5 nguyên nhân bồn cầu thoát nước chậm và cách tự xử lý
Bồn cầu thoát nước chậm, dội nước không trôi gây khó chịu và ức chế cho người dùng. Khi gặp phải tình trạng này, chúng ta cần phải xác định được đúng nguyên nhân từ đó có hướng xử lý phù hợp.
Nguyên nhân và cách khắc phục bồn cầu thoát nước chậm
Dấu hiệu bồn cầu thoát nước chậm
Sau khi đi vệ sinh, chúng ta ấn xả nước, thông thường dưới áp lực của nước, chất thải nhanh chóng bị cuốn đi. Tuy nhiên, sẽ có lúc xảy ra hiện tượng nước bị ùn ứ, trào ngược, nước rút chậm dẫn đến tắc bồn cầu gây mất vệ sinh và khó chịu với người sử dụng.
Bồn cầu xuống nước chậm
Những nguyên nhân chính khiến bồn cầu thoát nước chậm
Bồn cầu thoát nước chậm có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có thể kể đến một số nguyên nhân chính sau:
- Do bỏ giấy vệ sinh trong thời gian dài vào bồn cầu, đặc biệt là các loại giấy vệ sinh khó phân hủy gây tắc nghẽn bồn cầu.
- Do làm rơi những vật khó tiêu, có kích thước lớn chặn đường rút của nước trong bồn cầu.
- Do bồn cầu không có đường thông, thoát khí, đường ống nước đặt quá thấp so với đường cống nước bên ngoài.
- Do bồn cầu sử dụng trong thời gian quá lâu, khiến cho lượng chất thải trong bể phốt bị đầy.
- Do những sai sót trong quá trình thiết kế và lắp đặt bồn cầu: Sai vị trí, lỗi kĩ thuật làm ảnh hưởng đến việc thoát nước thải.
Khi xác định được đúng nguyên nhân chúng ta sẽ có phương án khắc phục tình trạng bồn cầu thoát nước chậm.
Cách tự xử lý bồn cầu xuống nước chậm
Xử lý bằng pit-tong cao su
Đây là cách thông dụng nhất hay được các gia đình sử dụng để thông bồn cầu tắc: Đặt pit-tong cao su vào trong bồn cầu, sao cho đầu pit-tong nằm gọn ở chính giữa và bao chặt đường ống nước của bồn cầu. Sau đó, dùng lực ấn mạnh từ trên xuống dưới, sao cho nước ngập hết pít-tong; lặp đi lặp lại một cách dứt khoát chu trình trên cho đến khi nước bắt đầu rút một cách tự nhiên.
Thông bồn cầu bằng pit-tong cao su
Xử lý bằng áp lực nước
Khi thấy hiện tượng nước khó rút, hãy bình tĩnh đợi trong vòng 3-5 phút để nước về đầy trong bồn chứa, sau đó ấn mạnh. Có thể làm đi làm lại 2-3 lần liên tiếp, nếu nước rút được nhanh thì bạn đã thành công. Cách làm này sẽ hiệu quả khi bồn cầu tắc nhẹ do giấy ùn ứ.
Xử lý bằng băng dính và túi ni lông
Khi dùng áp lực nước không thành công, có thể bồn cầu bị tắc do có vật cản bên trong, để tạo áp lực đẩy vật gây ùn tắc, bạn lấy 1 miếng ni lông và băng dính to bản bọc kín bồn cầu. Sau đó xả nước mạnh và dùng tay ấn chặt mặt nilong căng phồng không khí xuống. Áp lực không khí sẽ đẩy trôi nước và các chất thải gây tắc bồn cầu.
Xử lý bằng baking soda và giấm
Nguyên nhân thường gặp gây ra tình trạng bồn cầu thoát nước chậm là do giấy vệ sinh bị đọng lại. Nếu gặp sự cố này, bạn có thể sử dụng giấm, nước nóng cùng bột baking soda đổ vào bồn cầu. Những chất này tạo nên phản ứng hóa học và làm tan những chất gây tắc bồn cầu.
>> Tham khảo: Cách thông bồn cầu tại nhà cực đơn giản chỉ bằng bát muối với baking soda
Thông bồn cầu bằng bột banking soda và giấm
Xử lý bằng móc treo quần áo
Đây là cách làm đơn giản với những vật dụng gần gũi, phổ biến trong các gia đình. Khi phát hiện bồn cầu bị tắc, bạn có thể dùng một chiếc móc quần áo lớn, nắn chỉnh lại cho phù hợp và dùng để đẩy chất ùn ứ xuống hoặc kéo những vật cản trong bồn cầu ra, sau đó xả nước, nếu nước chảy nhanh có nghĩa bạn đã thông thành công bồn cầu.
Để triệt để khắc phục tình trạng bồn cầu thoát nước chậm, trong quá trình lắp đặt, sử dụng, bạn cần chú ý chọn giấy vệ sinh phù hợp, không để rơi đồ vật khó tiêu vào bồn cầu, thường xuyên sử dụng bột enzyme để các vi sinh vật xử lý các chất thải…
Trên đây là một số nguyên nhân và cách tự xử lý bồn cầu thoát nước chậm đơn giản nhất. Hi vọng bạn có thể phòng tránh và khắc phục tình trạng bồn cầu xuống nước chậm ở gia đình mình.
Bạn đang xem: 5 nguyên nhân bồn cầu thoát nước chậm và cách tự xử lý
Chuyên mục: Mẹo vặt cuộc sống
Các bài liên quan
- Hướng dẫn vệ sinh kệ chén, kệ bếp, kệ gia vị nhanh chóng, sạch nhất
- Cách bảo quản gừng tươi lâu để ăn quanh năm
- [Bí quyết] Cách bảo quản sả được tươi lâu
- Cách rửa rau sạch đúng cách và những sai lầm cần tránh
- Top 4 nắp bồn cầu thông minh không dùng điện giá rẻ tốt nhất
- Cách trồng dâu tây và chăm sóc đúng kỹ thuật nhanh có quả tại nhà