Trẻ bị chân tay miệng cần kiêng những gì?
Chân tay miệng (hay còn gọi là tay chân miệng) là một trong những bệnh lý truyền nhiễm khá phổ biến thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Bên cạnh việc điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ thì việc kiêng cữ cho trẻ cũng khá quan trọng để giúp bệnh nhanh chóng được đẩy lùi. Vậy trẻ bị chân tay miệng cần kiêng những gì? Bạn hãy cùng theo dõi bài viết này của chúng tôi để có được câu trả lời nhé!
Chân tay miệng (hay còn gọi là tay chân miệng) là một trong những bệnh lý truyền nhiễm khá phổ biến thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Bên cạnh việc điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ thì việc kiêng cữ cho trẻ cũng khá quan trọng để giúp bệnh nhanh chóng được đẩy lùi. Vậy trẻ bị chân tay miệng cần kiêng những gì? Bạn hãy cùng theo dõi bài viết này của chúng tôi để có được câu trả lời nhé!
Xem nhanh nội dung
Bé bị tay chân miệng cần kiêng những gì?
Kiêng tiếp xúc với trẻ khác
Đây là việc quan trọng đầu tiên mà bạn cần làm khi em bé nhà mình bị tay chân miệng bởi đây là một trong những bệnh truyền nhiễm có nguy cơ lây lan rất nhanh. Chính vì thế, nếu trẻ đang đi học thì cha mẹ cần cho bé nghỉ học khoảng 10 đến 14 ngày để tránh lây cho các bạn khác. Còn nếu bé chưa đi học thì cha mẹ nên cho bé ở nhà và không tiếp xúc với trẻ em hàng xóm hoặc anh, chị em của bé.
Bên cạnh đó, bạn cũng không được cho bé dùng chung các vật dụng cá nhân như cốc, thìa, khăn tắm, chậu tắm, đồ chơi,... với các thành viên khác trong gia đình để hạn chế nguy cơ lây bệnh.
Với những người trực tiếp chăm sóc bé như cha, mẹ, ông, bà thì phải đeo khẩu trang và phải thường xuyên rửa tay bằng xà bông hoặc nước rửa tay, gel rửa tay khô.
Kiêng đồ ăn giàu arginine
Arginine là một loại axit amin có thể làm virus sinh sôi, điều này đồng nghĩa với việc nếu bé sử dụng các thực phẩm chứa arginine thì sẽ càng làm tình trạng bệnh chân tay miệng nghiêm trọng hơn. Chính vì thế, bạn cần loại bỏ những thực phẩm giàu arginine ra khỏi khẩu phần ăn của bé, các thực phẩm đó bao gồm:
- Socola
- Đậu phộng
- Nho khô
- Các loại hạt...
Kiêng thực phẩm cay, nóng, cứng và mặn
Thông thường, trẻ bị chân tay miệng sẽ xuất hiện các vết loét trong khoang miệng và cổ họng. Vì vậy, nếu bé dùng các thực phẩm cay, nóng, cứng hoặc quá mặn sẽ khiến cho các vết loét đó bị kích ứng, khiến cho bé cảm thấy khó chịu, đau rát, thậm chí là khó lành hơn.
Kiêng thực phẩm giàu chất béo bão hòa
Những thực phẩm giàu chất béo bão hòa như đồ ăn nhanh, khoai tây chiên,... hay những chế phẩm từ bơ sữa có thể làm tình trạng viêm trầm trọng hơn, khiến các vết loét lan rộng và ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của trẻ. Chính bởi thế, bạn cũng nên loại bỏ những thực phẩm này ra khỏi khẩu phần ăn khi mà bé đang bị tay chân miệng nhé.
Kiêng gãi hoặc chạm vào các vết loét
Khi bị chân tay miệng, các bé sẽ rất khó chịu và thường có xu hướng sờ mó hoặc gãi các bọng nước ở trên da. Chính điều này sẽ làm tình trạng bệnh trở nên khó kiểm soát hơn, vì thế, cha mẹ cần phải chú ý đến trẻ, không để trẻ gãi hay chọc vào các nốt đó.
Ngoài ra, trong quá trình chăm sóc bé bị tay chân miệng, bạn cũng cần lưu ý không nên sử dụng các loại thìa, dĩa sắc nhọn bởi những vật dụng này có thể làm tổn thương các vết loét trong miệng của bé, khiến bé khó chịu. Đồng thời, bạn cũng không được cho bé tắm nước muối, nước chanh hoặc tự ý bôi các loại kem ngoài da mà chưa được sự đồng ý của bác sĩ.
>>> Cha mẹ cần biết:
- Bệnh tay chân miệng lây qua đường nào? Hiểu để phòng bệnh hiệu quả
- 6 Biểu hiện của bệnh tay chân miệng ở trẻ em cha mẹ nên biết
- Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không? Bé bị tay chân miệng có thể mắc biến chứng gì?
Sai lầm khi kiêng cữ cho trẻ bị chân tay miệng
Nhiều bậc phụ huynh thường có suy nghĩ khi trẻ bị chân tay miệng dẫn tới phát ban khắp người thì phải kiêng gió, kiêng nước. Tuy nhiên, đây lại là quan niệm hoàn toàn sai lầm và không có cơ sở khoa học. Trên thực tế, nếu kiêng không cho bé tắm là đồng nghĩa với việc bạn đang tạo một môi trường thuận lợi để các loại vi khuẩn, virus phát triển và làm tình trạng bệnh có thể diễn biến xấu hơn. Cách tốt nhất đó là bạn nên giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé, đồng thời đảm bảo môi trường sống xung quanh trong lành, thoáng mát, không để bé tiếp xúc với không khí ô nhiễm hay nước bẩn nhé.
Lưu ý chế độ ăn cho trẻ bị chân tay miệng
Bên cạnh những điều cần kiêng cữ bên trên thì cha mẹ cũng cần chú ý tới chế độ ăn để bé nhanh chóng khỏi bệnh. Dưới đây sẽ là những lưu ý về chế độ ăn cho bé bị tay chân miệng:
- Cho trẻ sử dụng các loại thức ăn mềm, loãng, nguội để bé dễ nuốt.
- Nếu bé muốn uống sữa, bạn nên để sữa vào ngăn mát tủ lạnh bởi một ly sữa mát sẽ khiến bé cảm thấy dễ chịu hơn.
- Nên bổ sung vitamin C cho bé bằng các loại thực phẩm như rau xanh, cam, quýt,...
- Cho trẻ ăn uống đủ chất, đặc biệt là thực phẩm chứa protein, kẽm để tạo kháng nguyên, kháng thể. Một số thực phẩm giàu protein và kẽm mà bạn nên cho bé ăn, ví dụ như trứng, thịt, dưa hấu,...
- Nếu các nốt mụn nước bị vỡ thì bạn cần bổ sung thêm nhiều vitamin A cho trẻ bằng các loại thực phẩm như cà rốt, ngô,... để chống bội nhiễm.
- Với trẻ sơ sinh hoặc bé dưới 1 tuổi bị tay chân miệng đang còn bú mẹ thì bạn cần cho bú như bình thường, đồng thời có thể tăng số lần bú lên vì mỗi lần trẻ bú sẽ không được nhiều như bình thường.
Hi vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ giúp bạn biết được trẻ bị chân tay miệng cần kiêng những gì để từ đó có cách chăm sóc bé khoa học nhất, giúp bé nhanh chóng khỏi bệnh. Chúc bạn và bé yêu sẽ sớm chiến thắng được căn bệnh khó ưa này nhé.
Bạn đang xem: Trẻ bị chân tay miệng cần kiêng những gì?
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Rau dền có tác dụng gì? Bà bầu ăn rau dền được không?
- Tắm đêm có tốt không? Tắm khuya, tắm muộn có tác hại gì?
- Tế bào gốc là gì? Ứng dụng tế bào gốc trong y học và thẩm mỹ
- Quả đào tiên có tác dụng gì? Quả đào tiên có ăn được không?
- Cách trị nám bằng lá tía tô thế nào? Lá tía tô có trị nám được không?
- Hiện tượng hắt xì hơi (nhảy mũi) theo giờ, liên tục nói lên điều gì?