Những bệnh do muỗi gây ra và phương pháp tiêu diệt muỗi hiệu quả
Muỗi là loại côn trùng gây hại vừa gây khó chịu đối với sinh hoạt và giấc ngủ của con người, vừa mang nhiều mầm bệnh truyền nhiễm làm ảnh hưởng tới sức khỏe của chúng ta. Nếu bị muỗi độc cắn chúng ta thường mắc một số bệnh như sốt xuất huyết, sốt chikungunya, sốt vàng da, bệnh viêm não Nhật Bản. Vì vậy để hạn chế muỗi cắn, mỗi gia đình cần tìm ra giải pháp để tiêu diệt muỗi. Vậy phương pháp tiêu diệt muỗi là gì? Hãy cùng tham khảo bài viết của chúng tôi để lựa chọn được giải pháp tiêu diệt muỗi hiệu quả nhất nhé.
Muỗi thường sinh sản rất nhanh vào mùa hè và mùa mưa. Muỗi có xu hướng bay tới những nơi có nồng độ khí CO2 cao hay những nơi có nhiệt độ lớn hơn môi trường xung quanh. Muỗi lựa chọn đối tượng hút máu có sự chênh nhau về nhiệt độ, mùi cơ thể, nồng độ CO2; vì thế những người có nhiệt độ cơ thể cao, số lần hô hấp lớn, sự vận động trao đổi chất lớn sẽ dễ bị đốt hơn những người còn lại, đặc biệt là trẻ nhỏ có làn da mỏng manh và nhạy cảm chính là "mồi ngon" cho muỗi.
Mỗi bệnh do một loại muỗi truyền khác nhau, nhưng đều giống nhau ở cơ chế: Muỗi hút máu người ốm mang theo mầm bệnh, sau đó chúng đốt người lành và truyền mầm bệnh cho họ → Mầm bệnh phát triển trong cơ thể người và gây bệnh.
Bệnh do muỗi truyền có thể gây dịch trong cộng đồng. Người mắc bệnh có thể tử vong, mang di chứng, hoặc bị giảm sút khả năng lao động...
Vậy muỗi cắn sẽ gây ra những căn bệnh gì?
Muỗi là vật truyền bệnh viêm não Nhật Bản
Một trong những bệnh nguy hiểm mà muỗi là tác nhân gây bệnh là viêm não Nhật Bản (VNNB). Theo đó, vi rút VNNB được truyền từ hạch nước bọt muỗi qua da do muỗi đốt người. Sau khi qua da, hạt vi rút nhân lên tại tổ chức dưới da và tại các mạch lympho vùng, di chuyển tiếp đến các hạch lympho, tuyến ức và cuối cùng vào máu, gây nhiễm vi rút huyết của tổ chức ngoài thần kinh.
Bệnh VNNB không thể lây trực tiếp từ người sang người. Ăn uống chung, dùng chung đồ dùng, tiếp xúc gần gũi với người bệnh không làm lây bệnh. Tuy nhiên, khi nhiễm bệnh, vi rút đến hệ thần kinh trung ương gây sung huyết, phù nề và xuất huyết vi thể ở não. Gây các tổn thương vi thể như hủy hoại tế bào thần kinh, thoái hóa tổ chức não, viêm tắc mạch; chủ yếu xảy ra ở chất xám, não giữa và thân não dẫn đến hội chứng não cấp.
Đèn bắt muỗi Hando Mushroom giúp bắt muỗi và côn trùng hiệu quả bằng ánh sáng tia cực tím và đèn UV.
Muỗi gây bệnh sốt xuất huyết
Muỗi đốt có thể gây bệnh sốt xuất huyết. Sốt xuất huyết (SXH) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu vi trùng tên là Dengue (Đăn-gơ) gây ra. Bệnh lây do muỗi vằn hút máu truyền siêu vi trùng từ người bệnh sang người lành. Muỗi vằn có nhiều khoang trắng ở lưng và chân, thường sống ở trong nhà, đậu trong những chỗ tối như gầm bàn, gầm giường, hốc tủ, quần áo treo trên vách... Muỗi chích hút máu người cả ngày lẫn đêm. Hai loại muỗi vằn truyền bệnh có tên khoa học là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó loại chủ yếu gặp là Aedes aegypti.
>> Tìm hiểu: Làm thế nào để phân biệt muỗi gây sốt xuất huyết với muỗi thường?
Người mắc bệnh sốt xuất huyết có thể biểu hiện ở thể nặng và thể nhẹ. Nếu ở thể nhẹ, người sẽ sốt cao đột ngột trên 38oC, kéo dài trong 2 - 7 ngày; khó hạ sốt, đau đầu dữ dội vùng trán; đau mỏi cơ, khớp; đau sau nhãn cầu, có thể có dấu hiệu phát ban; không kèm theo ho, sổ mũi, tiêu chảy; trẻ sơ sinh thường bỏ bú, quấy khóc; các nốt ban (nốt xuất huyết) thường xuất hiện sau sốt 3 ngày, mọc ở cánh tay, cẳng chân, thân mình, nhỏ như vết muỗi đốt, hình tròn, không ngứa và không hề biến mất khi căng da hay ấn tay vào da.
Lưu ý: Trẻ từ 4 - 5 tuổi, những ngày đầu sốt phát ban nên dễ nhầm với sốt siêu vi hoặc sốt nhiễm trùng.
>> Cha mẹ nên biết:
- Những dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết dễ nhận biết
- Sốt xuất huyết nên ăn uống gì? Kiêng gì khi điều trị?
- Những bệnh thường gặp trong mùa mưa và cách phòng tránh
Muỗi có thể khiến người bệnh tàn tật vĩnh viễn
Bệnh giun chỉ bạch huyết, một chứng bệnh nhiệt đới hầu như đã bị lãng quên, là một nguyên nhân hàng đầu của các thương tật vĩnh viễn cho người dân trên toàn thế giới.
Hiện nay, có hơn 120 triệu người bị nhiễm bệnh này và khoảng một phần ba trong số này đang bị biến dạng, mất năng lực vì bệnh.
Muỗi lây lan ký sinh trùng giữa con người, sau đó thâm nhập vào hệ thống bạch huyết và sinh sôi nảy nở trong khoảng thời gian 6-8 năm. Chúng có thể làm hỏng hệ thống miễn dịch và thận, sau này có thể gây sưng đau ở cánh tay, chân, và bộ phận sinh dục.
Muỗi lây lan bệnh sốt rét khiến hàng trăm ngàn người tử vong mỗi năm
Từ năm 2000 đến 2012, tỷ lệ tử vong do bệnh sốt rét đã giảm đáng kể 42% trên toàn cầu. Mặc dù vậy, ước tính riêng trong năm 2012 đã có khoảng 627.000 người chết vì bệnh sốt rét và khoảng 207 triệu người mắc bệnh.
Muỗi cái Anopheles truyền ký sinh trùng Plasmodium trong vết cắn của chúng, sau đó gây sốt cao, ớn lạnh và triệu chứng như bị cúm nặng, có thể gây tử vong nếu không được điều trị. Bệnh có thể phòng ngừa bằng cách mắc màn ngủ, thuốc chống côn trùng, mặc áo dài tay và có thể điều trị, nhưng nó vẫn khiến nhiều người tử vong.
Biện pháp tốt nhất để phòng tránh những căn bệnh nguy hiểm trên là diệt muỗi, diệt bọ gậy, chống muỗi.
Phương pháp tiêu diệt muỗi hiệu quả
Sử dụng màn ngủ
Màn ngủ là phương pháp hiệu quả để phòng chống muỗi đốt khi ngủ. Màn ngủ thường thiết kế với kích thước lỗ nhỏ giúp muỗi không bay được vào bên trong, mang lại hiệu quả phòng chống muỗi cao.
Phương pháp hóa học
1. Sử dụng hương xua muỗi (còn gọi là nhang muỗi), có thể được đốt trong nhà khi mọi người đi vắng. Nó có thể tiêu diệt muỗi trong phạm vi nhà ở và không duy trì được tác dụng lâu dài. Hương xua muỗi có thể gây độc cho người và tạo nguy cơ hỏa hoạn.
2. Sử dụng thuốc bôi lên da để xua muỗi khỏi da, tiện dụng khi đi du lịch đến vùng đất nhiều muỗi. Chúng thường chứa các hóa chất sau: DEET, tinh dầu bạc hà mèo, nepetalactone, tinh dầu xả hay tinh dầu bạch đàn (còn gọi là dầu khuynh diệp).
3. Phun thuốc sát trùng trực tiếp lên bề mặt vách tường trong tòa nhà, các khu vực cống thoát nước, bãi rác, chu vi bao ngoài tòa nhà, sân vườn nhằm tiêu diệt ngay các loại côn trùng, ấu trùng đồng thời thiết lập một hàng rào hóa chất ngăn chăn sự sinh sản và thâm nhập của côn trùng.
Phương pháp vật lý
1. Dùng đèn bắt muỗi được chế tạo với một đèn phát ánh sáng hấp dẫn muỗi và côn trùng tụ tập đến, bao quanh bởi lưới kim loại có hiệu điện thế thấp. Khi muỗi và côn trùng sa vào lưới, dòng điện nhỏ sẽ phóng qua và tiêu diệt chúng. Phương pháp này sử dụng được trong nhà và ngoài trời. Đây là phương pháp được nhiều gia đình ở thành thị và nông thôn lựa chọn, vừa an toàn cho sức khỏe, vừa bắt muỗi hiệu quả hơn.
>> Đánh giá: Đèn bắt muỗi Daewoo có tốt và an toàn không?
Đèn diệt côn trùng DS-DU15 có khả năng thu hút côn trùng, muỗi từ xa bay đến và bị tiêu diệt ngay.
2. Dùng vợt điện bắt muỗi: Vợt bắt muỗi thiết kế đơn giản, chỉ gồm lưới kim loại có điện thế, chạy pin nên không giới hạn không gian sử dụng.
Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu và mua sản phẩm, có thể liên hệ theo số điện thoại của META.vn - website mua sắm trực tuyến với "Dịch vụ giao hàng và thu tiền tại nhà trên toàn quốc".
Bạn đang xem: Những bệnh do muỗi gây ra và phương pháp tiêu diệt muỗi hiệu quả
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Muỗi đực có hút máu không? Phân biệt muỗi đực và muỗi cái
- Phơi nhiễm là gì? Xử lý phơi nhiễm như thế nào?
- Rau dền có tác dụng gì? Bà bầu ăn rau dền được không?
- Tắm đêm có tốt không? Tắm khuya, tắm muộn có tác hại gì?
- Tế bào gốc là gì? Ứng dụng tế bào gốc trong y học và thẩm mỹ
- Quả đào tiên có tác dụng gì? Quả đào tiên có ăn được không?