Bệnh tay chân miệng lây qua đường nào? Hiểu để phòng bệnh hiệu quả

Tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ với nhiều triệu chứng khác nhau và có thể để lại nhiều biến chứng nặng nề. Chính vì vậy, rất nhiều bố mẹ lo lắng muốn biết bệnh tay chân miệng lây qua đường nào để có biện pháp chủ động phong tránh. Bài viết này chúng tôi sẽ cùng các bậc cha mẹ có con nhỏ giải đáp những thắc mắc đó. 

Tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ với nhiều triệu chứng khác nhau và có thể để lại nhiều biến chứng nặng nề. Chính vì vậy, rất nhiều bố mẹ lo lắng muốn biết bệnh tay chân miệng lây qua đường nào để có biện pháp chủ động phong tránh. Bài viết này chúng tôi sẽ cùng các bậc cha mẹ có con nhỏ giải đáp những thắc mắc đó. 

Bệnh tay chân miệng lây qua đường nào? 

Bệnh tay chân miệng là một bệnh lý nguy hiểm do 2 chủng virus đường ruột Coxsackievirus và Enterovirus gây ra. Nhiều người đến giờ vẫn còn chưa biết bệnh tay chân miệng có lây không thì câu trả lời là có. Không những vậy, đây còn là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể bùng phát thành dịch. Bệnh tay chân miệng ở trẻ có thể diễn ra quanh năm nhưng phổ biến nhất thường là từ tháng 2 đến tháng 4 và từ tháng 9 đến tháng 12. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh cần phải biết rõ bệnh tay chân miệng lây qua đường nào để có biện pháp chủ động phòng bệnh cho trẻ.

Bệnh tay chân miệng lây qua đường tiêu hóa và hô hấp

Bệnh tay chân miệng thường lây truyền qua 2 đường, chủ yếu qua đường tiêu hóa (trực tiếp) và đường hô hấp (gián tiếp), virus gây bệnh tồn tại trong nước bọt, dịch hắt hơi, sổ mũi, phân, dịch vỡ bóng nước trên da, niêm mạc... Đặc biệt, khi phát tán ra ngoài, virus vẫn có thể tồn tại khá lâu trong môi trường nhiệt độ phòng, bám lên đồ dùng, đồ chơi, sàn nhà, ly chén, khăn, quần áo... 

Đối tượng chủ yếu của bệnh tay chân miệng thường là trẻ nhỏ từ 2 đến 5 tuổi. Bởi trong giai đoạn này, trẻ bắt đầu trở nên hiếu động, thường hay bò, trườn, tập đi, tập ăn, đi học mẫu giáo tiếp xúc với nhiều bạn nhỏ khác, ngậm mút chung đồ chơi... nhưng hệ miễn dịch còn kém, lại chưa biết cách vệ sinh thật tốt. Đây là những môi trường và điều kiện thuận lợi để cho virus gây bệnh lây lan từ trẻ này sang trẻ khác. Kể cả khi trẻ nhỏ khỏe mạnh nhưng tiếp xúc với môi trường này cũng rất dễ bị lây nhiễm. Ngoài ra, một số báo cáo cũng cho thấy rằng người lớn cũng có nguy cơ cao mắc tay chân miệng khi chăm sóc, tiếp xúc nhiều với trẻ đang bị bệnh.

Bệnh tay chân miệng có lây nên dễ bùng phát thành dịch

Nguy cơ lây truyền bệnh mạnh nhất trong tuần đầu tiên sau khi nhiễm bệnh và giai đoạn lây nhiễm có thể kéo dài vài tuần (dù người bệnh đã khỏi) do virus còn khu trú trong phân. Vì vậy, để tránh lây lan bệnh sang người khác, cha mẹ nên cách ly con mình từ 1 tuần đến 14 ngày hoặc đến khi bé khỏi bệnh hoàn toàn, không còn khả năng lây truyền bệnh cho những đối tượng khác. 

Phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ như thế nào?

Qua việc biết rõ bệnh tay chân miệng lây qua đường nào, các bậc cha mẹ nên có những biện pháp để giúp trẻ phòng tránh căn bệnh này. Bởi hiện nay, bệnh tay chân miệng vẫn chưa có vắc-xin hay thuốc đặc trị, việc chữa bệnh chủ yếu vẫn là điều trị triệu chứng và nâng cao sức đề kháng để cơ thể tự chống chọi với bệnh. Hơn nữa, bệnh do hai chủng virus khác nhau gây ra nên vẫn có thể có nguy cơ tái nhiễm. 

Để phong bệnh tay chân miệng thì việc quan trọng nhất là cha mẹ phải dạy trẻ cách giữ vệ sinh sạch sẽ từ những hành động nhỏ nhất như: 

  • Rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt các thời điểm sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với các bọng nước, trước khi ăn uống...
  • Không được cho tay vào miệng hay ngậm mút đồ chơi.
  • Tắm gội, thay quần áo hằng ngày.
  • Che mũi và miệng khi ho hoặc hắt hơi.

Bố mẹ nên tập cho bé thói quen rửa tay thường xuyên để phòng bệnh tay chân miệng

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần phải chú ý đến vấn đề vệ sinh không gian sống xung quanh cũng như trước khi tiếp xúc với trẻ:

  • Người lớn trước khi nấu ăn và cho trẻ ăn, trước và sau khi thay tã... cũng cần phải rửa tay thật sạch với xà phòng diệt khuẩn.
  • Cho trẻ ăn thức ăn chế biến sạch sẽ, an toàn, bổ sung nhiều vitamin C và uống nước đun sôi để nguội.
  • Thường xuyên lau rửa, tẩy trùng đồ chơi, đồ dùng học tập, các vật dụng của trẻ như khăn lau, áo quần, chén bát... bằng xà phòng hoặc chất tẩy có chứa chlorine pha loãng.
  • Bàn ghế, sàn nhà, tay vịn, cầu thang, nắm cửa trong nhà cần được quét dọn, lau chùi bằng nước sát trùng định kỳ. Tương tự với những không gian khác trong nhà như nhà tắm, nhà vệ sinh, cống thoát nước... 
  • Tã và khăn giấy đã qua sử dụng cần vứt vào thùng rác đậy kín.
  • Không tiếp xúc trực tiếp với trẻ bị nhiễm bệnh.
  • Theo dõi sức khỏe của trẻ hằng ngày để phát hiện sớm những biểu hiện bất thường. Nếu thấy có những biểu hiện của bệnh tay chân miệng cần sớm đưa trẻ đến các trung tâm y tế để được thăm khám và theo dõi.

Những gia đình có trẻ nhỏ cũng cần đảm bảo không gian sống trong lành cho trẻ

Qua bài viết này, hy vọng các bậc phụ huynh đã hiểu rõ được bệnh tay chân miệng lây qua đường nào và biết cách chủ động phòng chống. Tuy tay chân miệng dễ lây lan thành dịch nhưng cũng không phải một bệnh quá khó chữa nếu cha mẹ thực hiện đúng các biện pháp phòng bệnh hay phát hiện sớm những biểu hiện bệnh của trẻ.

Bạn đang xem: Bệnh tay chân miệng lây qua đường nào? Hiểu để phòng bệnh hiệu quả

Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe

Chia sẻ bài viết