Ngâm chân nước nóng có tác dụng gì?
Từ xa xưa, ngâm chân đã là một phương pháp mà các bà, các mẹ thường hay áp dụng để bảo vệ sức khỏe. Trong đó, ngâm chân nước nóng được cho là phương thức dễ thực hiện và ít tốm kém nhất. Không chỉ thế, nó còn mang lại những công dụng sức khỏe mà chúng ta ít ngờ tới. Cùng META tìm hiểu cụ thể xem ngâm chân nước nóng có tác dụng gì nhé!
Từ xa xưa, ngâm chân đã là một phương pháp mà các bà, các mẹ thường hay áp dụng để bảo vệ sức khỏe. Trong đó, ngâm chân nước nóng được cho là phương thức dễ thực hiện và ít tốm kém nhất. Không chỉ thế, nó còn mang lại những công dụng sức khỏe mà chúng ta ít ngờ tới.
Xem nhanh nội dung
Ngâm chân nước nóng có tác dụng gì?
Giúp tinh thần được thư giãn và kiểm soát lo âu. Việc ngâm chân trong nước nóng thực sự là một biện pháp giúp thư giãn sâu, giảm stress, áp lực công việc và phục hồi sự cân bằng giữa suy nghĩ và cảm xúc. Nhiều nghiên cứu còn chỉ ra, ngâm chân nước nóng thường xuyên mang lại cảm giác hài lòng, thỏa mãn, tăng cường sự tập trung trí não và giảm chứng rối loạn lo âu.
Hỗ trợ giảm chứng mất ngủ. Ngâm rửa chân bằng nước nóng trước khi ngủ đều đặn mỗi ngày sẽ giúp bạn ngủ ngon và sâu hơn. Tất nhiên, còn có nhiều yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Vì thế, để đảm bảo có một giấc ngủ sâu, cần kết hợp với ngủ nơi yên tĩnh, thông thoáng, gác lại mọi suy nghĩ, hạn chế sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ…
Hỗ trợ trị bệnh ngoài da. Ngâm chân với nước nóng có thể giúp bạn trị được bệnh nấm chân hoặc nấm móng chân. Cách này sẽ càng hiệu quả hơn nếu bạn kết hợp nước nóng với muối, vì muối có khả năng giảm viêm nhiễm, ngứa, đau nhức và nhanh chóng phục hồi vết thương.
Khử mùi hôi chân. Ngâm chân nước nóng cực kỳ hữu hiệu với những ai mắc chứng hôi chân, giúp cho bàn chân luôn khô thoáng, giảm mùi hôi chân hiệu quả.
>>> Xem thêm: Lý do vì sao nên ngâm chân trước khi đi ngủ
Ngâm chân nước nóng đúng cách và hiệu quả nhất?
Bên cạnh những tác dụng của ngâm chân nước nóng, việc ngâm chân như thế nào cho đúng cách và hiệu quả nhất cũng là vấn đề mà bạn nên quan tâm. Dưới đây là một số lưu ý giúp bạn ngâm chân thật thoải mái và đạt hiệu quả tối ưu nhất:
- Tìm một chiếc chậu ngâm chân đủ rộng, để đặt hai bàn chân một cách vừa vặn, thoải mái rồi đổ nước ấm 2/3 chậu. Hiện nay trên thị trường có bán các loại bồn ngâm massage chân dùng điện vừa ngâm chân vừa có tác dụng massage chân hiệu quả nên nếu có điều kiện bạn có thể đầu tư loại này.
- Nên dùng các loại nước sạch như nước máy hoặc nước biển, nước suối càng tốt và đun nóng đến 45 - 55oC. Không nên để nhiệt độ nước quá nóng hoặc quá lạnh sẽ làm giảm hiệu quả ngâm chân.
- Có thể kết hợp với muối hoặc các bài thuốc ngâm chân để tăng hiệu quả bảo vệ sức khỏe.
- Nên lót một chiếc khăn xuống sàn nhà và đặt thau nước lên trên để tránh chậu nước bị xê dịch, nước tràn ra ngoài.
- Khi ngâm chân, nên ngồi ở tư thế thẳng, cởi bỏ giầy, tất, ngâm chân trong nước nóng.
- Trong lúc ngâm chân, nên kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng bàn chân sẽ tạo ra những động tác tích cực đến hệ thần kinh, kích thích tuần hoàn máu, điều hòa khí huyết và cân bằng cơ thể.
- Nên thực hiện mỗi tối một lần trước khi đi ngủ, mỗi lần ngâm từ 10 - 15 phút. Không nên ngâm chân quá lâu.
Những ai không nên ngâm chân nước nóng?
Mặc dù ngâm chân mang lại rất nhiều lợi ích nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng liệu pháp ngâm chân nước nóng một cách thường xuyên được. Dưới đây là những đối tượng không nên ngâm chân vào nước nóng:
- Những người bị viêm khớp dạng thấp, xơ cứng tắc nghẽn động mạch.
- Người bị giãn tĩnh hoặc bị suy tĩnh mạch.
- Trẻ em không nên ngâm chân nước nóng vì chúng đang ở tuổi phát triển, nếu ngâm chân nước nóng sẽ làm cho dây chằng chân trở nên lỏng lẻo, không có lợi cho việc hình thành và duy trì sự phát triển của chân, thậm chí nặng hơn, nó sẽ làm cho cột sống biến dạng. Nghiêm trọng thì sẽ ảnh hưởng đến, não, tim, phát triển bụng.
- Những người bị bệnh tiểu đường cũng hạn chế ngâm chân nước nóng, vì những người mắc bệnh này thường mất nhiều cảm giác về nóng nên rất dễ bị bỏng da.
Bồn massage chân - Bí quyết để bàn chân được thư giãn tối đa
Cuộc sống bộn bề, hối hả khiến chúng ta không thể dành nhiều thời gian cho việc quan tâm và chăm sóc đến sức khỏe, trong đó có việc ngâm chân mỗi ngày. Nhưng sự ra đời của dụng cụ bồn ngâm kết hợp massage sẽ giúp chúng ta làm tốt điều này, mang đến sự thư giãn tối đa và giảm gánh nặng cho đôi chân sau mỗi ngày làm việc hoạt động.
Thay vì phải mất công chuẩn bị nồi đun nước và chậu ngâm thì với chiếc bồn ngâm massgage chân, bạn sẽ không mất thời gian làm việc đó. Với thiết kế giữ nhiệt thông minh, một số còn trang bị cơ chế tự động làm nóng nước, bạn chỉ cần đổ nước vào bồn, bật chế độ, chờ trong vài phút, sau đó thả chân vào ngâm, máy sẽ tự động làm công việc của mình.
Khi hoạt động, các tia nước mạnh mẽ của máy massage sẽ giúp thư giãn cho đôi chân của bạn. Không những thế, tùy từng loại máu còn có các chức năng massage khác nhau như massage con lăn, massage rung, massage bấm huyệt, massage sục khí…, thậm chí trang bị thêm đèn hồng ngoại và liệu pháp từ trường giúp tối ưu hiệu quả thư giãn. Một số máy tiên tiến còn trang bị bộ điều khiển linh hoạt, điều chỉnh nhiệt độ của nước, hẹn giờ hoạt động… giúp cho công việc ngâm chân của bạn trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn rất nhiều.
>>> Xem thêm:
- 5 mẫu bồn ngâm chân hồng ngoại trị liệu giá rẻ tốt nhất
- Top 3+ bồn ngâm chân có chức năng làm nóng nước tốt nhất hiện nay
Một số thương hiệu bồn massage chân được nhiều người dùng lựa chọn nhất phải kể đến Rio, Maxcare, Beurer… Đây đều là những thương hiệu uy tín trong việc cung cấp các dụng cụ y tế, chăm sóc sức khỏe được nhiều người tiêu dùng tin tưởng và lựa chọn.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về tác dụng của ngâm chân nước nóng và một số sản phẩm bồn ngâm massage chân tiện dụng. Hy vọng có thể giúp bạn tìm ra một phương pháp ngâm chân thật phù hợp và tốt cho sức khỏe.
Bạn đang xem: Ngâm chân nước nóng có tác dụng gì?
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Ngâm chân nước gừng có tác dụng gì? 3 Cách làm nước gừng ngâm chân
- Rau dền có tác dụng gì? Bà bầu ăn rau dền được không?
- Tắm đêm có tốt không? Tắm khuya, tắm muộn có tác hại gì?
- Tế bào gốc là gì? Ứng dụng tế bào gốc trong y học và thẩm mỹ
- Quả đào tiên có tác dụng gì? Quả đào tiên có ăn được không?
- Cách trị nám bằng lá tía tô thế nào? Lá tía tô có trị nám được không?