Sốt xuất huyết nên ăn uống gì? Kiêng gì khi điều trị?

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường lúc nóng lúc lạnh chính là thời điểm thích hợp cho dịch sốt xuất huyết bùng phát. Khi mắc sốt xuất huyết, người bệnh thường dễ bị mệt mỏi, chán ăn... việc bổ sung dinh dưỡng để người bệnh có đủ sức đề kháng là điều mà chính bản thân người bệnh và gia đình đều rất lo lắng. Vậy người bị sốt xuất huyết nên ăn uống gì? Kiêng gì? Hãy cùng META tìm hiểu ngay nhé.

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường lúc nóng lúc lạnh chính là thời điểm thích hợp cho dịch sốt xuất huyết bùng phát. Khi mắc sốt xuất huyết, người bệnh thường dễ bị mệt mỏi, chán ăn... việc bổ sung dinh dưỡng để người bệnh có đủ sức đề kháng là điều mà chính bản thân người bệnh và gia đình đều rất lo lắng.

>>> Bạn cần biết: Những dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết dễ nhận biết

Người bị sốt xuất huyết nên ăn uống gì? Kiêng gì? 

Sốt xuất huyết nên ăn uống gì?

Bệnh sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm thường đi kèm với sốt cao, mất nước, buồn nôn, ói mửa... dẫn đến cơ thể mệt mỏi, đau nhức cơ bắp và xương khớp. Để đảm bảo dinh dưỡng cũng như tăng cường sức đề kháng cho người bệnh, bên cạnh việc sử dụng thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, bạn cũng cần tăng cường bổ sung những thực phẩm có lợi cho sức khỏe của người bệnh. Nếu bạn chưa biết người bị sốt xuất huyết nên ăn uống gì thì có thể tham khảo những gợi ý dưới đây của chúng tôi:

  • Uống đủ nước: Khi bị sốt, quá trình bay hơi nước trong cơ thể diễn ra nhanh hơn. Từ đó, bạn sẽ có nguy cơ rơi vào trạng thái mất nước. Nhằm khắc phục vấn đề này, khi bị sốt xuất huyết bạn cần tích cực bổ sung nước cho cơ thể. 

Uống đủ nước là nguyên tắc sống còn khi bị sốt xuất huyết

  • Cháo hoặc súp: Cảm giác chán ăn, miệng đắng khi bị sốt là dấu hiệu dễ thấy nhất, gây khó chịu cho người mắc bệnh, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Cháo hay thực phẩm được xay nhuyễn, nấu nhừ như soup thường được gợi ý cho người bị sốt xuất huyết vì chúng dễ nuốt hơn thực phẩm bình thường, dễ tiêu hóa và giúp cung cấp năng lượng cho người bệnh. Bạn có thể nấu cháo kết hợp với nhiều loại thực phẩm giàu dinh dưỡng khác như thịt, cá, hải sản, rau củ quả... để đảm bảo cung cấp đầy đủ các nhóm chất cho cơ thể người bệnh.
  • Nước cam, nước hoa quả: Sốt xuất huyết có được uống nước cam hay không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể bạn nhé! Không chỉ nước cam mà các loại nước hoa quả chứa nhiều vitamin C khác như nước chanh, nước bưởi... cũng đều được. Các loại nước hoa quả chứa nhiều vitamin C và khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng, giúp cho thành mạch máu khỏe hơn; và từ đó tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm. Ngoài ra, nước cam còn có lợi cho hệ tiêu hóa, làm tăng lượng nước tiểu và thúc đẩy các kháng thể để cơ thể phục hồi nhanh hơn.
  • Nước dừa: Nước dừa giúp bổ sung chất điện giải và nhiều chất khoáng vi lượng khác cho cơ thể bị mất nước do sốt xuất huyết. Do đó, bạn đừng lo lắng sốt xuất huyết uống nước dừa được không bởi các bác sĩ thường khuyến khích người bệnh nên uống nhiều nước dừa trong quá trình điều trị và hồi phục sau khi mắc bệnh để bù lại lượng nước và khoáng chất mà cơ thể bị mất. 

Sốt xuất huyết nên ăn uống gi giúp bổ sung nước, điện giải, ví dụ như nước dừa

  • Thực phẩm giàu protein: Người bệnh bị sốt xuất huyết nên ăn nhiều thực phẩm giàu protein, chẳng hạn như sữa, trứng và các sản phẩm từ sữa. Bạn nên phân chia chúng một cách hợp lý vào các bữa ăn. Cá và thịt gà cũng là những thực phẩm tốt cho người bệnh sốt xuất huyết, tăng cường sức khỏe giúp đánh bại virus sốt xuất huyết.
  • Súp lơ xanh: Vitamin K trong súp lơ xanh có nhiều tác dụng tích cực giúp tái tạo tiểu cầu trong máu, làm tăng chất lượng máu trong cơ thể. Bên cạnh đó, nó còn chứa nhiều chất chống oxy hóa và hàm lượng khoáng chất cao giúp tăng cường đề kháng. 
  • Cải bó xôi: Cải bó xôi là một nguồn thực phẩm giàu axit béo omega-3 và sắt, giúp cải thiện hệ thống miễn dịch. Việc ăn rau cải bó xôi hàng ngày cũng là một cách bổ sung vitamin K hiệu quả để tăng số lượng tiểu cầu trong máu. 

Rau chân vịt chứa nhiều vitamin K có lợi cho người bị sốt xuất huyết

>>> Xem thêm: 10 cách đuổi muỗi hiệu quả - Đề phòng sốt xuất huyết, vi rút zika

Bị sốt xuất huyết có phải kiêng ăn gì không?

Một số thực phẩm dưới đây người bệnh cần kiêng ăn vì dễ gây rối loạn, biến chứng nguy hiểm và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe:

  • Đồ ăn nhiều dầu mỡ: Những đồ ăn có nhiều dầu mỡ như đồ chiên, xào, bánh rán làm cho cơ thể người bệnh dễ bị đầy bụng, khó tiêu, khó chịu và làm cho cơ thể mệt mỏi, khó hồi phục.
  • Đồ cay nóng: Thực phẩm cay, nóng thường làm cho nhiệt độ trong cơ thể của chúng ta tăng lên cho nên nếu đang bị sốt xuất huyết thì bạn nên tránh những loại đồ ăn này. Người bệnh thân thể đã yếu ớt, sức đề kháng đã giảm cho nên nếu ăn nhiều thực phẩm không tốt, quá cay, quá nóng có thể khiến chúng ta lâu hồi phục và làm ảnh hưởng đến sức khỏe quá nhiều. 
  • Đồ ngọt, các chất kích thích: Tránh ăn các loại thức ăn nhiều đường như bánh kem, bánh sữa, nước uống có gas... sẽ giúp cơ thể bạn hồi phục nhanh hơn bởi nạp quá nhiều đường khi cơ thể đang suy nhược khiến hệ thống tiêu hóa của bạn phải làm việc nhiều hơn để tiêu hóa lượng đường này. Điều đó sẽ dẫn đến cơ thể càng thêm mệt mỏi, uể oải. Các chất kích thích như rượu bia, caffein và thuốc lá cũng cần tuyệt đối tránh xa. 

Nước ngọt, nước có gas, rượu bia... là những thứ người bị sốt xuất huyết không nên ăn uống

  • Thực phẩm có màu sẫm: Các bác sĩ khuyến cáo rằng, người bị bệnh sốt xuất huyết không nên ăn những thực phẩm, thức ăn có màu sẫm vì khi bị bệnh chúng ta dễ bị nôn mửa, chóng mặt. Việc ăn các loại thực phẩm có màu sẫm, màu đỏ có thể làm chúng ta nhầm lẫn với bệnh xuất huyết dạ dày.

>>> Xem thêm: Làm thế nào để phân biệt muỗi gây sốt xuất huyết với muỗi thường

Những điều mà người bệnh nên tránh khi đang điều trị sốt xuất huyết

Khá nhiều người thắc mắc không biết sốt xuất huyết có tắm gội được không? Thực ra khi bị sốt xuất huyết bạn không cần thiết phải kiêng tắm, tuy nhiên, khi tắm bạn cần lưu ý:

  • Nếu bị hạ tiểu cầu thì không nên kỳ cọ mạnh trong khi tắm bởi sẽ gây chảy máu dưới da hoặc trong cơ, cực kỳ nguy hiểm.
  • Trong thời gian từ cuối ngày thứ 3 đến hết ngày thứ 7 của bệnh, người bệnh không nên tắm gội bởi sẽ làm cho thành mạch giãn mạnh, khiến tình trạng xuất huyết trầm trọng hơn. Tốt nhất bạn chỉ nên dùng khăn ẩm lau người. Trong trường hợp bất khả kháng phải tắm thì nên tắm nước ấm ở nơi kín gió.
  • Tránh dùng nước lạnh tắm khi bị sốt xuất huyết, vì sẽ làm mạch ngoài da co lại, mạch nội tạng giãn ra, dẫn đến nguy cơ tử vong rất cao.

Sốt xuất huyết có tắmSốt xuất huyết có tắm gội được không nếu dùng nước ấm? gội được không nếu dùng nước ấm?

Cạo gió, xông hơi hoặc những phương pháp dân gian, truyền miệng… đều chưa được chứng minh hiệu quả rõ ràng trong thực tiễn. Vì vậy, không nên tùy tiện áp dụng các biện pháp trên đối với người bệnh để tránh dẫn đến hậu quả đáng tiếc. 

Bị sốt xuất huyết có nằm máy lạnh được không? Trên thực tế, các chuyên gia khẳng định khi bị sốt xuất huyết vẫn có thể nằm máy lạnh, điều hòa bình thường. Không khí mát mẻ dễ chịu sẽ giúp người bệnh nghỉ ngơi thoải mái hơn, tuy nhiên, bạn cần chú ý chỉ nên để nhiệt độ máy lạnh từ 27 - 29ºC và chú ý:

  • Không nên để gió từ máy lạnh hay quạt thổi thẳng vào mặt trẻ có thể khiến trẻ bị ho, khô mũi.
  • Nên mặc đồ dài tay, chất liệu cotton mỏng, thấm mồ hôi tốt khi nằm phòng máy lạnh.
  • Không bật máy lạnh 24/24 vì có thể gây tình trạng bệnh nặng hơn.
  • Thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh phòng ở và máy lạnh định kỳ để tránh những mầm bệnh lưu trú và gây thêm những bệnh khác.

Hy vọng những thông tin trên đây có thể giúp bạn nhiều hơn trong quá trình điều trị bệnh sốt xuất huyết. Ngoài ra, bạn có thể chủ động phòng tránh sốt xuất huyết bằng cách giữ vệ sinh nơi ở, phun thuốc diệt muỗi và sử dụng các loại đèn đuổi muỗi, đèn bắt muỗi, đèn xông tinh dầu... trong nhà.

Bạn đang xem: Sốt xuất huyết nên ăn uống gì? Kiêng gì khi điều trị?

Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe

Chia sẻ bài viết