Ngâm chân nước gừng có tác dụng gì? 3 Cách làm nước gừng ngâm chân

Ngâm chân nước gừng có tác dụng gì? Hãy cùngtìm hiểu tác dụng của việc ngâm chân với gừng và tham khảo 3 cách làm nước gừng ngâm chân các bạn nhé!

Ngâm chân nước gừng có tác dụng gì?

Ngâm chân nước gừng có tác dụng gì?

Ngâm chân với gừng có tác dụng gì? Trong y học cổ truyền, ngâm chân bằng nước gừng là một trong những phương thuốc giúp giải cảm, hỗ trợ giấc ngủ ngon và giúp làm dịu trung khu thần kinh phó giao cảm. Bên cạnh đó, ngâm nước gừng nóng còn giúp thúc đẩy tuần hoàn, giảm viêm, giúp loại bỏ vi khuẩn và virus.

Ngoài ra, một số tác dụng ngâm chân nước gừng khác có thể kể đến như:

  • Giúp giảm đau trong viêm khớp, viêm đa khớp.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh chân bị lạnh.
  • Giúp giảm đau chấn thương vùng chân.
  • Giúp giảm phù chân và giúp cải thiện lưu thông máu.
  • Giúp hỗ trợ chữa bệnh cao huyết áp, hoa mắt chóng mặt.
  • Hỗ trợ chữa chứng mất ngủ, giúp ngủ ngon hơn.
  • Giúp thư giãn, loại trừ mệt mỏi, giảm stress.
  • Giúp giảm bớt viêm tắc tĩnh mạch chi dưới.
  • Giúp dưỡng ẩm, tẩy da chết, giảm viêm nhiễm, giảm ngứa và đau nhức cho chân.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh mọc mụn nhọt vùng chân.
  • Hỗ trợ điều trị chứng di tinh và xuất tinh sớm.

Người huyết áp cao có nên ngâm chân nước gừng?

Người huyết áp cao có nên ngâm chân nước gừng?

Người cao huyết áp ngâm chân nước gừng được không? Như đã đề cập ở phần trên, ngâm chân với nước gừng nóng có thể giúp hỗ trợ làm huyết áp giảm đáng kể, đặc biệt khi bạn đột ngột bị tăng huyết áp cao. Nước gừng ấm sẽ tác động lên các huyệt đạo ở lòng bàn chân, từ đó giúp huyết quản giãn nở và làm huyết áp từ từ giảm xuống.

3 Cách làm nước gừng ngâm chân

Cách làm nước ngâm chân muối gừng sả

Cách làm nước ngâm chân muối gừng sả

Cách làm nước gừng ngâm chân với muối và sả cực đơn giản, các bạn chỉ cần dùng 100g gừng còn nguyên vỏ, đem rửa sạch và đập dập. Bạn đem 5 nhánh sả bóc bớt lớp vỏ ngoài, rửa sạch rồi dùng dao cắt thành các đoạn nhỏ và đập dập.

Bạn cho 2 lít nước và nồi, bắc lên bếp và đun sôi nước rồi cho gừng vào và có thể cho thêm một thìa muối trắng. Các bạn đun sôi thêm 5 phút cho tinh dầu gừng, sả hòa vào nước cùng với muối thì tắt bếp. Bạn để nước muối gừng sả nguội, khi nước còn khoảng 50 độ C thì đổ ra chậu để ngâm chân. Các bạn nên ngâm khoảng 15 đến 20 phút nhé.

Cách làm nước ngâm chân rượu gừng

Cách làm nước ngâm chân rượu gừng

Các bạn sử dụng khoảng 1kg gừng tươi, đem rửa sạch đất bám trên gừng nếu có, cạo vỏ gừng, rửa sạch lại với nước và để ráo nước. Sau đó, bạn hãy băm nhỏ hoặc dùng máy xay đa năng để xay qua gừng, không cần xay nhuyễn nhé. Tiếp theo, các bạn cho gừng vào hũ hoặc chai đựng rồi đổ rượu vào cho ngập gừng là được. Các bạn hãy ủ rượu gừng trong khoảng 1 tháng là có thể dùng được rồi nhé.

Cách ngâm chân bằng gừng ủ rượu như sau: Mỗi lần dùng, các bạn múc khoảng 1 thìa cà phê rượu gừng, pha với khoảng 2 lít nước ấm ở nhiệt độ nước khoảng 40 độ C. Sau đó, bạn ngâm chân trong khoảng 15 đến 30 phút.

Cách làm nước ngâm chân gừng lá lốt

Cách làm nước ngâm chân gừng lá lốt

Ngâm chân lá lốt gừng muối có tác dụng gì? Nước chân gừng lá lốt có tác dụng giúp lưu thông khí huyết tốt hơn, hỗ trợ điều trị phong tê thấp, hỗ trợ điều trị các bệnh đau nhức xương khớp, giúp bạn ngủ ngon và tinh thần sảng khoái hơn. Cách làm nước ngâm chân gừng lá lốt như sau:

  • Các bạn sử dụng lá lốt và thân lá lốt, làm sạch và không cần cắt mà hãy để nguyên cây, có thể cắt đoạn nếu cây dài. Bạn hãy làm sạch 1 củ gừng và thái lát.
  • Sau đó, các bạn cho gừng và lá lốt nấu với khoảng 1,5 lít nước. Khi nước lá lốt sôi khoảng 10 phút thì bạn tắt bếp, cho nước ra chậu, đợi cho nước nguội bớt hoặc có thể cho thêm nước lạnh vào để đạt độ ấm vừa đủ.
  • Các bạn bắt đầu ngâm chân trong khoảng 10 đến 15 phút nhé.

Nguồn tham khảo: Vinmec.

Trên đây là những thông tin về tác dụng của ngâm chân nước gừng và cách làm nước gừng ngâm chân. Cảm ơn các bạn đã quan tâm bài viết!

Bạn đang xem: Ngâm chân nước gừng có tác dụng gì? 3 Cách làm nước gừng ngâm chân

Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe

Chia sẻ bài viết