Sốc phản vệ là gì? Sốc phản vệ thường xảy ra khi nào?
Sốc phản vệ là gì? Sốc phản vệ thường xảy ra khi nào? Mời bạn theo dõi bài viết này của chúng tôi để có được câu trả lời nhé.
Xem nhanh nội dung
Sốc phản vệ là gì?
Sốc phản vệ chính là một kiểu phản ứng dị ứng cấp tính nặng có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Sốc phản vệ là một hội chứng lâm sàng dễ nhận biết với sự xuất hiện đột ngột của giãn mạch và thành mạch tăng tính thẩm thấu.
Một vài trường hợp có thể xác định nguyên nhân gây nên sốc phản vệ, tuy nhiên cũng có một số trường hợp rất khó có thể xác định nguyên nhân gây nên bởi nó có thể là hệ quả của nhiều nguyên nhân khác nhau.
Theo thống kế, có khoảng 20% các trường hợp sốc phản vệ không xuất hiện những triệu chứng ở niêm mạc, da, một số khác lại xuất hiện triệu chứng ở hệ tuần hoàn như giảm huyết áp.
Nguyên nhân & triệu chứng của sốc phản vệ
Nguyên nhân dẫn đến sốc phản vệ
Để chống lại những chất lạ đi vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ tiết ra nhiều kháng thể đặc hiệu. Đối với những chất có hại thì đây là phản ứng hữu hiệu. Tuy nhiên, ở một số trường hợp khác, hệ miễn dịch lại phản ứng một cách quá mẫn cảm với những chất vô hại, lúc này hệ miễn dịch sẽ khởi động chuỗi phản ứng hóa học dẫn đến hiện tượng dị ứng.
Thuốc uống, thuốc tiêm, truyền dịch, thức ăn hay nọc côn trùng là những nguyên nhân dễ gây ra tình trạng sốc phản vệ. Một số nguyên nhân khác gây ra sốc như bị mất máu nhiều, cơ thể bị giập nát khi bị chấn thương....
Triệu chứng của sốc phản vệ
Sốc phản vệ có thể mang nhiều triệu chứng. Các triệu chứng thông thường có thể gặp là:
- Da ngứa hoặc phát ban
- Hắt hơi, chảy nước mũi
- Miệng ngứa, họng khó nuốt
- Môi và lưỡi bị sưng
- Chân tay bị sưng
- Ho
- Nôn mửa nhiều
- Chuột rút hoặc tiêu chảy
Bên cạnh đó còn có một số triệu chứng của sốc phản vệ cần được cấp cứu ngay bao gồm:
- Khó thở hoặc thở khó chịu
- Đau hoặc tức ngực
- Huyết áp thấp
- Mạch yếu và nhanh
- Chóng mặt...
Các triệu chứng của sốc phản vệ có thể sẽ xấu đi nhanh chóng, vì thế người bệnh cần được điều trị trong 30 đến 60 phút.
Sốc phản vệ thường xảy ra khi nào?
Dưới đây là một số yếu tố nguy cơ khiến cho tình trạng sốc phản vệ xảy ra:
- Người ta tin rằng di truyền có thể làm tăng nguy cơ gặp phải phản ứng này.
- Người bị dị ứng hoặc hen suyễn cũng có thể làm tăng nguy cơ sốc phản vệ.
- Nếu bạn đã từng trải quả sốc phản vệ thì bạn cũng sẽ có nguy cơ cao gặp lại nó một lần nữa.
Xử trí sốc phản vệ như thế nào?
Dưới đây là cách xử trí sốc phản vệ ngay tại chỗ theo phác đồ cấp cứu sốc phản vệ của Bộ Y tế (1999).
- Ngừng ngay đường tiếp xúc với dị nguyên (thuốc đang dùng tiêm, uống, bôi, nhỏ mắt, mũi…).
- Cho bệnh nhân nằm tại chỗ.
- Thuốc: Adrenaline thuốc cơ bản để chống sốc phản vệ.
- Adrenaline dung dịch 1/1.000, ống 1ml =1mg, tiêm dưới da ngay sau khi với liều như sau: 1/2 đến 1 ống ở người lớn, không quá 0,3ml ở trẻ em (ống (1ml) + 9ml nước cất = 10ml sau đó tiêm 0,1ml/kg) hoặc Adrenaline 0,01mg/kg cho cả trẻ em lẫn người lớn.
- Tiếp tục tiêm Adrenaline liều như trên 10 - 15 phút/lần cho đến khi huyết áp trở lại bình thường, ủ ấm, đầu thấp chân cao, theo dõi huyết áp 10 – 15phút/ lần (nằm nghiêng nếu có nôn).
- Nếu sốc quá nặng đe dọa tử vong, ngoài đường tiêm dưới da có thể tiêm Adrenaline dung dịch 1/10.000 (pha loãng 1/10) qua tĩnh mạch, bơm qua ống nội khí quản hoặc tiêm qua màng nhẫn giáp.
Bên cạnh đó, tuỳ theo điều kiện trang thiết bị y tế và trình độ chuyên môn kỹ thuật của từng tuyến có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Xử trí suy hô hấp.
- Thở ôxy mũi, thổi ngạt.
- Bóp bóng Ambu có oxy.
- Đặt nội khí quản, thông khí nhân tạo, mở khí quản nếu có phù thanh môn.
- Truyền tĩnh mạch chậm: Aminophyline 1mg/kg/giờ hoặc Terbutaline 0,2 microgam/kg/phút. Có thể dùng: Terbutaline 0,5mg, 01 ống dưới da cho người lớn và 0,2ml/10kg ở trẻ em. Tiêm lại sau 6 - 8 giờ nếu không đỡ khó thở.
- Thiết lập đường truyền tĩnh mạch: Adrenaline để duy trì huyết áp bắt đầu bằng 0,1microgam/kg/phút điều chỉnh tốc độ theo huyết áp (khoảng 2mg Adrenaline/giờ cho người lớn 55kg).
Ngoài ra, bạn cũng cần thay đổi một số lối sống sinh hoạt hàng ngày để phòng tránh cơn sốc phản vệ, ví dụ như:
- Mang theo ống tiêm Epinephrine tự động (nếu có thể).
- Cố gắng tránh các tác nhân gây dị ứng.
- Mang theo prednisone hoặc thuốc kháng histamine.
- Thông báo cho bác sĩ về tình trạng dị ứng thuốc của bạn trước khi kê toa thuốc.
- Thận trọng với các loại côn trùng khi chúng đang ở gần.
- Chú ý các thành phần trong các loại thực phẩm bạn sử dụng.
Lưu ý: Các biện pháp xử trí này cần được thực hiện tại các cơ sở y tế.
Hi vọng rằng những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp bạn biết được sốc phản vệ là gì và sốc phản vệ thường xảy ra khi nào. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Bạn đang xem: Sốc phản vệ là gì? Sốc phản vệ thường xảy ra khi nào?
Chuyên mục: Tra cứu thông tin
Các bài liên quan
- Lịch bốc thăm vòng loại thứ 3 World Cup 2022 là ngày nào?
- Sinh năm 2000 mệnh gì, tuổi con gì, hợp màu gì?
- Điểm ưu tiên là gì? Có được cộng vào điểm đại học 2021 không?
- Sinh năm 2001 mệnh gì, là tuổi con gì, hợp màu gì?
- Rau dền có tác dụng gì? Bà bầu ăn rau dền được không?
- Sinh năm 1999 mệnh gì, tuổi con gì, hợp màu gì?