Rửa mũi cho trẻ an toàn và hiệu quả nhất

Rửa mũi là một trong những phương pháp hữu hiệu giúp làm thông thoáng đường thở ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Tuy nhiên có nhiều người vẫn băn khoăn không biết có nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh không và cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh như thế nào hiệu quả nhất. Mời bạn theo dõi bài viết này của chúng tôi để có được câu trả lời nhé!

Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh

Có nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh không? Khi nào nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh?

Có nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh không?

Có nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh không? Khi nào nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh? Đây là 2 câu hỏi được rất nhiều bậc phụ huynh thắc mắc hiện nay. 

Khi mới chào đời, đường thở của trẻ sơ sinh có thể còn đọng lại một số dịch, nước ối. Để làm sạch đường thở của bé, cha mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý vô trùng để nhỏ hoặc rửa mũi cho bé.

Ngoài ra, trong cuộc sống thường ngày, việc rửa mũi cũng có thể giúp hỗ trợ làm sạch bụi bẩn, dịch nhầy trong mũi giúp đường thở được thông thoáng hơn, đồng thời phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp.

Đặc biệt, nếu bé yêu của bạn xuất hiện một số hiện tượng như ngạt mũi, sụt sịt, chảy nước mũi... thì việc rửa mũi có thể giúp làm loãng và cuốn trôi dịch nhầy, loại bỏ mầm bệnh làm ngăn ngừa tình trạng viêm mũi, viêm họng, đồng thời hạn chế biến chứng gây nên viêm phế quản, viêm phổi.

Do đó, nếu được hỏi "có nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh không?" thì câu trả lời sẽ là "có". Tuy nhiên, bạn cần phải lựa chọn đúng thời điểm và áp dụng cách rửa mũi cho bé khoa học, đúng cách thì mới mang tới hiệu quả tích cực, đồng thời mang đến sự an toàn cho trẻ. Vậy khi nào nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh? Mời bạn theo dõi phần tiếp theo của bài viết để có được câu trả lời.

Có nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh không

Khi nào nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh?

Trường hợp 1

Nếu hệ hô hấp của trẻ bình thường, không có hiện tượng khò khè, bạn có thể rửa mũi cho bé trong trường hợp:

  • Trẻ vừa đi từ vùng có môi trường ô nhiễm, bụi bẩn về.
  • Trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nấm mốc, khói thuốc lá...
  • Trẻ nằm phòng điều hòa nhiều, thường xuyên.

Lúc này, bạn chỉ nên rửa mũi cho trẻ 1 đến 2 lần mỗi tuần nhằm làm ẩm khoang mũi, loại bỏ nấm mốc, bụi bẩn để ngăn ngừa viêm mũi, họng. Tránh lạm dụng việc rửa mũi vì có thể làm mất đi lớp nhầy tự nhiên trong khoang mũi, khiến cho mũi của bé bị kích ứng, khô mũi gây khó chịu, ngứa ngáy.

Trường hợp 2

Nếu trẻ có dấu hiệu ngạt mũi, mũi tiết dịch, khò khè, khụt khịt thì bạn có thể rửa mũi cho bé 2 đến 4 lần mỗi ngày để làm loãng dịch và loại bỏ vi khuẩn, virus, dịch tiết cùng những tác nhân gây bệnh khác.

Trường hợp 3

Nếu trẻ mắc các bệnh mãn tính như viêm mũi xoang, viêm mũi dị ứng..., bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để thực hiện rửa mũi cho bé hằng ngày nhắm sát trùng khoang mũi, tống dịch nhầy để làm thông thoáng đường thở, giúp bé dễ chịu hơn.

Khi nào nên rửa mũi cho bé

Các cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả

Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng chai nước muối sinh lý

Dùng chai nước muối sinh lý nhỏ mũi là một trong những lựa chọn an toàn để rửa mũi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Với cách làm này, bạn có thể thực hiện khá dễ dàng. Bạn chỉ cần đặt bé nằm xuống rồi cẩn thận nghiêng đầu bé và nhỏ 2 đến 3 giọt dung dịch nước muối sinh lý là được. Cách rửa mũi này sẽ giúp giảm đi các triệu chứng ngạt mũi và làm đường thở được thông thoáng hơn.

Rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng cách hút đờm dãi ở họng và miệng

Phương pháp này thường được các nhân viên y tế hay bác sĩ thực hiện trong một số trường hợp như sau:

  • Khi trẻ thở phát ra âm thanh bất thường.
  • Trẻ cần nhiều oxy hơn.
  • Trẻ thở khó khăn trong khi ăn.
  • Chất nhầy không thể lấy ra bằng máy hút hoặc ống xi-lanh.

Phương pháp rửa mũi cho bé này sẽ được thiện hiện nhiều lần cho tới khi bé có thể thở một cách dễ dàng.

Cách rửa mũi cho bé bằng máy phun sương

Nếu bé có hiện tượng khó thở, bạn có thể kê đầu bé lên cao một chút và sử dụng máy phun sương để làm dịu hệ hô hấp cho bé.

Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng phương pháp xông hơi

Trước tiên, bạn hãy mở vòi nước nóng trong phòng tắm trong vài phút cho đến khi căn phòng có nhiều hơi nước. Sau đó, bạn bế con vào trong phòng tắm và ngồi khoảng vài phút.

Phương pháp này có thể cải thiện tình trạng khó thở ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ngoài ra, để giúp con thở dễ hơn, bạn nên cho bé bú nhiều hoặc uống nhiều nước ấm (trẻ từ 6 tháng trở lên) và dùng máy xông hơi để dịch nhầy loãng hơn và dễ bị trục xuất ra bên ngoài.

Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng ống bơm

Đầu tiên, bạn cần bế trẻ sao cho lưng trẻ tựa vào người mình và hướng mặt về phía trước. Sau đó, bạn bóp không khí ra khỏi ống bơm và giữ tay nắm.

Tiếp đến, bạn đặt đầu ống bơm ngay bên trong lỗ mũi nhưng không quá sâu rồi từ từ thả tay cầm áp để hút chất nhầy ra.

Sau đó, bạn đưa ống bơm ra khỏi lỗ mũi của bé và dùng khăn sạch thấm dịch nhầy.

Cuối cùng, bạn rửa lại ống bơm bằng nước sạch và bảo quản nơi khô ráo để cho lần sử dụng tiếp theo.

Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng máy hút mũi

Quá trình rửa mũi cho bé bằng máy hút mũi cũng được thực hiện khá giống với cách dùng ống bơm bằng tay. Tuy nhiên, với máy hút mũi bạn chỉ cần lựa chọn chế độ hút thích hợp cho bé mà không cần dùng lực cánh tay. Những chiếc máy hút mũi chất lượng, đảm bảo thường sẽ được thiết kế lực hút phù hợp với cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mang lại sự an toàn cho bé nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng.

Cách rửa mũi cho bé

Những điều cần lưu ý khi rửa mũi cho trẻ sơ sinh

Để quá trình rửa mũi cho bé diễn ra an toàn và hiệu quả nhất, bạn nên lưu ý một vài điểm sau đây:

  • Khi rửa mũi cho bé, bạn nên tiến hành nhẹ nhàng, đặc biệt là khi sử dụng dụng cụ rửa mũi bằng ống bơm. Nếu hút với lực quá mạnh sẽ khiến cho các mô nhỏ bên trong mũi bị vỡ, dẫn tới chảy máu và làm tình trạng khó thở trầm trọng hơn.
  • Chỉ nên hút đờm rãi ở miệng và họng khi thực sự cần thiết và hút không quá 3 lần/ngày để tránh làm tổn thương thành mũi.
  • Khi thực hiện rửa mũi cho bé, bạn cần rửa tay thật sạch với xà phòng hoặc nước rửa tay khô.
  • Nếu trẻ hắt hơi trong khi rửa mũi thì bạn cũng không cần phải lo lắng quá nhé.
  • Không nên nhỏ nước muối quá 4 lần mỗi ngày vì có thể làm tình trạng khó thở nghiêm trọng hơn.
  • Nên lựa chọn các dụng cụ rửa mũi có nguồn gốc đảm bảo, được làm từ chất liệu an toàn, không gây hại cho bé. Ngoài ra, bạn cũng cần làm sạch dụng cụ rửa mũi trước và sau khi hút để tránh virus, vi khuẩn lây lan vào mũi bé, khiến dấu hiện bệnh nặng hơn.
  • Ngoài ra, trước khi sử dụng dụng cụ rửa mũi, bạn cũng nên thử qua lực hút bằng cách đặt ngón tay mình lên đầu ống hút để tránh dùng lực quá mạnh với bé.

Hi vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp bạn trả lời được câu hỏi có nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh không cũng như cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả. 

Bạn đang xem: Rửa mũi cho trẻ an toàn và hiệu quả nhất

Chuyên mục: Máy y tế

Chia sẻ bài viết