Tác dụng của hạt dẻ là gì? Cách luộc hạt dẻ thơm ngon tại nhà
Hạt dẻ là một loại hạt có hương vị rất ngon, được nhiều người yêu thích. Tác dụng của hạt dẻ đối với cơ thể cũng rất tích cực nếu bạn biết cách sử dụng đúng. Trong bài viết dưới đây, META sẽ giới thiệu cho bạn những tác dụng tuyệt vời của hạt dẻ cũng như cách luộc hạt dẻ sao cho thơm ngon và giữ được độ bùi, ngọt nhất nhé!
Hạt dẻ là một loại hạt có hương vị rất ngon, được nhiều người yêu thích. Tác dụng của hạt dẻ đối với cơ thể cũng rất tích cực nếu bạn biết cách sử dụng đúng. Trong bài viết dưới đây, META sẽ giới thiệu cho bạn những tác dụng tuyệt vời của hạt dẻ cũng như cách luộc hạt dẻ sao cho thơm ngon và giữ được độ bùi, ngọt nhất nhé!
Tác dụng của hạt dẻ là gì? Cách luộc hạt dẻ thơm ngon tại nhà
Tác dụng của hạt dẻ là gì?
Hạt dẻ còn gọi là sơn hạch đào, là hạt của cây dẻ có tên khoa học là Castanea Mollissima, thuộc họ Sồi (fagaceae). Thành phần chủ yếu của hạt dẻ gồm có tinh bột, protein, lipit, các vitamin B1, B2, C và các khoáng chất. Thông thường, các loại hạt khô thường có lượng calo lớn, nhưng với hạt dẻ, thay vì chứa nhiều chất béo với hàm lượng calo cao thì nó lại là loại hạt khô chứa nhiều vitamin, khoáng chất, tinh bột, chất xơ và nhiều thành phần dinh dưỡng khác.
Chính vì vậy, hạt dẻ luôn được coi là "quả của tỳ", "quả của thận" là "vua của loài quả khô”, có thể thay thế lương thực và đem lại nhiều tác dụng cho sức khỏe. Những tác dụng của hạt dẻ có thể kể đến là:
- Ổn định đường máu: Hạt dẻ có chứa hàm lượng chất xơ cao, bao gồm cả dạng hòa tan và dạng không hòa tan. Các chất xơ trong hạt dẻ giúp hỗ trợ giảm lượng cholesterol trong máu, ổn định đường huyết giúp phòng ngừa hiệu quả bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, những chế phẩm từ hạt dẻ không chỉ phù hợp với người bị tiểu đường mà còn tốt cho người huyết áp cao, bệnh nhân đã được thay van tim nhân tạo.
- Hỗ trợ bảo vệ tim mạch: Nhờ khả năng ổn định đường máu, hạt dẻ cũng thường xuyên được sử dụng cho những người cao tuổi, người có nhiều nguy cơ bị bệnh tim mạch. Nhiều nghiên cứu cho thấy, trong hạt dẻ có nhiều axit béo thuộc họ Omega-3 có tác dụng kháng viêm, bảo vệ tim mạch.
- Tăng cường đề kháng: Trong hạt dẻ, vitamin và khoáng chất là những thành phần chiếm hàm lượng khá cao. Đây là nguồn bổ sung vitamin và khoáng chất dồi dào cho cơ thể, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa hiệu quả nhiều bệnh lý.
- Làm chậm quá trình lão hóa: Trong hạt dẻ có nhiều chất chống oxy hóa, điển hình như mangan, folate... Đây là các vi chất quan trọng góp phần hình thành tế bào máu hoặc sản xuất liên kết mô và đông máu. Vì vậy, chúng đóng vai trò rất quan trọng trong việc làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể. Ngoài ra, trong hạt dẻ còn chứa cả đồng, một khoáng chất vi lượng góp phần không nhỏ trong việc tăng cường sức mạnh cho hệ xương, thúc đẩy quá trình hình thành tế bào máu và ổn định chức năng thần kinh.
- Cải thiện chức năng não: Các vitamin B tan trong chất béo của hạt dẻ góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình sản xuất tế bào máu, giúp thúc đẩy sức khỏe não bộ.
- Giảm triệu chứng của bệnh trĩ: Các chất xơ trong hạt dẻ có tác dụng cao trong việc phòng ngừa cũng như giảm triệu chứng của bệnh trĩ. Ngoài ra, theo nhiều nghiên cứu, chiết xuất của hạt dẻ ngựa giúp giảm các triệu chứng sưng, viêm tĩnh mạch liên quan đến bệnh trĩ.
>>> Xem thêm: Hạt điều có tác dụng gì? Ăn hạt điều có tốt không?
Cách luộc hạt dẻ thơm ngon tại nhà
Hạt dẻ không chỉ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mà còn có mùi vị rất thơm ngon, vì vậy, đây là món ăn vặt được rất nhiều người yêu thích. Có khá nhiều cách chế biến hạt dẻ như rang, hấp, luộc lên rồi ngào đường... Nhưng trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn một cách chế biến đơn giản, nhanh gọn nhất nhưng giữ được trọn vẹn nhất hương vị của hạt dẻ, đó là cách luộc hạt dẻ.
Chuẩn bị nguyên liệu
- Hạt dẻ: 0,7 - 1kg.
- Muối ăn: 1 thìa cafe.
- Dụng cụ: Nồi luộc, dao nhỏ.
Lưu ý: Khi mua hạt dẻ, bạn nên chọn những hạt có màu nâu bóng, phần lông tơ màu trắng vẫn còn nhìn rõ, không nên chọn những hạt có nhiều vết thâm đen trên vỏ hoặc đầu hạt. Bạn có thể dùng tay bóc vỏ hạt dẻ khi còn sống, nếu thấy phần nhân có màu trắng đục hoặc hanh vàng tự nhiên, không bị đen đầu thì là hạt dẻ ngon. Khi bạn lắc nhẹ trên tay, nếu hạt dẻ không phát ra tiếng kêu, hạt nặng là hạt ngon.
Cách thực hiện
Bước 1: Hạt dẻ sau khi mua về bạn đem rửa sạch, vẩy kỹ rồi để cho thật ráo nước. Sau khi hạt dẻ ráo nước, bạn dùng dao nhỏ rạch một đường ngang vòng theo thân hạt nhưng cần chú ý không nên rạch quá sâu, dễ chạm vào phần thịt trong của hạt.
Bước 2: Cho hạt dẻ vừa sơ chế vào nồi luộc, sau đó đổ nước ngập ngang mặt. Bạn cho thêm 1 thìa cafe muối vào nồi rồi khuấy đều để món hạt dẻ luộc được đậm đà hơn rồi đặt nồi lên bếp và luộc với lửa vừa. Tùy theo kích cỡ hạt to hay nhỏ mà thời gian luộc sẽ xê dịch trong khoảng từ 10 - 15 phút. Tuy nhiên, bạn không nên luộc quá kỹ sẽ khiến vỏ và thịt bị đen, khi ăn không có độ bở.
Bước 3: Sau khi hạt dẻ đã luộc xong, để món ăn đạt hương vị thơm ngon nhất thì bạn nên rang qua để hạt dẻ được khô vỏ, bùi ngọt tự nhiên. Bạn chuẩn bị một chiếc chảo gang, làm nóng xong thì đổ phần hạt dẻ đã luộc chín vào và đảo đều tay, liên tục. Rang hạt dẻ khoảng 3 phút cho tới khi lớp vỏ ngoài khô hoàn toàn thì bạn tắt bếp rồi tiếp tục đảo thêm khoảng 2 phút nữa thì trút ra rổ có lót giấy và để cho hạt nguội bớt.
Sau khi chế biến xong, bạn có thể sử dụng hạt dẻ trong vòng 3 ngày trong điều kiện thời tiết bình thường. Tuy nhiên, để hạt luôn giữ được độ bùi, ngon, không bị ỉu thì bạn nên cho hạt chín vào túi nilon và để trong ngăn mát tủ lạnh. Khi thưởng thức, bạn có thể cho hạt vào rang lại hoặc nướng lại tuỳ theo ý thích.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu thêm được về những lợi ích của món hạt dẻ - một món ăn vặt thơm ngon, bổ dưỡng mà chúng ta hoàn toàn có thể ăn mỗi ngày.
Bạn đang xem: Tác dụng của hạt dẻ là gì? Cách luộc hạt dẻ thơm ngon tại nhà
Chuyên mục: Tra cứu thông tin
Các bài liên quan
- Cách tính điểm thi xét tuyển đại học 2021 chính xác
- Nghi thức, bài văn khấn cúng phóng sinh đơn giản tại nhà
- Khối C gồm những môn nào, ngành nào? Các trường đại học khối C
- Điểm khuyến khích thi THPT quốc gia là gì? Khác gì điểm ưu tiên?
- Danh sách số cứu hộ ô tô trên cả nước & Những lưu ý khi gọi cứu hộ ô tô
- Khối D01 (D1) gồm những môn nào, ngành nào? Các trường Đại học khối D1