Những bệnh thường gặp trong mùa mưa và cách phòng tránh
Vào mùa mưa, khí hậu trở nên mát mẻ và dễ chịu hơn nhưng cũng là nguyên nhân tạo điều kiện cho các vi khuẩn, virus có hại phát triển mạnh mẽ, rất dễ bị bệnh. Hãy cùng META.vn tìm hiểu một số căn bệnh thường gặp trong mùa mưa và cách phòng tránh của nó như thế nào cho hiệu quả qua bài viết dưới đây nhé!
Vào mùa mưa, khí hậu trở nên mát mẻ và dễ chịu hơn nhưng cũng là nguyên nhân cho các vi khuẩn, virus có hại phát triển mạnh mẽ, rất dễ bị bệnh.
Những bệnh thường gặp vào mùa mưa
Bệnh cảm lạnh
Nguyên nhân gây bệnh
Cảm lạnh là một trong những căn bệnh truyền nhiễm dễ mắc phải vào mùa mưa. Nó có thể dễ dàng bắt gặp ở mọi độ tuổi từ trẻ em cho đến người già. Có rất nhiều loại virus gây ra bệnh cảm lạnh nhưng virus gây bệnh phổ biến đó là Rhinoviruse. Nó xâm nhập vào cơ thể người bệnh qua mắt, mũi, miệng. Không chỉ vậy, virus còn lây qua đường hô hấp, qua tay khi người không bị bệnh tiếp xúc với người bị bệnh. Triệu chứng của bệnh này như sau: Sau 1 - 3 ngày khi bị nhiễm lạnh, cơ thể của người bệnh sẽ xuất hiện sốt cao, viêm họng, ho, nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, đau đầu, đau nhức cơ thể...
Cách phòng tránh
- Nghỉ ngơi để lấy lại sức, bổ sung thêm vitamin và các khoáng chất để cơ thể luôn khỏe mạnh.
- Rửa tay thật sạch với xà phòng và nước thường xuyên, khử trùng các đồ dùng trong nhà, đồ chơi trẻ em, làm sạch nhà bếp, nhà vệ sinh, nhất là trong gia đình có người bị bệnh cảm lạnh.
- Khi bị hắt hơi, ho, nên dùng khăn giấy che lại rồi vứt vào thùng rác, rửa tay với xà phòng trước khi làm việc khác.
- Không dùng chung đồ vệ sinh cá nhân, không uống chung ly, cốc, khăn mặt, bàn chải đánh răng.
- Hạn chế tiếp xúc gần với những người bi bệnh cảm lạnh.
- Tập thể dục đều đặn, ăn uống điều độ, đủ chất, ngủ đủ giấc để tăng sức đề kháng.
>>> Xem thêm: Thực phẩm nào có tác dụng nâng cao sức đề kháng đề phòng cảm cúm, virus chủng mới?
Bệnh sốt rét
Nguyên nhân gây bệnh
Khi mùa mưa tới là cơ hội để các mầm bệnh phát triển, đặc biệt là những vũng nước mưa đọng, nơi sản sinh của muỗi, bọ gậy, lăng quăng... Bệnh sốt rét chủ yếu lây qua đường máu khi bị muỗi cái Anophen đốt hoặc qua các đường truyền nhiễm khác như tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh. riệu chứng của bệnh này thường là: Sốt, nhức đầu, buồn nôn, đau cơ...
Cách phòng tránh
- Vệ sinh sạch sẽ nơi ở, tránh ẩm mốc, đọng nước ở các lu, thùng chứa nước để giảm khả năng sinh sản của muỗi.
- Nên ngủ mùng (màn) khi ngủ, xịt chống côn trùng để tránh tình trạng muỗi đốt và nhiễm bệnh vào ban đêm.
- Vệ sinh sạch và thường xuyên các dụng cụ chứa nước trong nhà.
- Đến các cơ sở y tế để khám khi phát hiện các triệu chứng mắc bệnh.
>>> Có thể bạn chưa biết: Các loại tinh dầu có tác dụng đuổi muỗi ra khỏi nhà hữu hiệu
Sốt xuất huyết
Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh sốt xuất huyết là một trong những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do muỗi vằn đốt từ người bị bệnh sang người khỏe mạnh. Triệu chứng của bệnh này là sốt cao, đau nhức người, mệt mỏi, đau đầu, đau sau hốc mắt, tiêu chảy, đau họng và ăn uống dễ bị nôn ói...
>>> Tìm hiểu thêm: Sốt xuất huyết nên ăn uống gì? Kiêng gì khi điều trị?
Cách phòng tránh
- Đậy kín và vệ sinh các dụng cụ chứa nước hay các nơi muỗi trú ngụ, sinh sản như xô, bể nước, chum...
- Thả cá vào các dụng cụ chứa nước để diệt lăng quăng (bọ gậy).
- Vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ, ngăn nắp gọn gàng.
- Nên ngủ với mùng (màn) kết hợp với xịt chống côn trùng, dùng vợt muỗi, kem đuổi muỗi...
- Mặc quần áo dài tay.
>>> Thông tin hữu ích: Làm thế nào để phân biệt muỗi gây sốt xuất huyết với muỗi thường
Các bệnh về da
Nguyên nhân gây bệnh
Vào mùa mưa, nếu đi ra đường thì chân tay bạn sẽ bị dính nước mưa, nước bẩn... nó có thể xuất hiện một số bệnh ngoài da như viêm nang lông, mụn trên da, nước ăn chân...
Cách phòng tránh
Để phòng tránh tình trạng này, bạn cần sắp xếp cho mình một lộ trình hợp lý để da không tiếp xúc với nước bẩn. Hơn nữa, bạn nên chuẩn bị cho mình những bộ áo mưa tiện lợi, các đồ dùng bảo vệ cơ thể khi phải di chuyển ngoài trời mưa để tránh cho da tay và chân tiếp xúc với nước mưa, nước bẩn trên đường. Sau khi đi mưa về, bạn nên rửa tay thật sạch với xà phòng rồi lau khô.
>>> Có thể bạn quan tâm:
- Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không? Bé bị tay chân miệng có thể mắc biến chứng gì?
- Bệnh tay chân miệng lây qua đường nào? Hiểu để phòng bệnh hiệu quả
- Trẻ bị chân tay miệng cần kiêng những gì?
Bệnh đau xương khớp
Nguyên nhân gây bệnh
Khi chuyển mùa mưa, những người có tiền sử bị bệnh đau xương khớp, đau cơ thường hay bị đau. Nguyên nhân là do tiết trời mưa lạnh khiến các mạch máu ngoại vi giảm khả năng cung cấp máu cho các cơ quan ngoại biên trong cơ, khớp...
Cách phòng tránh
Để phòng bệnh đau xương khớp, bạn nên tập luyện thể thao hằng ngày, xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung các vitamin, canxi và cần uống nhiều nước để duy trì độ trơn tru giữa các khớp.
Bệnh đau mắt đỏ
Nguyên nhân gây bệnh
Đau mắt đỏ là loại bệnh thường gặp ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Bệnh rất dễ mắc phải và bùng phát thành dịch tại những nơi có điều kiện vệ sinh, nước không được đảm bảo, đặc biệt là trong mùa mưa lũ. Bệnh có thời gian ủ bệnh trung bình khoảng 8 ngày và có thời gian phát bệnh kéo dài trong vài ngày, vài tuần, thậm chí có thể lâu hơn tùy thuộc vào phương pháp điều trị. Triệu chứng của bệnh này đó là mí mắt sưng đau, mọng, mắt đỏ...
Cách phòng tránh
- Đảm bảo vệ sinh cá nhân thường xuyên, sạch sẽ, luôn rửa tay với xà phòng và nước sạch.
- Dùng riêng các đồ dùng cá nhân như khăn rửa mặt, gối, chậu rửa mặt...
- Giặt sạch khăn mặt bằng xà phòng và nước sạch, phơi khăn ngoài nắng hằng ngày.
- Tuyệt đối không lấy tay dụi mắt.
>> Xem thêm: Thời tiết cuối tuần này ra sao? Theo dõi dự báo thời tiết trong 3 đến 7 ngày tới
Trên đây là một số bệnh thường gặp trong mùa mưa và cách phòng tránh mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn, mong rằng những thông tin trên đây có thể giúp bạn tự phòng tránh các căn bệnh nguy hiểm cho gia đình và người thân. Chúc bạn và gia đình thật nhiều sức khỏe.
Bạn đang xem: Những bệnh thường gặp trong mùa mưa và cách phòng tránh
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Rau dền có tác dụng gì? Bà bầu ăn rau dền được không?
- Tắm đêm có tốt không? Tắm khuya, tắm muộn có tác hại gì?
- Tế bào gốc là gì? Ứng dụng tế bào gốc trong y học và thẩm mỹ
- Quả đào tiên có tác dụng gì? Quả đào tiên có ăn được không?
- Cách trị nám bằng lá tía tô thế nào? Lá tía tô có trị nám được không?
- Hiện tượng hắt xì hơi (nhảy mũi) theo giờ, liên tục nói lên điều gì?