Bệnh sốt xuất huyết có lây không? Sốt xuất huyết lây truyền qua những đường nào?
Sốt xuất huyết đã không còn là căn bệnh hiếm gặp ở Việt Nam. Tuy nhiên, rất nhiều người trong chúng ta lại “mù mờ” về căn bệnh này, đặc biệt là những vấn đề như nguyên nhân gây sốt xuất huyết là gì, bệnh sốt xuất huyết có lây không, lây qua những đường nào, có bị lại không… Nếu bạn vẫn chưa tìm được đáp án cho những câu hỏi trên, hãy đọc bài viết của chúng tôi nhé!
Sốt xuất huyết đã không còn là căn bệnh hiếm gặp ở Việt Nam. Tuy nhiên, rất nhiều người trong chúng ta vẫn “mù mờ” về căn bệnh này, đặc biệt là những vấn đề như nguyên nhân gây sốt xuất huyết là gì, bệnh sốt xuất huyết có lây không, lây qua những đường nào, có bị lại không… Nếu bạn vẫn chưa tìm được đáp án cho những câu hỏi trên thì hãy đọc bài viết của chúng tôi nhé!
Nội dung
Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là bệnh nhiễm trùng cấp tính, gây ra bởi virus Dengue. Loại vi rút này thuộc nhóm Flavivirus, chứa nhân ARN và có 4 típ huyết thanh (D1, D2, D3, D4). Virus Dengue có kháng nguyên chung của nhóm, kháng nguyên riêng biệt cho từng típ và có thể gây phản ứng chéo một phần sau khi bị nhiễm một trong 4 típ.
Trong khoảng thời gian người bệnh bị sốt, virus Dengue tồn tại ở máu của họ. Kháng nguyên của chúng có thể được tìm thấy ở tuyến ức, đại thực bào, phổi, tế bào Kuffer (ở gan, lá lách) và tế bào Monocyt (ở máu ngoại biên).
Virus Dengue – nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết
Virus Dengue xâm nhập vào cơ thể người chủ yếu thông qua vết đốt của muỗi Aedes aegypti và muỗi Aedes albopictus, trong đó muỗi Aedes aegypti được cho là vector truyền bệnh chủ yếu. Muỗi Aedes aegypti còn được gọi là muỗi vằn, mình đen, nhỏ, thân và chân có các đốm trắng. Loại muỗi này thường sống ở khu vực đô thị, thích trú ngụ ở góc tối trong nhà như dưới gầm giường, sau rèm cửa, nhà vệ sinh, bếp, phòng tắm, tủ đựng đồ… Trên thực tế, chỉ có muỗi Aedes aegypti cái mới đốt và truyền virus gây bệnh sốt xuất huyết cho con người.
Muỗi Aedes aegypti – vector truyền bệnh sốt xuất huyết chính
Tham khảo thêm:
- Những dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết dễ nhận biết
- Tìm hiểu các giai đoạn và thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết
- Làm thế nào để phân biệt muỗi gây sốt xuất huyết với muỗi thường
Bệnh sốt xuất huyết có lây không? Lây qua những đường nào?
Sốt xuất huyết có lây từ người sang người không? Sốt xuất huyết có lây qua đường hô hấp không? Đây là câu hỏi mà rất nhiều người đặt ra mỗi khi căn bệnh này bùng phát. Theo các chuyên gia y tế, sốt xuất huyết là một căn bệnh truyền nhiễm với 3 đường lây chính, bao gồm:
Lây từ muỗi sang người
Muỗi Aedes aegypti nhiễm bệnh thông qua vết cắt để truyền virus Dengue cho người khỏe mạnh. Sau khi truyền bệnh, nó vẫn có khả năng lây lan vi rút cho những người khỏe mạnh khác.
Lây từ người sang muỗi
Muỗi Aedes aegypti có thể bị nhiễm bệnh nếu nó đốt phải người nhiễm virus Dengue. Khoảng thời gian lây nhiễm virus Dengue từ người sang muỗi thường là từ 2 ngày trước khi bệnh nhân có các dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết đến 2 ngày sau khi bệnh nhân hết sốt.
Bệnh sốt xuất huyết chủ yếu lây truyền qua trung gian muỗi
Lây qua đường lấy máu hoặc dùng chung kim tiêm
Người khỏe mạnh bình thường có thể bị lây nhiễm virus Dengue nếu họ được truyền máu của người mắc bệnh hoặc dùng chung kim tiêm với người bệnh. Tuy nhiên, đường lây truyền này không phổ biến như các đường lây truyền qua muỗi.
Ngoài 3 con đường chính trên, sốt xuất huyết còn có thể lây truyền tại bệnh viện thông qua các chế phẩm máu, phơi nhiễm với tổn thương do tiêm, tổn thương niêm mạc hoặc lây truyền dọc từ mẹ sang con. Dù vậy, bạn không cần quá lo lắng vì cả hai con đường lây nhiễm này thường rất ít gặp.
Có thể thấy, sốt xuất huyết không lây truyền qua đường hô hấp, không lây trực tiếp từ người sang người qua đường tiếp xúc thông thường. Bệnh chủ yếu lây qua trung gian là muỗi hoặc qua đường lấy máu, dùng chung kim tiêm với người nhiễm virus.
Sốt xuất huyết có bị lại không?
Như chúng tôi đã chia sẻ, virus Dengue có 4 típ gây bệnh là D1, D2, D3 và D4. Mỗi lần bạn bị sốt xuất huyết là do 1 típ Dengue xâm nhập vào cơ thể. Do đó, mỗi người có thể bị sốt xuất huyết 4 lần trong đời tương ứng với 4 típ, mắc 1 lần rồi vẫn có thể bị lại. Nhưng trên thực tế, rất hiếm có trường hợp bị sốt xuất huyết đến lần thứ 4, thường chỉ bị đến 2 hoặc 3 lần.
Người bị sốt xuất huyết 1 lần vẫn có thể bị lại
Nếu bị sốt xuất huyết từ lần 2 trở lên, người bệnh cần thận trọng hơn, tuyệt đối không được chủ quan bởi vì những lần bị sau thường nặng hơn lần bị trước, các triệu chứng như sốt, đau mỏi, xuất huyết sẽ trở nên trầm trọng hơn. Nguyên nhân là do:
- Sau mỗi lần mắc sốt xuất huyết, cơ thể chỉ tạo ra miễn dịch với típ virus gây bệnh lần đó chứ chưa có khả năng chống lại các típ còn lại.
- Ở những lần mắc sau, cơ thể bị bởi các kháng nguyên của nhiều típ virus Dengue tác động cùng lúc chứ không còn là kháng nguyên của 1 típ như lần đầu nữa.
Có thể bạn quan tâm:
- Cách đuổi muỗi ra khỏi nhà phòng chống sốt xuất huyết
- Sốt xuất huyết nên ăn uống gì? Kiêng gì khi điều trị?
Để được tư vấn và đặt mua các loại đèn bắt muỗi, vợt muỗi, bạn có thể truy cập vào website META.vn hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ:
>>> Thông tin sức khỏe hữu ích: Bệnh nhiễm vi khuẩn ăn thịt người có phải do vi khuẩn Whitmore gây ra?
Bạn đang xem: Bệnh sốt xuất huyết có lây không? Sốt xuất huyết lây truyền qua những đường nào?
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Rau dền có tác dụng gì? Bà bầu ăn rau dền được không?
- Tắm đêm có tốt không? Tắm khuya, tắm muộn có tác hại gì?
- Tế bào gốc là gì? Ứng dụng tế bào gốc trong y học và thẩm mỹ
- Quả đào tiên có tác dụng gì? Quả đào tiên có ăn được không?
- Cách trị nám bằng lá tía tô thế nào? Lá tía tô có trị nám được không?
- Hiện tượng hắt xì hơi (nhảy mũi) theo giờ, liên tục nói lên điều gì?