Công thức tính diện tích hình chữ nhật dễ hiểu nhất có ví dụ đơn giản
Công thức toán học cơ bản là điều mà chúng ta ai cũng cần nắm chắc, đặc biệt là công thức tính diện tích hình chữ nhật. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn công thức tính diện tích hình chữ nhật và một số ví dụ đơn giản, dễ hiểu nhất!
Công thức toán học cơ bản là điều mà chúng ta ai cũng cần nắm chắc, đặc biệt là công thức tính diện tích hình chữ nhật. Trong bài viết này, Điện máy XANH sẽ giới thiệu đến bạn công thức tính diện tích hình chữ nhật và một số ví dụ đơn giản, dễ hiểu nhất!
Xem nhanh
1 Tính chất và dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật
Khái niệm
Hình chữ nhật là một hình tứ giác có 4 góc vuông trong đó có cặp cạnh đối vừa song song, vừa bằng nhau (hay có định nghĩa khác là hình bình hành có 1 góc vuông). Đối với cạnh ngắn hơn được gọi là chiều rộng, cạnh dài hơn gọi là chiều dài.
Tính chất
- Hình chữ nhật có tất cả các tính chất của hình bình hành và hình thang.
- Hai đường chéo của hình chữ nhật bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
- Có 2 cặp cạnh đối vừa song song, vừa bằng nhau.
Dấu hiệu nhận biết
- Một tứ giác có 3 góc vuông thì chắc chắn tứ giác là hình chữ nhật.
- Hình thang cân có 1 góc vuông thì hình đó là hình chữ nhật.
- Hình bình hành có một góc vuông là hình chữ nhật.
- Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm là hình chữ nhật.
2Công thức tính diện tích hình chữ nhật
Để tính diện tích hình chữ nhật người ta sẽ tính thang đo bằng bề mặt phẳng, có thể dễ dàng thấy được hình chữ nhật. Diện tích hình chữ nhật được tính bằng công thức chiều dài nhân với chiều rộng.
Nói cho dễ hiểu hơn, Diện tích hình chữ nhật là phần bên trong của hình chữ nhật.
Trong đó:
a: Chiều dài của hình chữ nhật
b: Chiều rộng của hình chữ nhật.
Ví dụ: Có một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài là 10 mét, chiều rộng là 7 mét. Hãy tính diện tích của mảnh đất này.
Hướng dẫn:
Áp dụng công thức, ta có diện tích của mảnh đất hình chữ nhật là:
S = 10 x 7 = 70 (m²)
3Một số bài tập tính diện tích hình tròn
Ví dụ 1: Cho hình chữ nhật ABCD có chiều dài là 7 cm, chiều rộng là 3 cm. Hãy tính diện tích hình chữ nhật ABCD.
Hướng dẫn:
Áp dụng công thức, ta có:
S = 7 x 3 = 21 (cm²)
Vậy diện tích của hình chữ nhật ABCD là 21 cm².
Ví dụ 2: Cho hình chữ nhật ABCD có chiều dài AB là 4 cm, đường chéo của hình chữ nhật AC là 5 cm. Hãy tính diện tích của hình chữ nhật ABCD.
Hướng dẫn:
Áp dụng định lý Pytago, ta có:
AC2 = AB2 + BC2
52 = 42 + BC2
Suy ra BC = 3 cm
Áp dụng công thức tính diện tích hình chữ nhật, ta có:
S = 4 x 3 = 12 (cm²)
Vậy diện tích hình chữ nhật ABCD là 12 cm².
Ví dụ 3: Cho diện tích hình chữ nhật ABCD là 50 cm², chiều rộng BC = 5 cm. Hỏi chiều dài của hình chữ nhật ABCD là bao nhiêu?
Hướng dẫn:
Ta có:
S = AB x BC suy ra AB = 50 : 5 = 10 cm
Vậy chiều dài của hình chữ nhật ABCD là 10 cm.
4Một số lưu ý khi làm bài
Cùng tham khảo một số lưu ý trong quá trình làm bài dưới đây nhé!
- Bạn cần lưu ý đến các đại lượng cần đo lường trong bài toán phải cùng đơn vị. Đối với những bài toán đơn giản, đề thường cho cùng đơn vị nhưng những bài toán phức tạp hơn họ sẽ đòi hỏi bạn mang tính thách đố và dễ bị đánh lừa.
- Bạn nên kiểm tra đơn vị, đặc biệt là đơn vị đo lường diện tích bắt buộc phải mũ 2 (Ví dụ: m², dm², cm²).
Bài viết đã điểm qua cách tính diện tích hình chữ nhật có ví dụ đơn giản, dễ hiểu. Nếu bạn có thắc mắc gì hãy nhanh chóng để lại bình luận phía dưới để được hỗ trợ kịp thời nhé!
Bạn đang xem: Công thức tính diện tích hình chữ nhật dễ hiểu nhất có ví dụ đơn giản
Chuyên mục: Tra cứu thông tin
Các bài liên quan
- Công thức tính chu vi hình tam giác chi tiết nhất có ví dụ minh họa dễ hiểu
- Công thức tính chu vi hình chữ nhật có ví dụ minh họa dễ hiểu
- Công thức cấp số nhân đầy đủ và dễ hiểu nhất
- Công thức tính diện tích xung quanh hình trụ chi tiết nhất
- Công thức tính diện tích hình thoi đơn giản, chi tiết nhất
- Công thức tính diện tích hình lập phương có ví dụ minh họa