Lịch Công giáo & Cách xem lịch Phụng vụ Công giáo

Lịch Công giáo (hay năm Phụng vụ) là chu kì một năm được xác định bằng các mùa Phụng vụ, trong đó Hội Thánh diễn tả lịch sử cứu độ của Thiên Chúa, mừng các biến cố trọng đại cuộc đời Chúa Giêsu, Đức Maria và các Thánh. Bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về lịch Công giáo và cách xem lịch Phụng vụ Công giáo trong bài viết dưới đây nhé!

Lịch Công giáo (hay Năm Phụng vụ) là chu kì một năm được xác định bằng các mùa Phụng vụ, trong đó Hội Thánh diễn tả lịch sử cứu độ của Thiên Chúa, mừng các biến cố trọng đại cuộc đời Chúa Giêsu, Đức Maria và các Thánh. Bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về lịch Công giáocách xem lịch Phụng vụ Công giáo trong bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu về lịch Công giáo

Tìm hiểu về lịch Công giáo

Lịch Công giáo hay năm Phụng Vụ là một chu kỳ các mùa Phụng vụ. Mỗi mùa sẽ có những lễ hội, nghi thức đặc trưng của người theo đạo Công giáo, được tổ chức bám sát với diễn tiến nội dung trong Kinh Thánh, nhằm cử hành những khía cạnh khác nhau trong Mầu nhiệm Vượt Qua của Chúa.

Năm Phụng vụ

Một năm Phụng vụ được tính bắt đầu từ Chúa nhật I Mùa Vọng và kết thúc với lễ Chúa Kitô Vua vũ trụ (tính theo Dương lịch) và được chia ra làm 5 mùa, bao gồm: 

  • Mùa Vọng: Mùa Vọng sẽ kéo dài trong khoảng 4 tuần, bắt đầu từ Chúa Nhật I đến chiều ngày 24/12.
  • Mùa Giáng sinh: Mùa này diễn ra trong 2 tuần, bắt đầu từ giờ Kinh Chiều I ngày 24/12 (lễ Vọng Chúa Giáng sinh) đến hết lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa.
  • Mùa Chay: Đây là mùa chuẩn bị cho lễ Phục sinh, sẽ bắt đầu từ Thứ Tư lễ Tro và kết thúc trước lễ Tiệc Ly chiều Thứ Năm Tuần Thánh.
  • Mùa Phục sinh: Mùa Phục sinh được bắt đầu từ Chúa Nhật I Phục sinh đến hết Chúa Nhật lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống (lễ Ngũ Tuần), thời gian sẽ thay đổi theo từng năm theo và kéo dài trong 50 ngày. 
  • Mùa Thường niên: Mùa Thường niên là mùa Phụng vụ không mang ý nghĩa thần học đặc biệt nào, thường kéo dài khoảng 33 hoặc 34 tuần lễ tùy từng năm và được chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn 1 sẽ bắt đầu từ sau lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa đến trước Thứ Tư lễ Tro. Giai đoạn 2 bắt đầu từ sau lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống và kết thúc trước giờ Kinh Chiều I ngày thứ Bảy trước Chúa Nhật I Mùa Vọng của năm Phụng vụ tiếp theo. 

Mỗi ngày trong năm Phụng vụ đều có bài đọc riêng, được sắp đặt theo tiêu chuẩn, trích từ Kinh Thánh và các sách khác nhau. Ngoài ra, Công giáo còn phân phối các bài đọc theo chu kì 3 năm A, B, C. Quy ước được đặt ra để xác định năm A, B, C là: Năm nào chia chẵn cho 3 là năm C, năm chia cho 3 còn lẻ 1 là năm A; chia cho 3 lẻ 2 là năm B.

Cách tính nhanh: Lấy ví dụ năm 2021, ta cộng tổng các chữ số 2 + 0 + 2 + 1 = 5, 5 chia 3 lẻ 2, vậy nên 2021 sẽ là năm B. 

Lễ trọng, lễ kính và lễ nhớ

Lịch Phụng vụ chia làm ba bậc lễ để thể hiện lòng kính nhớ các mầu nhiệm của Chúa, các đặc ân của Đức Maria và các Thánh, bao gồm lễ trọng, lễ kính và lễ nhớ. 

Lễ trọng

Lễ trọng lại được chia tiếp thành hai loại là lễ trọng chung và lễ trọng riêng. 

Lễ trọng chung là các ngày lễ được quy định rõ trong sách Phụng vụ mà toàn thể Hội Thánh phải mừng kính. Lễ trọng riêng được các Hội Thánh địa phương chọn mừng kính riêng theo từng khu vực, còn đối với Hội Thánh toàn cầu thì đây chỉ là lễ nhớ.

Ngoài ra còn có các thánh lễ được kính trọng thể, là cử hành (hay mừng kính lại) ngày lễ ấy một cách đặc biệt hơn vào ngày Chúa Nhật Thường niên gần nhất, trước hoặc sau ngày chính thức. Bởi vì nội dung và cấp bậc của thánh lễ này thật sự là một lễ trọng (chung hoặc riêng) hoặc lễ Kính Chúa nhưng lại rơi vào ngày thường theo lịch Phụng vụ. 

Lễ kính

Lễ kính chỉ giới hạn trong một ngày bình thường và ở mức bậc thấp hơn lễ trọng. 

Lễ nhớ

Lễ nhớ được chia làm hai loại là lễ buộc nhớ và lễ nhớ tùy ý. Các ngày lễ buộc nhớ trong Mùa Chay thì không bắt buộc phải cử hành, chỉ mừng như lễ nhớ tùy ý. 

Lễ theo nhu cầu

Ngoài các ngày lễ trên thì Công giáo còn có ba loại lễ theo nhu cầu, việc có được cử hành hay không thì còn phụ thuộc vào các mùa hoặc lịch Phụng vụ.

  • Lễ có nghi thức riêng thường đi kèm với việc cử hành một bí tích nào đó: Hôn phối, Truyền chức, Thêm sức...
  • Lễ do nhu cầu tùy theo hoàn cảnh: Lễ Tạ ơn, lễ Cầu mùa...
  • Lễ ngoại lịch là do lòng đạo đức của giáo dân đòi hỏi: Thứ Sáu kính Thánh Tâm, thứ Bảy kính Đức Mẹ...

Lịch Công giáo 2021

Lịch Công giáo 2021

Năm Phụng vụ 2020 - 2021 bắt đầu từ Chúa Nhật ngày 29/11/2020 và kết thúc vào Chúa Nhật ngày 21/11/2021. Muốn biết hôm nay là ngày lễ gì, thuộc mùa gì, tuần mấy... thì bạn phải mở lịch Phụng vụ Công giáo của từng năm để tra cứu. 

Lịch Công giáo tháng 11 + 12/2020

Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha (tháng 11/2020): Ý cầu nguyện chung - Cầu cho trí tuệ nhân tạo.

Xin cho các tiến bộ về rô-bốt và trí tuệ nhân tạo luôn phục vụ lợi ích của con người.

Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha (tháng 12/2020): Ý cầu nguyện chung - Cầu cho đời sống cầu nguyện.

Chúng ta cầu xin cho mối liên hệ cá nhân của chúng ta với Chúa Giêsu Kitô được nuôi dưỡng bởi Lời Chúa và đời sống cầu nguyện.

Lịch Công giáo tháng 1/2021

Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha: Ý nguyện truyền giáo - Tình huynh đệ nhân loại.

Xin Chúa ban cho chúng ta được sống trọn vẹn tình huynh đệ với anh chị em thuộc các tôn giáo khác, cầu nguyện cho nhau và khoan dung với tất cả mọi người.

Lịch Công giáo tháng 2/2021

Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha: Ý cầu nguyện chung - Cầu cho những người phụ nữ bị bạo hành.

Chúng ta cầu nguyện cho những người phụ nữ là nạn nhân của bạo hành được xã hội bảo vệ, những khổ đau mà họ chịu đựng sẽ được chú ý và lưu tâm. 

Lịch Công giáo tháng 3/2021

Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha: Ý nguyện truyền giáo - Bí tích Hòa giải.

Xin Chúa ban cho chúng ta đổi mới một cách sâu xa việc lãnh nhận Bí tích Hòa Giải, để lãnh nhận trọn vẹn lòng Chúa xót thương.

>> Xem lịch Phụng vụ Công giáo: Lịch Công giáo tháng 3

Lịch Công giáo tháng 4/2021

Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha: Ý cầu nguyện chung - Cầu nguyện cho các quyền cơ bản.

Chúng ta hãy cầu nguyện cho những ai đang xả thân đấu tranh cho các quyền căn bản của con người trong các chế độ độc tài và cả trong các quốc gia dân chủ đang rơi vào tình trạng khủng hoảng.

>> Xem lịch Phụng vụ Công giáo: Lịch Công giáo tháng 4

Lịch Công giáo tháng 5/2021

Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha: Ý cầu nguyện chung - Cầu nguyện cho thế giới tài chính.

Chúng ta hãy cầu nguyện rằng những người phụ trách tài chính sẽ làm việc với các chính phủ để điều chỉnh lĩnh vực tài chính và bảo vệ công dân khỏi những nguy hiểm trong lĩnh vực này.

>> Xem lịch Phụng vụ Công giáo: Lịch Công giáo tháng 5

Lịch Công giáo tháng 6/2021

Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha: Ý nguyện truyền giáo - Vẻ đẹp của hôn nhân.

Chúng ta hãy cầu nguyện cho những người trẻ đang chuẩn bị kết hôn, để với sự hỗ trợ của cộng đồng Kitô hữu: Cầu cho họ trưởng thành trong tình yêu với lòng quảng đại, sự trung tín và tính kiên nhẫn.

>> Xem lịch Phụng vụ Công giáo: Lịch Công giáo tháng 6

Lịch Công giáo tháng 7/2021

Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha: Ý cầu nguyện chung - Cầu nguyện cho tình bạn trong xã hội.

Chúng ta cầu nguyện rằng, trong những tình huống xung đột về xã hội, kinh tế cũng như chính trị, chúng ta có thể trở thành những kiến trúc sư can đảm, nhiệt huyết để xây dựng những cuộc đối thoại và tình bạn.

>> Xem lịch Phụng vụ Công giáo: Lịch Công giáo tháng 7

Lịch Công giáo tháng 8/2021

Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha: Ý nguyện truyền giáo - Giáo hội.

Chúng ta hãy cầu nguyện cho Giáo hội, để nhờ lãnh nhận ân sủng và sức mạnh của Chúa Thánh Thần, Giáo hội canh tân chính mình dưới ánh sáng Tin Mừng.

Lịch Công giáo tháng 9/2021

Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha: Ý cầu nguyện chung - Lối sống thân thiện với môi trường.

Chúng ta cầu nguyện rằng mình sẽ đủ can đảm lựa chọn lối sống đơn giản và bền vững với môi trường, hân hoan khi các bạn trẻ nỗ lực dấn thân theo lối sống này.

Lịch Công giáo tháng 10/2021

Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha: Ý nguyện truyền giáo - Các môn đệ truyền giáo.

Chúng ta hãy cầu nguyện cho mỗi Kitô hữu hăng hái tham gia vào việc truyền giáo và loan báo Tin Mừng bằng chứng tá đời sống thấm đượm tinh thần Tin Mừng.

Lịch Công giáo tháng 11/2021

Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha: Ý cầu nguyện chung - Cầu nguyện cho những người đau khổ vì trầm cảm. 

Chúng ta hãy cầu nguyện cho những người đau khổ chịu đựng trầm cảm và kiệt sức, để họ tìm thấy sự hỗ trợ, giúp đỡ và ánh sáng giúp họ mở ra cuộc sống.

Cách xem lịch Phụng vụ Công giáo 2021

Trong phần này, chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết cách đọc lịch Công giáo để các bạn đọc mới nghiên cứu có thể xem hiểu dễ dàng hơn loại lịch này, cùng theo dõi nhé! 

Chúng tôi sẽ lấy ví dụ ngày 8/3/2021 để phân tích từng thành phần và dưới đây là lịch Công giáo của ngày này: 

Ngày Loại Áo lễ Lễ

Thứ Hai
8/3

Lễ Thường
Mùa Chay
Năm B

Tm

Thứ Hai trong tuần thứ Ba Mùa Chay
2 V 5:1-15; Tv 42:2-3; Lc 4:24-30

Loại: Phần này sẽ chú thích về tính chất của ngày lễ, mùa và năm Phụng vụ, các yếu tố này sẽ quyết định bài đọc Lời Chúa phù hợp cho ngày, ở đây 8/3 là ngày lễ thường, thuộc Mùa Chay năm B

Áo lễ: Phần này ghi chú màu phẩm phục phù hợp của các thừa tác viên trong buổi cử hành lễ. Vào ngày 8 tháng 3, màu phẩm phục được quy định là màu tím, viết tắt là Tm

Lễ: Phần này sẽ biểu thị tên lễ và các bài đọc Lời Chúa tương ứng trong ngày. Ngày 8/3 có ba bài đọc Lời Chúa đó là: 2 V 5:1-15; Tv 42:2-3; Lc 4:24-30. Trong đó, mỗi cụm số chữ sẽ chính là tên sách Kinh Thánh, sẽ được giải nghĩa như hình bên dưới. 

Giải thích cách xem lịch Công giáo

  • 2 V 5:1-15 - Các Vua 2, chương 5, từ dòng 1 đến 15. 
  • Tv 42:2-3 - Thánh Vịnh, chương 42, từ dòng 2 đến 3. 
  • Lc 4:24-30 - Tin Mừng theo Thánh Lu-ca, chương 4, dòng từ 24 đến 30. 

Bảng quy định chữ viết tắt trong lịch Công giáo

Muốn đọc được lịch Công giáo năm 2021, bạn phải tham khảo thêm bảng quy định chữ viết tắt dưới đây để đối chiếu, tìm thông tin đầy đủ chi tiết hơn. Để nhanh chóng và thuận tiện nhất, thay vì tra dò từng dòng, bạn hãy sử dụng công cụ tìm kiếm trong trình duyệt lướt web hoặc nhấn tổ hợp Ctrl + F trên bàn phím, gõ kí tự mình muốn tìm nhé!

Kinh Thánh

Mỗi ngày trong năm Phụng vụ đều sẽ có những bài đọc Lời Chúa tương ứng, được sắp xếp theo các yếu tố khác nhau. Bài đọc cụ thể sẽ được ghi chú trực tiếp tên sách, số chương, số dòng trong lịch Công giáo. Cụ thể:

Bảng viết tắt Kinh Thánh Tân Ước

Viết tắt Tên sách
Mt Tin Mừng theo Thánh Mát-thêu
Mc Tin Mừng theo Thánh Mác-cô
Lc Tin Mừng theo Thánh Lu-ca
Ga Tin Mừng theo Thánh Gio-an
Cv Sách Công Vụ Tông Đồ
Rm Thư gửi tín hữu Rô-ma
1 Cr Thư 1 gửi tín hữu Cô-rin-tô
2 Cr Thư 2 gửi tín hữu Cô-rin-tô
Gl Thư gửi tín hữu Ga-lát
Ep Thư gửi tín hữu Ê-phê-xô
Pl Thư gửi tín hữu Phi-líp-phê
Cl Thư gửi tín hữu Cô-lô-xê
1 Tx Thư 1 gửi tín hữu Thê-xa-lô-ni-ca
2 Tx Thư 2 gửi tín hữu Thê-xa-lô-ni-ca
1 Tm Thư 1 gửi ông Ti-mô-thê
2 Tm Thư 2 gửi ông Ti-mô-thê
Tt  Thư gửi ông Ti-tô
Plm Thư gửi ông Phi-lê-mon
Dt Thư gửi tín hữu Do-thái
Gc Thư của Thánh Gia-cô-bê
1 Pr Thư 1 của Thánh Phê-rô
2 Pr Thư 2 của Thánh Phê-rô
1 Ga Thư 1 của Thánh Gio-an
2 Ga Thư 2 của Thánh Gio-an
3 Ga Thư 3 của Thánh Gio-an
Thư của Thánh Giu-đa
Kh Sách Khải Huyền

Bảng viết tắt Kinh Thánh Cựu Ước

Viết tắt Tên sách   Viết tắt Tên sách
St Sách Sáng Thế   Cn Châm Ngôn
Xh Xuất Hành   Gv Giảng Viên
Lv Lê-vi   Dc Diễm Ca
Ds Dân Số   Kn Khôn Ngoan
Đnl Đệ Nhị Luật   Hc Huấn Ca
Gs Giô-suê   Is I-sai-a
Tl Thủ Lãnh   Gr Giê-rê-mi-a
R Rút   Ac Ai Ca
1 Sm Sa-mu-en 1   Br Ba-rúc
2 Sm Sa-mu-en 2   Ed Ê-dê-ki-en
1 V Các Vua 1   Đn Đa-ni-en
2 V Các Vua 2   Hs Hô-sê
1 Sb Sử Biên 1   Ge Giô-en
2 Sb Sử Biên 2   Am A-mốt
Er Ét-ra   Ôv Ô-va-di-a
Nkm Nơ-khe-mi-a   Gn Giô-na
Tb Tô-bi-a   Mk Mi-kha
Gđt Giu-đi-tha   Nk Na-khum
Et Ét-te   Kb Kha-ba-rúc
1 Mcb Ma-ca-bê 1   Xp Xô-phô-ni-a
2 Mcb Ma-ca-bê 2   Kg Khác-gai
G Gióp   Dcr Da-ca-ri-a
Tv Thánh Vịnh   Ml Ma-la-khi

Bạn đọc có thể lưu lại ảnh dưới đây vào điện thoại để tiện tham khảo hơn khi không có kết nối mạng, bảng quy ước đã được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái cho dễ tìm kiếm hơn. 

Viết tắt tên sách Kinh Thánh

Quy chế và quy luật

Viết tắt Tên sách
AC

Normae de Anno liturgico et Calendario (Quy luật tổng quát về Năm Phụng vụ và niên lịch)

CIC Codex Iuris Canonici (Giáo luật)
CE Caeremoniale Episcoporum (Sách Nghi thức Giám mục)
IM Institutio generalis Missalis Romani (Quy chế tổng quát Sách lễ Rô-ma, 2000)
OLM

Ordo Lectionum Missae (Để soạn Sách Các Bài Đọc; ấn bản mẫu thứ hai, năm 1981)

SC

Decretum Sacrosanctum Concilium (Hiến chế công đồng Vatican II về Phụng vụ Thánh)

Các màu phẩm phục trong Phụng vụ

Các màu phẩm phục trong Phụng vụ

Trong Công giáo, phẩm phục và màu sắc phẩm phục các thừa tác viên mặc lúc cử hành Phụng vụ có ba ý nghĩa chính là diễn tả ý nghĩa và thể hiện sự long trọng của buổi cử hành, cũng như phân biệt phận vụ của thừa tác viên ấy trong buổi lễ ấy. Màu sắc của phẩm phục phù hợp với từng ngày lễ sẽ được ghi chú trong lịch Công giáo, quy ước viết tắt như sau: 

  • Đ - Đỏ
  • X - Xanh
  • Tm - Tím
  • Tr - Trắng
  • H - Hồng

Bạn đang xem: Lịch Công giáo & Cách xem lịch Phụng vụ Công giáo

Chuyên mục: Tra cứu thông tin

Chia sẻ bài viết