Bệnh Parkinson là bệnh gì? Có chữa được không? Có di truyền không?
Bệnh Parkinson là bệnh gì? Có chữa được không? Có di truyền không? Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này cũng như có được những kiến thức hữu ích để chăm sóc mình và người thân, mời bạn theo dõi bài viết này của chúng tôi nhé.
Xem nhanh nội dung
- Bệnh Parkinson là bệnh gì?
- Tìm hiểu về bệnh Parkinson
- Triệu chứng, dấu hiệu bệnh Parkinson
- Bệnh Parkinson có mấy giai đoạn?
- Bệnh Parkinson có di truyền không? Nguyên nhân gây bệnh Parkinson
- Bệnh Parkinson có nguy hiểm không? Bệnh Parkinson có chữa được không?
- Chữa bệnh Parkinson như thế nào? Cách điều trị Parkinson
Bệnh Parkinson là bệnh gì?
Bệnh Parkinson (còn được gọi là bệnh run tay, bệnh liệt rung...) là một trong những bệnh về thần kinh xảy ra khi nhóm tế bào trong não bị thoái hóa. Khi bị Parkinson, người bệnh sẽ không thể nào kiểm soát được vận động của cơ bắp, họ sẽ khó có thể đi lại như bình thường, các cử động chậm chạp, chân tay thường bị run cứng. Ngoài ra, khi bệnh tiến triển nặng còn có thể ảnh hưởng tới các tế bào thần kinh gây thiếu hụt Dopamine.
Tìm hiểu về bệnh Parkinson
Triệu chứng, dấu hiệu bệnh Parkinson
Biểu hiện của bệnh Parkinson như thế nào? Dưới đây là một số dấu hiệu của bệnh:
- Thay đổi tính cách: Não bộ của con người thường đảm nhận vai trò điều khiển suy nghĩ, hành động, nhìn nhận và phản ứng với tình huống nên bất cứ thay đổi nào trong tính cách cũng là nguyên nhân sớm của bệnh Parkinson.
- Các hoạt động diễn ra chậm chạp: Đây chính là một trong những dấu hiệu bệnh Parkinson dễ nhận biết nhất nếu người bệnh ở giai đoạn đầu. Họ sẽ có các biểu hiện khá chậm chạp trong những hành động, động tác đơn giản thường ngày như cài khuy áo, xoay người, buộc dây giày...
- Đau vai: Người bị Parkinson thường sẽ có triệu chứng đau vai kéo dài, mặc dù họ có thể được can thiệp y tế những vẫn không thuyên giảm.
- Các vấn đề về đường ruột: Người bệnh thường gặp những dấu hiệu về tiêu hóa như táo bón, đầy hơi, khó tiêu, đặc biệt là ở người lớn tuổi.
- Có một số thay đổi trong những thói quen sinh hoạt hàng ngày như: thay đổi chữ viết, giọng nói, tính khí thất thường.
- Giảm cảm giác về mùi: Ở giai đoạn đầu, bệnh Parkinson thường ảnh hưởng đến khứu giác của người bệnh làm cho họ không có khả năng phân biệt mùi của thực phẩm...
Bệnh Parkinson có mấy giai đoạn?
Thông thường hội chứng Parkinson được chia làm 5 giai đoạn. Các triệu chứng bệnh cũng phát triển từ nhẹ tới nặng. Một số người bị Parkinson có thể trải qua lần lượt 5 giai đoạn bệnh nhưng cũng có không ít người có thể bỏ qua vài giai đoạn mà phát triển tới giai đoạn cuối luôn. Một số khác có thể trải qua các giai đoạn chậm, có ít dấu hiệu nhưng cũng lại có người xuất hiện nhiều triệu chứng và tiến triển khá nhanh.
Dưới đây là các giai đoạn bệnh Parkinson để bạn tiện theo dõi:
- Giai đoạn 1 - Triệu chứng ảnh hưởng 1 bên cơ thể: Ở giai đoạn đầu này các triệu chứng bệnh Parkinson xuất hiện không rõ ràng. Người bệnh có thể cảm thấy hơi run lắc chân tay, ngoài ra có một số tư thế trên cơ thể bị đơ, yếu.
- Giai đoạn 2 - Triệu chứng ảnh hưởng 2 bên cơ thể: Khi bệnh run tay Parkinson chuyển sang giai đoạn 2, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng về vận động gây khó khăn cho việc đi lại, giữ cân bằng cơ thể. Các công việc hằng ngày như mặc quần áo, tắm gội, vệ sinh cá nhân... cũng có thể khiến họ khó khăn khi thực hiện. Tuy nhiên người bị Parkinson ở giai đoạn này vẫn có thể duy trì cuộc sống bình thường.
- Giai đoạn 3 - Triệu chứng bệnh biểu hiện rõ hơn: Đây là giai đoạn chuyển giữa của bệnh run tay Parkinson. Lúc này, các biểu hiện bệnh sẽ rõ rệt hơn, người bệnh gặp phải những khó khăn trong việc di chuyển, thực hiện các hoạt động thường ngày khác. Họ có thể bị ngã khi di chuyển một mình, tuy nhiên cũng có người chưa cần hỗ trợ đi lại từ người khác.
- Giai đoạn 4 - Triệu chứng nghiêm trọng hơn: Đây được xem là bắt đầu giai đoạn cuối của bệnh Parkinson. Ở giai đoạn này bệnh sẽ tiến triển nhanh hơn, nặng hơn, cơ thể bắt đầu suy nhược. Các dấu hiệu cứng cơ, vận động chậm chạp sẽ rõ ràng gây nên nhiều khó khăn cho người bệnh. Ở giai đoạn này, người bệnh đã cần phải có sự hỗ trợ, chăm sóc từ người thân thì mới có thể thực hiện những vận động đơn giản được.
- Giai đoạn 5 - bệnh Parkinson giai đoạn cuối: Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ không còn cử động hay thực hiện được bất cứ hoạt động nào trong cuộc sống nữa. Họ hoàn toàn phụ thuộc vào người chăm sóc.
Bệnh Parkinson có di truyền không? Nguyên nhân gây bệnh Parkinson
Bệnh Parkinson có di truyền không? Nguyên nhân gây bệnh Parkinson là gì?
Trên thực tế, bệnh Parkinson vẫn tồn tại khả năng di truyền. Nếu trong gia đình bạn có người thân bị Parkinson thì khả năng có thể mắc bệnh của bạn cao gấp 3 lần so với người khác. Đặc biệt, nếu trong gia đình có tới 2 người bị bệnh này thì nguy cơ mắc bệnh của bạn có thể tăng lên gấp 10 lần.
Thông thường, bệnh run tay Parkinson này hay gặp ở người già nhưng nếu người trẻ tuổi (dưới 45 tuổi) mắc bệnh thì yếu tố di truyền có thể chiếm phần lớn nguyên nhân gây bệnh. Theo thống kê, hiện nay tỉ lệ bệnh nhân bị Parkinson do di truyền chỉ chiếm khoảng 4 đến 5%. Mặc dù không chiếm tỉ lệ cao, thế nhưng đây cũng là một trong những nguyên nhân để bạn cần quan tâm và lưu ý.
Bên cạnh yếu tố di truyền thì người bệnh Parkinson cũng có thể khởi phát từ những yếu tố bên ngoài. Nếu bạn phải thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại như thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, khói bụi công nghiệp, rác thải, kim loại nặng thì bạn cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh. Điều này cũng lý giải tại sao tỉ lệ mắc bệnh ở các nhà máy sản xuất, các khu công nghiệp, chế xuất lại cao hơn hẳn so với nông thôn hay khu đô thị.
Bệnh Parkinson có nguy hiểm không? Bệnh Parkinson có chữa được không?
Parkinson không phải là căn bệnh nguy hiểm cấp tính nhưng nó gây cản trở lớn đến công việc cũng như sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Parkinson làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Nếu không được phát hiện và điều trị Parkinson kịp thời thì bệnh có thể diễn tiến ngày càng nặng dần, sau từ 5-7 năm người bệnh sẽ có nguy cơ bị tàn phế.
Hiện nay, vẫn chưa có một phương pháp nào có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh Parkinson mà chỉ có những biện pháp giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, trì hoãn tiến trình tiến triển của bệnh mà thôi.
Chữa bệnh Parkinson như thế nào? Cách điều trị Parkinson
Hiện nay có 2 phương pháp điều trị Parkinson chính đó là dùng thuốc và phẫu thuật.
- Thuốc điều trị Parkinson gồm Levodopa và chất chủ vận Dopamine.
- Phẫu thuật điều trị Parkinson gồm kích thích não sâu và phẫu thuật mở đồi thị.
Bên cạnh đó hiện nay các nhà khoa học đã tìm ra được phương pháp mới điều trị bệnh Parkinson đó chính là điều trị Parkinson bằng tế bào gốc. Liệu pháp cấy ghép tế bào gốc sẽ giúp người bệnh Parkinson thoát khỏi các loại thuốc trị liệu và trở lại cuộc sống gần như bình thường. Ứng dụng tế bào gốc vào liệu pháp chữa bệnh Parkinson được tiến hành bằng cách cấy ghép loại tế bào này vào não bộ, nơi sinh sống của các tế bào Dopamine trong cơ thể người bệnh, để chúng tự sản sinh ra các tế bào Dopamine mới thay thế và sửa chữa các tế bào Dopamine bị mất và tổn thương.
Ngoài ra, còn có một số các biện pháp kết hợp nhằm nâng cao hiệu quả điều trị bệnh Parkinson như:
- Điều chỉnh chế độ ăn uống: Người bệnh Parkinson cần có một chế độ ăn cung cấp đầy đủ vitamin D, canxi để tăng cường sức khỏe xương khớp. Họ cũng cần tăng chất xơ nạp vào cơ thể để ngăn ngừa táo bón, đồng thời nên giảm protein trong khẩu phần ăn.
- Tránh xa mội trường độc hại: Môi trường sống trong lành, không phải tiếp xúc với ô nhiễm, khói bụi, các hóa chất độc hại sẽ rất có lợi cho quá trình điều trị Parkinson đấy.
- Tập luyện thể dục đều đặn, hợp lý: Các bài tập thể dục nhẹ nhàng, phù hợp có thể giúp bộ não sử dụng Dopamine một cách hiệu quả hơn. Đồng thời nó cũng giúp cải thiện chức năng vận động của hệ cơ xương, giúp bệnh nhân giữ cân bằng tốt hơn, dáng đi thẳng và giảm run giật. Để có được kết quả tích cực nhất, bạn nên tập thể dục đều đặn 3 đến 4 lần mỗi tuần.
- Ổn định tâm lý: Tâm lý ổn định, thoải mái đóng vai trò khá quan trọng trong quá trình điều trị Parkinson. Những rối loạn về tâm lý, căng thẳng, lo âu có thể làm bệnh nặng hơn. Chính vì thế, người bị Parkinson nên điều chỉnh tâm trạng cho tốt để góp phần tăng cao hiệu quả điều trị bệnh nhé.
>>> Xem thêm: 6 Bài tập thể dục cho người bệnh Parkinson tốt nhất cho bệnh nhân
Bên cạnh đó, khi thấy có những dấu hiệu mới chớm của bệnh, bạn cần thăm khám, tới gặp bác sĩ chuyên khoa ngay để được tư vấn, phát hiện và điều trị bệnh kịp thời nhé.
Hi vọng rằng qua bài viết này, bạn đã biết được bệnh Parkinson là bệnh gì, có chữa được không, có di truyền không. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Bạn đang xem: Bệnh Parkinson là bệnh gì? Có chữa được không? Có di truyền không?
Chuyên mục: Tra cứu thông tin
Các bài liên quan
- Nhổ răng khôn có đau không? Nhổ răng khôn mất bao lâu thì lành?
- Điều trị ICU là gì? ICU là viết tắt của từ gì?
- Chăm sóc bệnh nhân Parkinson cần chú ý những gì?
- Dân số Cần Thơ 2021 là bao nhiêu triệu dân?
- Dân số Đà Nẵng 2021: Đà Nẵng hiện nay có bao nhiêu triệu dân?
- Lời chúc lễ Thất Tịch hay, câu chúc ngày Thất Tịch 7/7 ý nghĩa