi rửa rau
Mặc dù rửa rau là một việc không quá khó nhưng nếu không biết phương pháp thì rất dễ gặp sai lầm. Dưới đây là những lưu ý và sai lầm cần tránh khi rửa rau của quả hằng ngày.
Sai lầm cần tránh
Rửa rau 2 - 3 lần nước chưa chắc đã sạch: Nhiều người thường cho rằng chỉ cần rửa rau 2 - 3 lần nước là sẽ sạch. Tuy nhiên, thực tế thì cách rửa này không thể loại bỏ đất, rác ký sinh trùng và các hợp chất hóa học trong thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật... mà mắt thường không thể nhìn thấy. Nhiều thử nghiệm đã cho thấy, dù rửa rau có nhiễm kí sinh trùng qua 3 lần với nước sạch thì sau khi xét nghiệm lại tỉ lệ ký sinh trùng vẫn còn ở mức trên 50,1%.
Rau gia vị chỉ cần rửa qua: Đây là sai lầm của rất nhiều người bởi thực tế, nhiều nơi trồng rau gia vị còn bẩn hơn cả rau thường. Họ có thể tưới phân tươi nên nguy cơ nhiễm ký sinh rất cao nếu bạn không ngâm rửa sạch sẽ.
Chần rau qua nước ấm rồi nấu: Cách chần rau như thế này vừa làm giảm vitamin vừa làm mất các chất giúp phòng ngừa bệnh ung thư có trong rau.
Lưu ý khi rửa rau
Ngâm rau trước khi rửa: Nên ngâm rau trong nước sạch khoảng 5 - 10 phút mới rửa hoặc dùng nước vo gạo để ngâm, thao tác này sẽ giúp trung hòa tính độc tố ở thuốc trừ sâu.
Nên rửa rau dưới vòi nước sạch: Sử dụng vòi nước máy, dùng nước lạnh tốt hơn. Với các hoa quả hay rau củ mềm thì bạn chỉ nên chà xát nhẹ nửa phút đến một phút, tránh mạnh tay kẻo rau củ bị nát. Những sản phẩm khó cọ thì bạn có thể dùng các loại bàn chải phù hợp để cọ.
Không dùng xà phòng, chất tẩy rửa, chất tẩy trắng: Các chất này có thể xâm nhập vào sản phẩm. Không có gì có thể đảm bảo các chất này giúp làm cho trái cây và các loại rau sạch hơn cách thức rửa khác. Thay vào đó, bạn có thể dùng nước muối 5% để rửa rau.
Rửa thật kỹ: Rửa thật kỹ để rau củ quả sạch sẽ, không còn nếp nhăn và các đường nứt còn sót lại bên ngoài, loại bỏ các phần bị hư hỏng, lá già bên ngoài.
Lau khô trái cây và rau: Dùng khăn giấy sạch để lau khô trái cây nhằm loại bỏ các vi khuẩn còn sót lại sau khi rửa.
Nên gọt vỏ trước khi ăn: Dưa chuột, cà tím hoặc những loại củ quả có lượng thuốc trừ sâu đậm đặc tốt nhất là rửa sạch, gọt vỏ ngoài mới ăn.
Chần nước nóng: Một số loại rau chịu nhiệt cao như súp lơ, đỗ, rau cần… sau khi rửa sạch có thể chần qua bằng nước nóng 2 phút để làm giảm lượng thuốc trừ sâu, sau đó mới nấu ở nhiệt độ cao, như vậy sẽ tẩy trừ được 90% lượng thuốc trừ sâu.
Phơi rau: Ánh nắng mặt trời làm cho lượng thuốc trừ sâu trên rau bị phá vỡ, phân giải. Vì vậy, phơi rau dưới ánh nắng mặt trời 5 phút, lượng thuốc trừ sâu tàn lưu trên rau như thủy ngân hữu cơ, clo hữu cơ có thể giảm được đến 60%.
Sử dụng máy rửa rau chuyên dụng: Máy rửa rau củ quả chuyên dụng là một thiết bị đang rất hot hiện nay. Nó có thể hỗ trợ bạn rửa rau nhanh và sạch hơn bằng các loại sóng siêu âm hoặc khí ozone. Một số sản phẩm bạn có thể tham khảo là: Máy rửa rau quả Baumatic BVW13W - giá 9.740.000 đồng hoặc máy rửa rau quả bằng sóng siêu âm JTL JT-7800 - giá 29.900.000 đồng.
Hy vọng rằng qua bài viết trên đây, bạn đã biết cách rửa rau sạch sẽ và hiệu quả, tiết kiệm thời gian nhất để những bữa cơm gia đình luôn ngon lành và đảm bảo.
Bạn đang xem: Cách rửa rau sạch đúng cách và những sai lầm cần tránh
Chuyên mục: Mẹo vặt cuộc sống
Các bài liên quan
- Cách bảo quản chuối chín trong tủ lạnh được tươi lâu, không bị thâm
- Cách bảo quản lòng lợn sống trong tủ lạnh
- Cách bảo quản lòng lợn sống trong tủ lạnh đảm bảo giữ trọn dinh dưỡng
- Máy khử trùng rau quả loại nào tốt cho gia đình?
- Review: Máy rửa rau quả Baumatic BVW13W có gì đặc biệt? Có tốt không?
- Máy rửa rau quả bằng sóng siêu âm JTL JT-7800 có tốt không? Có nên mua không?