Tìm hiểu các giai đoạn và thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết
Ở nước ta, sốt xuất huyết là căn bệnh khá phổ biến do virus Dengue gây nên và thường phát thành dịch vào mỗi mùa mưa hằng năm. Tuy nhiên, không phải ai trong chúng ta cũng biết rõ về thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết là bao lâu cũng như bệnh bao gồm các giai đoạn nào? Trong bài viết này, META sẽ giúp bạn giải đáp những vấn đề đó để bạn có thể hiểu rõ hơn về căn bệnh này, góp phần hạn chế lây lan và khiến dịch sốt xuất huyết dễ dàng kiểm soát hơn.
Ở nước ta, sốt xuất huyết là căn bệnh khá phổ biến do virus Dengue gây nên và thường phát thành dịch vào mỗi mùa mưa hằng năm. Tuy nhiên, không phải ai trong chúng ta cũng biết rõ về thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết là bao lâu cũng như bệnh bao gồm các giai đoạn nào. Trong bài viết này, META sẽ giúp bạn giải đáp những vấn đề đó để bạn có thể hiểu rõ hơn về căn bệnh này, góp phần hạn chế lây lan cũng như hạn chế những biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Xem nhanh nội dung
Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết
Do quá trình ủ bệnh kéo dài và âm thầm nên rất nhiều người khi mang mầm bệnh mà không hề hay biết rồi vô tình làm phát tán virus từ khu vực này tới khu vực khác làm bùng phát thành dịch lớn. Vì thế, hiểu rõ về thời gian ủ bệnh sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn để hạn chế những nguy hiểm mà căn bệnh này gây nên.
Giai đoạn ủ bệnh sốt xuất huyết là lúc mà cơ thể chúng ta sản sinh ra các kháng thể nhằm chống lại các tác nhân lạ như virus, vi khuẩn. Đến khi những kháng thể không còn khả năng chống trả thì bệnh sẽ bắt đầu biểu hiện bằng các triệu chứng trên cơ thể.
Thông thường, thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết diễn ra trong khoảng 4 đến 7 ngày, đôi khi có thể kéo dài lên tới 14 ngày. Trên thực tế, thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết có thể ngắn hơn hoặc kéo dài hơn tùy thuộc vào các yếu tố như cơ địa mỗi người bệnh, khả năng hoạt động của hệ miễn dịch, nhiễm bệnh do chủng virus nào hay tuổi tác của người bệnh...
Trong trường hợp người mang mầm bệnh sốt xuất huyết bị muỗi đốt và lây cho người thân trong gia đình hoặc người sinh sống trong cùng khu vực thì khi người lây bệnh đã khỏi hoặc sắp khỏi bệnh thì người bị lây mới bắt đầu có hiện tượng sốt. Và trong thời gian ủ bệnh này, nếu người bệnh có làm xét nghiệm thì cũng không thể phân biệt được bị sốt xuất huyết hay là nhiễm các loại bệnh khác.
Các giai đoạn sốt xuất huyết
Giai đoạn đầu
Đây là giai đoạn xuất hiện sau thời kỳ ủ bệnh, thường sẽ bắt đầu từ ngày thứ 2 nhiễm virus và kéo dài trong khoảng 1 tuần. Trong giai đoạn này, biểu hiện dễ thấy nhất ở người bệnh đó chính là những cơn sốt cao liên tục, có thể lên đến 39 - 40 độ C, kéo dài và rất khó để hạ sốt. Đi kèm với đó là cảm giác buồn nôn hoặc nôn ói, đau rát họng, đau hốc mắt, sổ mũi, tiêu chảy... Các triệu chứng này rất giống với cảm sốt thông thường nên đôi khi khiến cho người bệnh chủ quan và chỉ nghĩ đơn giản rằng uống thuốc vài hôm là khỏi, dẫn tới tình trạng bệnh càng nặng hơn.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn này, người bệnh cũng sẽ thấy đau đầu dữ dội, đặc biệt là ở vùng hố mắt, đồng thời xuất hiện các ban xuất huyết rải rác ngoài da.
Giai đoạn nguy hiểm
Mặc dù giai đoạn sau thời gian ủ bệnh thường khiến người bệnh xuất hiện những cơn sốt cao liên tục nhưng đây lại chưa phải giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh sốt xuất huyết. Giai đoạn nguy hiểm nhất của căn bệnh này đó chính là khi người bệnh đã hết sốt.
Lúc này, cơ thể người bệnh còn rất yếu, hệ miễn dịch suy giảm do bị virus tấn công khiến cho lượng tiểu cầu và bạch cầu trong máu giảm. Nếu không được chăm sóc và theo dõi cẩn thận trong giai đoạn này thì người bệnh sẽ có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng khó lường như xuất huyết dạ dày, xuất huyết não, tràn dịch gây tổn thương các cơ quan nội tạng...
Nếu thấy người bệnh có các triệu chứng như chảy máu cam, chảy máu chân răng, người lạnh toát, phù nề mi mắt... bạn cần đưa họ tới bệnh viện ngay lập tức.
Giai đoạn phục hồi
Giai đoạn phục hồi sẽ kéo dài trong một vài ngày sau khi người bệnh vượt qua được giai đoạn nguy hiểm. Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ hết sốt và có thể trạng tốt hơn, thèm ăn hơn, huyết áp cũng ổn định và đi tiểu nhiều hơn.
Trong giai đoạn này, người bệnh cần được nghỉ ngơi và ăn uống đủ chất, ăn nhiều hoa quả, uống nhiều nước, bổ sung thêm vitamin và khoáng chất để lấy lại sức khỏe. Đồng thời, người bệnh cũng không nên chủ quan bởi bệnh sốt xuất huyết vẫn có thể bị lại do virus Dengue bao gồm 4 típ D1, D2, D3, D4 đều có khả năng gây bệnh.
Bài viết trên đây của chúng tôi đã giúp bạn phần nào hiểu hơn về thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết cũng như các giai đoạn phát triển của căn bệnh này. Sốt xuất huyết là một căn bệnh chưa có thuốc đặc trị, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe. Chính vì thế, ngay từ bây giờ, bạn và những người thân trong gia đình cần có biện pháp để giữ gìn vệ sinh môi trường và không gian sống xung quanh thật sạch sẽ, tiêu diệt bọ gậy, loại bỏ môi trường sinh sôi của muỗi... để phòng tránh bệnh sốt xuất huyết hiệu quả nhất.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
Bạn đang xem: Tìm hiểu các giai đoạn và thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Rau dền có tác dụng gì? Bà bầu ăn rau dền được không?
- Tắm đêm có tốt không? Tắm khuya, tắm muộn có tác hại gì?
- Tế bào gốc là gì? Ứng dụng tế bào gốc trong y học và thẩm mỹ
- Quả đào tiên có tác dụng gì? Quả đào tiên có ăn được không?
- Cách trị nám bằng lá tía tô thế nào? Lá tía tô có trị nám được không?
- Hiện tượng hắt xì hơi (nhảy mũi) theo giờ, liên tục nói lên điều gì?