Ăn mít có nóng không? Bà bầu có nên ăn mít không?
Lâu nay trong cộng đồng các chị em phụ nữ thường truyền tai nhau rằng bà bầu không nên ăn mít vì ăn vào sẽ bị nóng trong người và rất dễ sảy thai. Vậy thực hư vấn đề này là như thế nào? Ăn mít có nóng không? Bà bầu có ăn mít được không?
Lâu nay trong cộng đồng các chị em phụ nữ thường truyền tai nhau rằng bà bầu không nên ăn mít vì ăn vào sẽ bị nóng trong người và rất dễ sảy thai.
Bà bầu có nên ăn mít không?
Bà bầu ăn mít có tốt không?
Mít là một loại quả sinh trưởng và phát triển nhiều ở vùng nhiệt đới, trong đó có Việt Nam, vì vậy từ lâu, đây đã là một loại trái cây quen thuộc được nhiều người Việt yêu thích. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng loại trái cây này có tính nóng, bởi vậy bà bầu nên tránh ăn mít để không ảnh hưởng đến thai nhi. Thậm chí, có nhiều lời đồn cho rằng, bà bầu ăn nhiều mít có thể dẫn đến sảy thai. Vậy thực chất ăn mít có nóng không? Bà bầu có nên ăn mít hay không? Mít có phải là trái cây tốt cho bà bầu không?
Theo chuyên gia dinh dưỡng thì việc bà bầu ăn nhiều mít có thể dẫn đến sảy thai là một lời đồn vô căn cứ. Thực chất, mẹ bầu có thể ăn hầu hết các loại trái cây với tỷ lệ vừa phải, trong đó có cả mít bởi trong hoa quả trái cây có chứa nhiều vitamin, các loại khoáng chất có lợi cho hệ miễn dịch , tăng cường chất xơ và nhiều lợi ích khác với thai kỳ.
Thậm chí, nếu bạn hỏi bà bầu ăn mít được không thì các bác sĩ có thể khẳng định rằng chị em phụ nữ đang mang thai có thể ăn mít ở trong cả 3 giai đoạn thai kỳ mà không sợ gây hại gì cho thai nhi. Do đó, quan niệm bà bầu ăn mít có thể gây sảy thai là sai lầm và không có cơ sở khoa học.
Tuy nhiên, ăn mít có nóng không lại là một vấn đề khác. Theo các bác sĩ dinh dưỡng thì việc ăn mít có gây nóng không hiện nay vẫn chưa được nghiên cứu cụ thể. Tuy nhiên, hàm lượng đường trong quả mít khá cao, nếu ăn nhiều có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh về da phát triển, có thể tạo ra một số phản ứng phụ với những người có cơ địa nhạy cảm như mụn nhọt, rôm sảy, lở loét miệng… Đặc biệt, những người bị béo phì, tiểu đường, gan nhiễm mỡ, mỡ máu cao… thì nên tránh xa loại hoa quả này bởi khi ăn có thể dẫn đến lượng đường trong máu tăng đột ngột.
>> Có thể bạn quan tâm:
- Ăn dứa nóng hay mát? 19 Tác dụng của quả dứa ít ai biết
- Ăn xoài có nóng không? 10 tác dụng của quả xoài ít người biết
Lợi ích của mít với phụ nữ mang thai
Mít là một loại quả có chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho phụ nữ mang thai nếu ăn một lượng vừa phải, điều độ. Nhờ vậy, loại quả này có nhiều tác dụng tích cực cho các bà bầu như:
- Tăng cường miễn dịch: Mít rất giàu vitamin C nên giúp cải thiện khả năng miễn dịch và giúp cơ thể thai phụ chống lại một số bệnh thường gặp khi mang thai một cách hiệu quả.
- Điều chỉnh hormone: Khi mang thai, cơ thể phụ nữ thường phải đối mặt với những thay đổi, thậm chí là rối loạn lớn của các hormone trong cơ thể. Quả mít có khả năng điều chỉnh, điều hòa lại hormone trong cơ thể giúp bà bầu tránh được nhiều bệnh lý đặc thù, cả về thể chất và tinh thần.
- Giải tỏa căng thẳng: Nhiều nghiên cứu dinh dưỡng trên thế giới đã khẳng định mít có khả năng chống lại cảm giác căng thẳng. Điều này có nghĩa là mít có thể giải tỏa lo âu, stress và giúp mẹ bầu có tinh thần thoải mái trong quá trình mang thai.
- Tốt cho sự phát triển của thai nhi: Trong quả mít có chứa hàm lượng cao các loại vitamin và khoáng chất như: Vitamin A, C, E, K, sắt, mangan, magie… Chúng sẽ giúp thai nhi phát triển một cách khỏe mạnh và toàn diện hơn.
- Cải thiện chức năng tiêu hóa: Mít có hàm lượng chất xơ cao có lợi cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa ung thư ruột kết, ung thư khoang miệng và giảm tình trạng táo bón ở mẹ bầu. Mít còn có thể ngăn ngừa triệu chứng loét dạ dày và dạ dày nhạy cảm ở người đang mang thai.
- Cung cấp năng lượng: Mít cung cấp rất nhiều năng lượng và điều này rất tốt cho những ngày các mẹ đang rơi vào tình trạng mệt mỏi nghiêm trọng.
- Điều hòa huyết áp: Huyết áp cao là nguyên nhân gây nguy hiểm cho sức khỏe mẹ bầu trong thời kỳ mang thai. Trong khi đó, mít có hàm lượng muối và chất béo no thấp, song song đó là một lượng kali khá dồi dào. Kali là một thành phần quan trọng của tế bào và chất dịch cơ thể, nên loại quả này có tác dụng kiểm soát nhịp tim và huyết áp, ngoài ra, hạt mít còn rất giàu protein và các chất dinh dưỡng có lợi khác. Bà bầu ăn mít sẽ rất tốt cho việc điều hòa huyết áp, ngăn ngừa các bệnh tim mạch trong thai kỳ.
- Các khoáng chất khác: Mít giàu canxi, magie, sắt và beta-carotene, kẽm và rất nhiều khoáng chất khác. Tất cả các khoáng chất này đều rất quan trọng cho sức khỏe của phụ nữ mang thai và sự phát triển của thai nhi.
>> Xem thêm: 3 Cách chưng yến cho bà bầu giúp bổ máu, đẹp da, ngủ ngon giấc
Bà bầu ăn mít như thế nào thì tốt?
Có thể thấy rằng mít là loại trái cây bổ dưỡng, tốt cho thai kỳ và bà bầu có nên ăn mít. Tuy nhiên, trong mít chứa nhiều đường nên cần phải có chế độ và định lượng hợp lý để tránh gây béo phì, tiểu đường sau sinh.
- Chỉ ăn một lượng vừa phải: Để không gây hại cho cơ thể, bà bầu chỉ nên tiêu thụ 80 - 100gr mít là được. Nếu ăn quá nhiều mít có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa, hàm lượng chất xơ quá cao trong mít có thể gây đau bụng và khó chịu. Ngoài ra, ăn nhiều mít còn làm tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường ở phụ nữ đang mang thai.
- Bị rối loạn đông máu không nên ăn mít: Nếu các mẹ mắc chứng rối loạn máu, ăn mít có thể làm nhanh đông máu và gây ra những phản ứng tiêu cực gây nguy hiểm tính mạng.
- Suy thận nên tránh ăn mít: Nếu bà bầu bị các vấn đề về thận như suy thận thì nên tránh các loại thức ăn giàu kali như mít. Do khi bị suy thận, kali bị ứ đọng lại dẫn đến tăng kali máu, nếu quá nhiều sẽ dẫn đến tử vong do ngừng tim mà không có dấu hiệu báo trước nào.
- Nên kết hợp mít với các loại hoa quả, sữa chua: Ăn kèm mít với các loại hoa quả khác sẽ giúp bạn tránh được việc ăn quá nhiều, hơn nữa, các loại hoa quả khác cũng sẽ bổ sung thêm nhiều loại vitamin và khoáng chất có lợi cho cơ thể bà bầu. Đặc biệt, có thể ăn kèm sữa chua sau bữa ăn để kích thích tiêu hóa, làm đẹp da.
- Chế biến mít thành nhiều dạng khác nhau: Bên cạnh việc ăn mít theo cách đơn giản nhất, bà bầu cũng có thể biến tấu thành nhiều món khác nhau như dùng máy sấy hoa quả làm mít sấy, dùng máy xay sinh tố, máy ép làm thành nước ép. Uống một ly nước ép mít sau khi dùng bữa khoảng 1 giờ hay dùng mít non để chế biến món ăn là những cách hiệu quả giúp giảm cân và bồi bổ sức khỏe trong thai kỳ.
>>> Xem thêm:
- Cách làm mít sấy giòn tan đơn giản ngay tại nhà
- Cách làm mứt mít dẻo thơm ngon lạ miệng
- Cách làm kem mít thơm ngon, mát lạnh với máy xay sinh tố
Nhìn chung, mít hay bất kỳ loại hoa quả, thực phẩm nào cũng cần được sử dụng với lượng vừa phải để đem lại tác dụng tốt nhất. Bà bầu có nên ăn mít nhưng nên lưu ý những điều vừa kể trên để sử dụng hợp lý giúp có được một sức khỏe thật tốt trong suốt thai kỳ.
Để tham khảo thêm nhiều kiến thức và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe cho bà bầu trong thời gian mang thai, bạn hãy truy cập ngay META.vn hoặc liên hệ hotline để được hỗ trợ nhé:
Bạn đang xem: Ăn mít có nóng không? Bà bầu có nên ăn mít không?
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Củ cải trắng có tác dụng gì? Ăn nhiều củ cải trắng có tốt hay không?
- Rau dền có tác dụng gì? Bà bầu ăn rau dền được không?
- Tắm đêm có tốt không? Tắm khuya, tắm muộn có tác hại gì?
- Tế bào gốc là gì? Ứng dụng tế bào gốc trong y học và thẩm mỹ
- Quả đào tiên có tác dụng gì? Quả đào tiên có ăn được không?
- Cách trị nám bằng lá tía tô thế nào? Lá tía tô có trị nám được không?