Máy tạo oxy trong phòng ngủ và 4 lưu ý quan trọng không thể bỏ qua
Ngày nay, khi y học công nghệ ngày càng phát triển, rất nhiều loại may tiện lợi đã ra đời đã hỗ trợ cho các y bác sĩ cũng như người nhà bệnh nhân để chăm sóc người bệnh một cách tốt nhất, trong đó có loại máy tạo oxy. Tuy nhiên, để sử dụng an toàn và hiệu quả máy tạo oxy trong phòng ngủ, bạn không được bỏ qua 4 lưu ý quan trọng dưới đây nhé!
Ngày nay, khi y học công nghệ ngày càng phát triển, rất nhiều loại thiết bị y tế tiện lợi đã ra đời nhằm hỗ trợ cho các y tá, bác sĩ cũng như người nhà bệnh nhân chăm sóc người bệnh, trong đó có loại máy tạo oxy. Tuy nhiên, để sử dụng an toàn và hiệu quả máy tạo oxy trong phòng ngủ, bạn không được bỏ qua 4 lưu ý quan trọng dưới đây nhé!
4 lưu ý khi sử dụng máy tạo oxy trong phòng ngủ
Lưu ý 1: Hiểu rõ máy tạo oxy là gì? Vì sao cần sử dụng máy tạo oxy trong phòng ngủ?
Người sử dụng phải hiểu rõ nguyên lý hoạt động, cách vận hành của máy tạo oxy để sử dụng đúng cách
Máy tạo oxy là gì?
Máy tạo oxy (tên tiếng Anh: Oxygen Concentrator) là thiết bị y tế hỗ trợ chức năng phổi cho người bệnh.
Nguyên lý hoạt động của máy: Không khí trong tự nhiên có khoảng 21% là oxy, còn lại là nitơ và các loại khí khác. Máy tạo oxy sẽ lấy không khí trực tiếp từ xung quanh sau đó chuyển qua hệ thống lọc để loại bỏ sạch những chất độc hại, khí trơ bằng cách xả lại ra ngoài. Cuối cùng, máy chỉ giữ lại khí oxy tinh khiết có nồng độ trên 90% (hay còn gọi là oxy y tế) để cung cấp cho bệnh nhân.
>> Xem thêm: Oxy y tế là gì? Khi nào cần sử dụng oxy y tế?
Thở oxy có những hình thức nào?
Có hai hình thức thở oxy, đó là:
- Thở bằng ống thông qua mũi: Hình thức sử dụng oxy hít qua đường mũi này sẽ hạn chế được việc nồng độ oxy bị loãng.
- Thở oxy qua mặt nạ: Hình thức này thường được áp dụng trong trường hợp khẩn cấp hoặc khi bệnh nhân có tổn thương mũi, họng hay cần cung cấp ngay một lượng oxy nồng độ cao. Cũng chính vì thế, người sử dụng đặc biệt lưu ý không áp dụng hình thức này cho bệnh nhân khó thở mãn tính, bị hen phế quản, lao xơ lan rộng.
Vì sao cần sử dụng máy tạo oxy trong phòng ngủ?
Thiếu oxy có thể khiến khả năng vận động của cơ thể giảm sút, toàn thân mệt mỏi
Bình thường, oxy dễ dàng từ phổi đi vào máu và được tim mạch bơm đi khắp các bộ phận trong cơ thể. Thế nên, khi xảy ra bệnh ở phổi hoặc tim, oxy không thể được hấp thụ và vận chuyển đi dễ dàng đến các cơ quan và các mô của cơ thể nữa, lúc này sẽ khiến cho các bộ phận hoạt động kém đi. Điều này có thể tạo ra một số hệ quả không mong muốn như khả năng vận động giảm sút, khó thở, toàn thân mệt mỏi, rối loạn và mất trí nhớ,...
Oxy y tế là loại khí cần thiết dành cho các bệnh nhân bị đột quỵ, nằm liệt giường, bệnh nhân bị suy tim, suy phổi, khó thở hoặc các trường hợp bệnh nặng cần cung cấp oxy khi cần thiết khác. Bởi vì, ở các trường hợp này, vào thời điểm bị bệnh thì khả năng tự lọc và hấp thụ khí của họ rất kém. Dưới tác dụng của máy tạo oxy, việc tăng cường oxy đến các bộ phận cơ thể (đặc biệt là não) sẽ được thúc đẩy một cách hiệu quả, từ đó hỗ trợ cho các bác sĩ và người chăm sóc trong việc điều trị cho người bệnh.
Máy tạo oxy trong phòng ngủ được thiết kế để phục vụ cho các liệu pháp điều trị tại nhà, giúp cho các gia đình chăm sóc bệnh nhân thuận tiện và cũng giảm thiểu được chi phí, việc di chuyển liên tục đến các trung tâm y tế, phòng khám để điều trị oxy.
>> Đọc thêm: Thiếu oxy trong máu có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị?
Lưu ý 2: Khi đi mua máy tạo oxy cần chú ý gì?
Trước khi mua máy, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ về trường hợp bệnh nhân nhà mình để chọn cho phù hợp
- Trước khi đi mua máy tạo oxy để sử dụng, bạn nhất định phải tham khảo ý kiến của các bác sĩ để lựa chọn máy phù hợp. Trên thị trường hiện nay, các loại máy tạo oxy được chia theo dung tích là loại 1 lít, 3 lít, 5 lít, 10 lít,... Các bác sĩ sẽ dựa theo loại bệnh và tình trạng bệnh để tư vấn xem người đó cần sử dụng loại nào.
- Bạn nên nghiên cứu kỹ thương hiệu sản phẩm, có thể xem đánh giá và trải nghiệm của người mua trước đó để có cái nhìn toàn diện hơn.
- Khi mua máy tạo oxy, bạn nên mua máy mới, lưu ý kiểm tra thông số kỹ thuật của máy, các giấy tờ, hướng dẫn sử dụng đi kèm.
- Máy tạo oxy đều có thiết kế nhỏ gọn, không chiếm nhiều diện tích trong phòng. Tuy nhiên, bạn nên dựa theo các thông số sản phẩm để khảo sát trước vị trí đặt trong phòng, sau đó chọn sản phẩm có kích thước hợp lý nhất.
- Hầu hết các máy tạo oxy đều được lắp bánh xe để dễ dàng di chuyển mà không mất nhiều công sức, vì vậy nên lúc mua bạn cũng cần kiểm tra khả năng vận hành trơn tru của các bánh xe.
Lưu ý 3: Cần chú ý gì khi sử dụng máy tạo oxy trong phòng ngủ tại nhà?
Người dùng phải chú ý tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ
Khi nào thì sử dụng máy tạo oxy trong phòng ngủ?
Bạn cần quan sát người bệnh thường xuyên, khi nào thấy cơ thể họ có dấu hiệu mệt, cần oxy thì cho sử dụng máy tạo oxy. Trước khi sử dụng, bạn hãy kiểm tra nồng độ oxy trong máu của bệnh nhân để điều chỉnh lượng oxy cho phù hợp bằng cách sử dụng các loại máy đo nồng độ bão hòa oxy trong máu.
Nếu nồng độ đo được từ 93 - 99% thì là tình trạng bình thường, khi đó người bệnh không cần thở máy, còn nếu nồng độ bão hòa trong máu chạm mức nhỏ hơn 90% thì nên sử dụng. Bạn nhớ tham khảo thêm các chỉ định của bác sĩ về trường hợp người bệnh cụ thể và phải tuân thủ theo những chỉ định đó một cách tuyệt đối.
Liều lượng và thời gian thở oxy phù hợp
Liều lượng và thời gian sử dụng phải được bác sĩ chỉ định, thông qua, không được tự ý sử dụng
Việc sử dụng liệu pháp oxy phải được thông qua ý kiến của các bác sĩ, có chỉ định chính xác về liều lượng và thời gian sử dụng. Người chăm sóc bệnh nhân cũng cần tuân thủ chặt chẽ quy định này để tránh gặp tác dụng phụ và những biến chứng nguy hiểm khi sử dụng sai cách hoặc quá liều.
Sau một khoảng thời gian sử dụng, nếu bạn nhận thấy người bệnh đã hồi phục, thể trạng sức khỏe không còn mệt mỏi thì ngưng sử dụng để bệnh nhân hít thở oxy từ không khí tự nhiên.
Người chăm sóc lưu ý không sử dụng máy tạo oxy cho người bệnh liên tục mà không tuân theo khuyến cáo của bác sĩ, điều đó có thể khiến phổi của bệnh nhân khó hoạt động bình thường trở lại, bệnh nhân có thể bị “nghiện” oxy y tế và dẫn tới các hệ lụy xấu khác.
Lưu ý khác khi sử dụng và cài đặt
- Oxy sau khi trải qua một quá trình tổng hợp, chiết tách tạp chất ở trong máy thì sẽ bị khô, nóng, vì vậy bạn nên sử dụng máy tạo oxy kèm bình làm ẩm để không bị khô tế bào hô hấp gây kích ứng họng, khô niêm mạc mũi,...
- Đặt máy tại nơi khô ráo, không có tình trạng ẩm ướt, để cách tường, mặt đất và các đồ nội thất khoảng 20 - 30cm. Sắp xếp máy phù hợp, tiện lợi, tạo cảm giác thoải mái nhất cho người sử dụng.
- Không dùng các vật tạo lửa, không hút thuốc hay đặt các vật có nguy cơ phát nổ gần khu vực sử dụng máy tạo oxy cho bệnh nhân.
- Trong quá trình sử dụng phải theo dõi đèn tín hiệu và trạng thái hoạt động của máy cũng như biểu hiện của người bệnh đang dùng máy.
Lưu ý 4: Xử lý khi máy tạo oxy gặp sự cố
Không vận hành máy tạo oxy khi thấy máy có biểu hiện hỏng
Khi sử dụng máy tạo oxy, nếu máy có sự cố hoặc trục trặc, chúng ta cần tuân thủ những lưu ý sau đây:
- Không cố tự sửa máy hoặc thay thế linh kiện, vật tư không chính hãng.
- Nếu máy có vấn đề, hãy liên hệ với trung tâm sửa chữa hoặc nhà cung cấp vật tư chính hãng để đảm bảo “chẩn đoán” đúng sự cố, được thay thế linh kiện có độ tương thích, độ bền tốt cho máy.
- Không vận hành máy tạo oxy khi thấy có biểu hiện bất thường, hỏng hóc, rò rỉ.
- Khi sửa chữa, nên ngắt các nguồn điện để đảm bảo an toàn.
- Thường xuyên kiểm tra máy khi không sử dụng để phát hiện lỗi, hỏng còn kịp thời sửa chữa, đề phòng trường hợp cần dùng khẩn cấp thì máy lỗi.
Với những thông tin trên đây, hy vọng bạn đã nắm được những lưu ý cơ bản khi sử dụng máy tạo oxy trong phòng. Đây là thiết bị y tế có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dùng, thế nên sau khi đã tham khảo ý kiến các bác sĩ, bạn cần lựa chọn thật cẩn thận giữa hàng nghìn sản phẩm trên thị trường.
Chúng tôi khuyên bạn chỉ nên chọn những sản phẩm đến từ thương hiệu có tên tuổi trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và tìm mua tại địa chỉ cung cấp uy tín, chính hãng để đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như được hưởng đầy đủ dịch vụ hậu mãi. Các thương hiệu máy tạo oxy nổi tiếng hiện nay trên thị trường có thể kể đến:
- Thương hiệu Yuwell: Máy tạo oxy Yuwell là một thương hiệu máy tạo oxy chất lượng tốt với mức giá bình dân đến từ Trung Quốc. Yuwell là một hãng chuyên cung cấp các sản phẩm chăm sóc sức khỏe hô hấp như máy trợ thở, máy tạo oxy, máy khí dung,... Sau nhiều năm thành lập, nghiên cứu và phát triển sản phẩm, giờ đây Yuwell tự tin mang đến hệ thống quản lý sức khỏe chuyên nghiệp cùng các giải pháp y tế tuyệt vời, toàn diện cho cuộc sống hằng ngày.
- Thương hiệu iMedicare: iMediCare là thương hiệu Singapore chuyên sản xuất các sản phẩm sức khỏe gia đình, các thiết bị y tế trong bệnh viện với phương châm “Your health, We care”. Các sản phẩm của iMediCare nói chung và máy tạo oxy iMediCare nói riêng đều được sản xuất trên dây chuyền công nghệ tiên tiến, hiện đại nhất hiện nay, đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt chuẩn, trải qua nhiều vòng kiểm nghiệm rồi mới đưa ra thị trường.
- Thương hiệu Philips: Philips là một trong những công ty điện tử lớn nhất thế giới đến từ Hà Lan, có lịch sử hơn 120 năm hình thành và phát triển, chuyên sản xuất các thiết bị điện tử phục vụ đời sống. Đặc biệt, trong lĩnh vực y tế, với phương châm hướng đến việc cung cấp các giải pháp chăm sóc sức khỏe toàn diện, Philips đã gây dựng được chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Máy tạo oxy Philips được đánh giá là dòng sản phẩm có chất lượng tốt, vận hành êm ái, không tạo ra tiếng ồn khó chịu.
Truy cập ngay website META.vn, địa chỉ mua sắm trực tuyến uy tín, có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực bán hàng để mua các sản phẩm phục vụ đời sống sinh hoạt và nhu cầu chăm sóc sức khỏe của gia đình bạn với chất lượng đảm bảo, giá cả phù hợp, dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp nhé!
Bạn đang xem: Máy tạo oxy trong phòng ngủ và 4 lưu ý quan trọng không thể bỏ qua
Chuyên mục: Máy y tế
Các bài liên quan
- Điểm G là gì? Điểm G của nam, của nữ ở vị trí nào?
- Máy tạo oxy là gì? Cấu tạo và nguyên lý của máy tạo oxy
- Bình oxy y tế là gì? Có những loại nào? Dùng được bao lâu?
- Bình thở oxy mini cầm tay tại nhà là gì? Mua giá bao nhiêu? Có tốt không?
- ECMO là gì, khi nào bệnh nhân cần can thiệp ECMO?
- Sốc phản vệ là gì? Sốc phản vệ thường xảy ra khi nào?