Oxy y tế là gì? Khi nào cần sử dụng oxy y tế?
Oxy là một loại khí rất quan trọng, tham gia vào mọi hoạt động sống của các giống loài trên Trái Đất. Tuy nhiên, không phải dạng oxy nào cũng giống nhau. Ở bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu oxy y tế là gì? Và khi nào cần sử dụng nó?
Oxy là một loại khí rất quan trọng, tham gia vào mọi hoạt động sống của các giống loài trên Trái Đất. Tuy nhiên, không phải dạng oxy nào cũng giống nhau. Ở bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu: Oxy y tế là gì? khi nào cần sử dụng nó?
Oxy y tế là gì?
Oxy là nguyên tố phổ biến nhất ở vỏ Trái Đất, nguyên tố phổ biến thứ 3 trong vũ trụ sau hydro và heli. Khoảng 0,9% khối lượng của Mặt Trời là oxy. Người ta ước tính nó chiếm 49.2% khối lượng của vỏ Trái Đất, chiếm khoảng 88.8% khối lượng các đại dương, 20% thể tích bầu khí quyển và rất cần thiết để duy trì hoạt động của các sinh vật.
Khi chúng ta hít một hơi thở, chúng ta đã lấy trong không khí một lượng khí chứa 21% là oxy vào phổi của chúng ta. Oxy sau khi hít vào phổi được hồng cầu tải với lưu lượng cố định vào trong tế bào của con người. Tại đây, nó gây xúc tác với các chất dinh dưỡng, tạo ra nhiệt lượng cần thiết cho sự hoạt động của bộ máy cơ thể con người và năng lượng của hoạt động sống, vì thế oxy rất cần thiết để duy trì cuộc sống.
Vậy oxy y tế là gì? Có gì khác với oxy thông thường?
Khác với oxy dạng thông thường lẫn ở trong không khí, oxy y tế là dạng oxy có độ tinh khiết cao, không màu, không mùi, được máy móc thanh lọc từ không khí sau đó được người dùng hít thở trực tiếp thông qua các loại ống dẫn. Vì vậy, khí oxy y tế, hay người ta còn gọi là khí oxy thở tại nhà, thường được dùng trong các hoạt động liên quan tới sức khỏe con người và trong lĩnh vực y tế. Nó có tác dụng chính đó là cấp cứu cho người bị ngạt, bị bệnh tim, các bệnh về hô hấp, rối loạn nhịp thở… Bên cạnh đó khí oxy y tế khi ở dạng cao áp còn được sử dụng để điều trị ngộ độc carbon monoxide (CO), hoại tử khí và các bệnh chuyên biệt về oxy.
Cần phân biệt rõ oxy y tế với oxy công nghiệp để tránh việc sử dụng nhầm, có thể sẽ gây ra nhiều hậu quả tai hại. Oxy công nghiệp là loại oxy có lẫn nhiều loại tạp chất khác như: CO, CO2, C2H2… Khí oxy công nghiệp thường được ứng dụng trong các công việc như: Hàn cắt kim loại, làm nóng chảy thủy tinh… và các công việc trong lĩnh vực công nghiệp khác. Do có sự khác nhau về độ tinh khiết, việc sử dụng khí oxy công nghiệp thay cho khí oxy y tế là không thể được. Nếu bệnh nhân hít phải một lượng nhỏ oxy công nghiệp cũng có thể sẽ xuất hiện các triệu chứng ngạt thở hoặc các bệnh về hô hấp.
Ngoài ra, không phải tất cả mọi loại oxy có nồng độ tinh khiết cao thì đều có thể sử dụng trong y tế. Ví dụ như những loại oxy cực kỳ tinh khiết, nồng độ lên đến 99.999% thường chỉ được sử dụng trong một số lĩnh vực đặc biệt hoặc dùng trong nghiên cứu, phân tích. Oxy dùng trong y tế thông thường sẽ có độ tinh khiết trong khoảng từ 90 - 99%.
Phân loại sản phẩm tạo oxy y tế
Có rất nhiều sản phẩm cung cấp oxy y tế hiện nay đang được sử dụng. Để biết rõ hơn về sự khác biệt của chúng, hãy cùng chúng tôi phân loại những sản phẩm tạo oxy y tế đang phổ biến nhất.
Bình oxy y tế
Trước kia, khi chưa có nhiều loại máy tạo oxy y tế thì bình oxy y tế thường xuyên được sử dụng cho gia đình hoặc bệnh viện. Oxy sẽ được nén trong các loại bình 2 lít, 5 lít, 8 lít, 40 lít ở áp suất quy định, các loại vỏ chứa khí oxy y tế phải được kiểm định độ an toàn 5 năm một lần, thời hạn kiểm định thường được in ngay lên vỏ bình.
Ưu điểm của loại bình oxy y tế này là có dung tích khá lớn. Tuy nhiên, khí được nén trong những ống thép như bình gas rất không thuận lợi khi di chuyển cũng như không thể lọc được lượng khí oxy một cách liên tục. Khi dùng hết lượng oxy trong bình, chúng ta sẽ phải thay thế bình mới, rất bất tiện.
Bình oxy y tế cầm tay
Bình oxy cầm tay còn gọi là Portable Medical Oxygen Cylinders, thực chất đây cũng là một dạng bình chứa oxy tinh khiết nhưng có dung tích nhỏ nên có thể bỏ vừa túi xách mang theo người. Loại bình oxy y tế cầm tay thường sử dụng trong trường hợp khẩn cấp khi có nhu cầu thở oxy như: Bệnh nhân bị hen suyễn, suy tim, vận động viên, bà bầu… Ưu điểm của loại bình này là kích thước nhỏ gọn, dễ sử dụng. Tuy nhiên vì bình có dung tích nhỏ nên sẽ phải thường xuyên thay mới.
Máy tạo oxy y tế
Máy tạo oxy là một thiết bị y tế lấy trực tiếp không khí từ xung quanh, qua hệ thống lọc loại bỏ những chất độc hại, khí trơ, cho ra oxy tinh khiết có nồng độ từ 90% trở lên. Đây là loại chất cần thiết cho những bệnh nhân bị đột quỵ, nằm liệt giường, suy tim, suy phổi... Sử dụng máy tạo oxy thì người bệnh sẽ không cần dùng tới oxy hóa hay bình oxy, bình thở oxy mini nữa.
Ưu điểm của máy tạo oxy y tế là lọc được liên tục với lưu lượng cao mà độ tinh khiết vẫn đạt chuẩn, một số loại máy có thể tạo ion âm, lọc khí, cân bằng độ ẩm, đưa oxy vào cơ thể người bệnh theo đường khí dung. Máy tạo oxy y tế cũng không cần phải thay đổi liên tục như các loại bình oxy khác. Tuy nhiên, loại máy này thường có giá cao hơn so với các loại bình oxy.
Máy tạo oxy y tế có loại dùng cho cá nhân với lưu lượng nhỏ và loại lưu lượng cao dùng cho bệnh viện.
>> Xem thêm: Máy tạo oxy loại nào tốt: Yuwell, Philips hay iMedicare?
Khi nào cần sử dụng oxy y tế?
Oxy y tế được sử dụng rất nhiều trong điều trị tại nhà cũng như trong các bệnh viện. Thông thường, oxy dễ dàng đi qua phổi vào hồng cầu (máu) và được bơm bởi tim mạch cho tất cả bộ phận khác trong cơ thể. Khi xảy ra bệnh phổi hoặc bệnh tim, oxy không được hấp thụ nhanh vào máu, điều này có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn như giảm khả năng vận động, khó thở, mệt mỏi, rối loạn và mất trí nhớ… Thở oxy làm tăng lượng oxy đi vào máu và là chất xúc tác đẩy nhanh quá trình đưa máu đến các cơ quan và mô cơ thể.
Những người mắc bệnh hen suyễn, viêm phổi, phù phổi, suy phổi, suy tim, suy giảm tuần hoàn… đều có vấn đề về cơ hoành và hô hấp. Để cải thiện điều này, bắt buộc họ phải được hỗ trợ bằng oxy y tế bao gồm thở theo liều lượng được bác sĩ cho phép định mức; và đồng thời sử dụng các loại thuốc hỗ trợ giúp cho sức khỏe được phục hồi tốt hơn.
Nếu cảm thấy khó thở cùng với các triệu chứng sau thì bạn nên đi khám bác sĩ để được hướng dẫn bổ sung oxy:
- Giảm khả năng hoạt động.
- Khó thở.
- Dễ dàng bị mệt mỏi.
- Mất phương hướng hoặc mất trí nhớ.
Thở oxy y tế sẽ có tác dụng:
- Giúp người bệnh phục hồi khí lưu thông trong phổi.
- Giúp cảm thấy dễ chịu, da dẻ hồng hào, tươi tắn.
- Giúp có giấc ngủ tốt hơn.
- Ổn định áp lực động mạch phổi: Tránh bị tâm phế mạn, suy tim phải…
- Giảm số lần nhập viện.
- Tăng tuổi thọ, giảm lão hóa.
- Cải thiện tâm thần kinh.
- Cải thiện chất lượng cuộc sống.
Không những vậy, oxy y tế còn được ứng dụng nhiều trong điều trị các bệnh về gan, tự kỷ, ung thư… Tóm lại, oxy y tế là một trong những sản phẩm tuyệt vời nhất trong các công trình sáng tạo của nhân loại, là thiết bị không thể thiếu trong lĩnh vực y tế và nghiên cứu khoa học không chỉ riêng tại Việt Nam mà trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, cách duy nhất để xác định xem bạn cần cung cấp bổ sung oxy y tế hay không là đo lượng máu của bạn với động mạch máu hoặc khí oxy. Bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra và đánh giá, xác định nhu cầu oxy của người bệnh. Vì vậy, nếu bạn có ý định sử dụng các loại máy thở oxy y tế, bình oxy y tế thì nên thăm khám bác sĩ để nhận được tư vấn rõ ràng chứ không nên tự ý sử dụng, gây nguy hiểm cho bản thân hoặc người thân trong gia đình nhé.
Với những thông tin trên đây, chắc hẳn bạn đọc đã hiểu được oxy y tế là gì và khi nào cần sử dụng nó rồi phải không? Nếu bạn đang có ý định tìm mua các sản phẩm máy thở oxy y tế, bình oxy y tế, hãy truy cập ngay META.vn - kênh phân phối các thiết bị y tế, chăm sóc sức khỏe đã có trên 10 năm kinh nghiệm với hàng ngàn khách hàng trên khắp cả nước. META.vn chắc chắn sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm mua sắm tuyệt vời nhất.
Bạn đang xem: Oxy y tế là gì? Khi nào cần sử dụng oxy y tế?
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Ngày thành lập Hội Điều Dưỡng Việt Nam là ngày nào?
- Rau dền có tác dụng gì? Bà bầu ăn rau dền được không?
- Tắm đêm có tốt không? Tắm khuya, tắm muộn có tác hại gì?
- Tế bào gốc là gì? Ứng dụng tế bào gốc trong y học và thẩm mỹ
- Quả đào tiên có tác dụng gì? Quả đào tiên có ăn được không?
- Cách trị nám bằng lá tía tô thế nào? Lá tía tô có trị nám được không?