6 Biểu hiện của bệnh tay chân miệng ở trẻ em cha mẹ nên biết

Mặc dù hầu hết các ca bệnh tay chân miệng ở trẻ đều có diễn biến nhẹ, tuy nhiên cũng không tránh khỏi một số trường hợp nặng gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm cơ tim, thậm chí là tử vong. Chính vì thế, phát hiện sớm những dấu hiệu của bệnh tay chân miệng là một yếu tố quan trọng giúp giảm thiểu những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Trong bài viết này, META sẽ giúp bạn nhận biết 6 biểu hiện của bệnh tay chân miệng để từ đó có được hướng xử lý kịp thời.  

Mặc dù hầu hết các ca bệnh tay chân miệng ở trẻ đều có diễn biến nhẹ, tuy nhiên cũng không tránh khỏi một số trường hợp nặng gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm cơ tim, thậm chí là tử vong. Chính vì thế, phát hiện sớm những dấu hiệu của bệnh tay chân miệng là một yếu tố quan trọng giúp giảm thiểu những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Trong bài viết này, META sẽ giúp bạn nhận biết 6 biểu hiện của bệnh tay chân miệng để từ đó có được hướng xử lý kịp thời.

Biểu hiện của bệnh tay chân miệng

Hinh anh bệnh chân tay miệng ở trẻ em

Bệnh tay chân miệng là gì?

Tay chân miệng là một loại bệnh truyền nhiễm thường bắt gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh do một chủng virus Coxsackievirus, phổ biến nhất là A16 và virus Enterovirus 71 gây ra và có thể lây lan từ người sang người qua đường nước bọt, dịch tiết đường hô hấp hoặc phân của người bệnh.

Ngoài ra, khi bạn tiếp xúc với bàn tay chưa rửa sạch của người bệnh hoặc qua các bề mặt vật dụng mà người bệnh đã từng tiếp xúc qua trong thời gian ngắn thì cũng có nguy cơ cao lây nhiễm bệnh chân tay miệng.

Vậy khi bị tay chân miệng sẽ có những biểu hiện như thế nào? Hãy theo dõi phần tiếp theo của bài viết để biết được điều đó các bạn nhé.

Biểu hiện của bệnh tay chân miệng

Biểu hiện của bệnh tay chân miệng ở giai đoạn ủ bệnh

Sau khoảng 3 đến 5 ngày kể từ khi tiếp xúc với virus thì trẻ sẽ có những biểu hiện rất dễ nhận thấy bao gồm:

1. Sốt

Trẻ có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao, có thể lên tới 39 đến 40 độ C. Nếu cha mẹ thấy trẻ sốt cao liên tục và không có dấu hiệu hạ nhiệt mặc dù đã được uống thuốc hạ sốt thì cần đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế để được thăm khám.

2. Nổi ban trên da

Đây là dấu hiệu đặc trưng rất hay gặp ở trẻ bị bệnh tay chân miệng. Trong khoảng 1 đến 2 ngày sau khi phát bệnh thì trẻ sẽ xuất hiện những nốt ban màu hồng có đường kính vài mm nổi trên da và sau đó trở thành bọng nước.

Những nốt ban này thường xuất hiện ở ngón tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, kẽ mông,... Ngoài ra, một số nốt ban thường sẽ có hình bầu dục và màu xám sẫm ở giữa. Dấu hiệu nổi ban này thường sẽ không khiến bé đau đớn hay ngứa rát gì và chúng có thể kéo dài lên tới 10 ngày.

Nổi ban trên da

Các nốt ban đỏ xuất hiện trên da của trẻ

3. Loét miệng

Những vết loét có thể xuất hiện trong khoang miệng, trên lưỡi, vòm miệng hoặc cổ họng khiến cho bé gặp nhiều khó khăn khi nuốt thức ăn và nước uống. Có rất nhiều cha mẹ, thậm chí là bác sĩ có thể sẽ lầm tưởng đây là vết viêm loét miệng thông thường.

Lưu ý:

Một vài trẻ sẽ xuất hiện tất cả những biểu hiện bệnh kể trên, tuy nhiên cũng có trẻ lại không xuất hiện đầy đủ. Chính vì thế, khi thấy trẻ có một trong những dấu hiệu bệnh thì cha mẹ cần cho trẻ đến khám tại các cơ sở y tế, đặc biệt là khoa truyền nhiễm để được các y bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh, từ đó đưa ra những tư vấn kỹ hơn về cách chăm sóc, theo dõi và điều trị cho bé.

Biểu hiện của bệnh tay chân miệng ở giai đoạn nặng

1. Quấy khóc dai dẳng kéo dài

Thông thường khi bị tay chân miệng, các bé sẽ thường quấy khóc hơn bình thường do những vết loét trong khoang miệng hay những cơn sốt cao. Tuy nhiên, nếu trẻ quấy khóc dai dẳng, kéo dài, thậm chí là quấy khóc xuyên đêm (cứ khoảng 15 đến 20 phút lại tỉnh giấc và quấy khóc) thì đây có thể là do tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn sớm.

Trẻ quấy khóc liên tục

Trẻ quấy khóc dai dẳng

2. Sốt cao liên tục không thể hạ

Trẻ bị sốt trên 38,5 độ C và kéo dài hơn 48 tiếng, đồng thời không đáp ứng với thuốc hạ sốt paracetamol cũng là một trong những biểu hiện của bệnh tay chân miệng ở giai đoạn nặng. Các quá trình đáp ứng viêm rất mạnh trong cơ thể, gây nên tình trạng nhiễm độc thần kinh và lúc này trẻ sẽ cần một loại thuốc hạ sốt đặc biệt hơn thay vì dùng paracetamol như thông thường.

3. Giật mình, run chi, đi đứng loạng choạng

Đây là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Cha mẹ cần chú ý phát hiện triệu chứng này ngay cả khi trẻ đang chơi, quan sát xem tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không, chân tay của trẻ có bị run khi cầm nắm các vật dụng hay không hoặc bé có bị chới với, đi đứng không được vững vàng như bình thường hay không nhé.

Lưu ý:

Nếu thấy trẻ có một trong những biểu hiện kể trên thì bạn cần đưa trẻ tới bệnh viện ngay lập tức để được các bác sĩ thăm khám và điều trị.

Trên đây là 6 biểu hiện thường gặp nhất của bệnh tay chân miệng giúp bạn có thể quan sát để có được những hướng xử lý kịp thời, tránh gặp phải những điều đáng tiếc xảy ra.

Bạn đang xem: 6 Biểu hiện của bệnh tay chân miệng ở trẻ em cha mẹ nên biết

Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe

Chia sẻ bài viết