Mồ hôi trộm là gì? Làm gì khi trẻ ra nhiều mồ hôi ở đầu và lưng khi ngủ?
Mồ hôi trộm là gì? Làm gì khi trẻ ra nhiều mồ hôi ở đầu và lưng khi ngủ? Đây là những câu hỏi được nhiều bậc phụ huynh có con nhỏ đặt ra. Hãy đọc bài viết sau đây của META.vn để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.
Mồ hôi trộm là gì? Làm gì khi trẻ ra nhiều mồ hôi ở đầu và lưng khi ngủ? Đây là những câu hỏi được nhiều bậc phụ huynh có con nhỏ đặt ra.
Nội dung
Mồ hôi trộm là gì?
Mồ hôi trộm là hiện tượng trẻ thường xuyên bị đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm trong giai đoạn ngủ sâu, khiến bé ngủ không ngon giấc, hay bị giật mình, thức giấc và quấy khóc. Trẻ thường bị ra mồ hôi nhiều ở vùng đầu, lưng, háng, nách...
Nguyên nhân trẻ ra nhiều mồ hôi ở đầu và lưng
Trẻ thường xuyên bị ra mồ hôi nhiều ở đầu và lưng vào ban đêm có thể do các nguyên nhân sau đây gây ra:
- Hệ thần kinh của trẻ đang ở trong giai đoạn hoàn thiện và phát triển, nên bé thỉnh thoảng sẽ đổ mồ hôi khi ngủ. Trường hợp này khá bình thường, bạn chỉ cần chú ý lau mồ hôi cho bé là được.
- Sự điều hòa thân nhiệt của bé không ổn định.
- Trẻ mặc quá nhiều quần áo hoặc bạn đắp chăn quá dày cho trẻ khi ngủ.
- Phòng ngủ của bé chật hẹp hoặc thiếu không khí.
- Có thể do bé chơi đùa quá mức trước khi ngủ.
- Do thời tiết thay đổi, đặc biệt là vào mùa hè khi nhiệt độ môi trường tăng cao.
- Trẻ bị béo phì và thừa cân.
- Trẻ bị suy dinh dưỡng do thiếu các chất dinh dưỡng như canxi, vitamin D, kẽm, sắt…
- Có thể trẻ bị mắc các chứng rối loạn hệ thần kinh thực vật hoặc hệ giao cảm.
- Do trẻ bị ốm, sốt hoặc mắc các bệnh bẩm sinh như bệnh tuyến giáp, bệnh tim bẩm sinh, các bệnh nhiễm trùng...
Làm gì khi trẻ ra nhiều mồ hôi ở đầu và lưng khi ngủ?
Để cải thiện hiện tượng trẻ ra nhiều mồ hôi trộm ở đầu và lưng khi ngủ, bạn có thể tham khảo một số biện pháp sau đây:
- Bổ sung vitamin và khoáng chất cho trẻ: Khi bị đổ mồ hôi nhiều sẽ khiến cơ thể của trẻ bị khó chịu và mệt mỏi. Do vậy, bạn nên bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho bé. Bạn nhớ cho bé ăn nhiều trái cây, ăn đủ các loại thực phẩm có chứa canxi cần thiết cho cơ thể và bổ sung thêm vitamin D.
- Cân bằng chế độ dinh dưỡng cho trẻ: Trẻ bị thừa cân hay suy dinh dưỡng cũng là những nguyên nhân khiến trẻ bị đổ mồ hôi trộm vào ban đêm. Do đó, bạn nên chú ý đảm bảo cân bằng chế độ dinh dưỡng cho bé, hạn chế cho bé ăn các loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, uống quá nhiều nước có đường hoặc các chất kích thích khác.
- Tạo không gian mát mẻ và thoáng mát cho trẻ: Bạn nhớ cho bé mặc quần áo thoáng mát, sử dụng các loại quần áo có chất liệu thoáng khí và thấm hút mồ hôi hiệu quả. Đồng thời, bạn cũng nên tạo môi trường ở cho bé thật thoáng mát và sạch sẽ nhé.
- Lau mồ hôi thường xuyên và trước khi tắm cho trẻ: Nếu trẻ bị ra nhiều mồ hôi, bạn hãy lau mồ hôi cho bé thường xuyên để hạn chế các bệnh về da. Ngoài ra, bạn lưu ý không cho trẻ tắm khi bé đang đổ mồ hôi. Bạn hãy lau mồ hôi kỹ cho bé, để cơ thể bé dịu mát rồi mới cho bé tắm nhé.
- Bổ sung đầy đủ nước cho trẻ: Khi bị đổ mồ hôi nhiều, trẻ thường bị mất nước khiến cơ thể khô nóng. Bạn hãy đảm bảo bổ sung đủ nước cho bé hàng ngày nhé. Bạn cũng có thể cho trẻ uống thêm nước trái cây hoặc sữa.
>>> Tìm hiểu thêm: Phấn rôm là gì? Phấn rôm có tác dụng gì với trẻ sơ sinh?
Một số cách chữa mồ hôi trộm ở trẻ hiệu quả theo dân gian
Ngoài các biện pháp kể trên, bạn cũng có thể áp dụng một số cách chữa mồ hôi trộm cho trẻ theo dân gian dưới đây. Các bạn tham khảo nhé!
Gối lá đinh lăng khô: Lá đinh lăng là một trong những vị thuốc được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền Việt Nam. Lá đinh lăng có công dụng hoạt huyết, thanh nhiệt, làm mát cơ thể và giúp trị các bệnh ngoài da như mề đay, mụn nhọt, mẩn ngứa. Bạn có thể áp dụng phương pháp dùng gối có lá đinh lăng khô để chữa mồ hôi trộm cho bé rất hiệu quả.
Nước lá dâu tằm: Lá dâu tằm có tính mát, giúp thanh nhiệt giải độc và hỗ trợ làm giảm đổ mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ khá hiệu quả. Bạn có thể dùng lá dâu tằm tươi đun với nước, thêm một chút muối biển sạch, để nước nguội bớt và dùng để tắm cho bé hàng ngày.
Nước rau hẹ: Lá rau hẹ có tác dụng làm mát cơ thể và cải thiện chứng ra mồ hôi trộm vào ban đêm hiệu quả. Bạn có thể dùng lá rau hẹ giã ra rồi lọc lấy nước, sau đó đun sôi và để nguội, cho bé uống từ 1 đến 2 thìa mỗi lần.
Nước rau diếp cá: Rau diếp cá có vị chua và mùi tanh đặc trưng. Diếp cá có tính mát, giúp thanh nhiệt giải độc, giảm sưng viêm, trị các bệnh ngoài da như mụn nhọt và có khả năng chữa chứng đổ mồ hôi trộm khá tốt. Bạn có thể áp dụng công thức dùng 50g diếp cá với 100g đậu xanh đun với nước trong 30 phút rồi thêm một chút đường phèn cho giảm bớt mùi tanh và giúp nước có vị ngọt dễ uống hơn. Cho bé uống nước rau diếp cá mỗi buổi sáng để chữa đổ mồ hôi trộm.
Nước lá lốt: Lá lốt là loại rau có mùi thơm rất đặc trưng và có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, lá lốt có công dụng chữa đổ mồ hôi trộm khá hiệu quả ở trẻ nhỏ, giúp thanh nhiệt và loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể bé. Bạn có thể dùng cả lá và thân của lá lốt đun với nước, để nước nguội bớt một chút thì dùng hỗn hợp nước lá lốt xông hơi toàn thân cho bé.
Cháo rau ngót: Rau ngót là loại rau có tính mát với vị ngọt và hơi đắng một chút. Rau ngót có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt và hoạt huyết. Ngoài ra, rau ngót cũng có tác dụng làm giảm bớt ban sởi, mụn nhọt và có nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể. Do vậy, bạn có thể xay nhuyễn lá rau ngót, lọc lấy nước và đem đi nấu cháo cho bé ăn hàng ngày, giúp giảm bớt tình trạng đổ mồ hôi trộm vào ban đêm.
Tắm nắng: Thiếu hụt vitamin D là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ. Do đó, việc bổ sung vitamin D cho bé là vô cùng cần thiết. Ngoài việc uống vitamin D ra, bạn cũng có thể cho bé tắm nắng vào buổi sáng từ 8 đến 9 giờ để giúp da bé hấp thu năng lượng từ mặt trời. Bạn cũng lưu ý là không nên cho bé tắm nắng vào buổi trưa hoặc buổi chiều, bởi vì lúc này bức xạ từ ánh sáng mặt trời lớn có thể gây tổn thương cho da bé.
Hy vọng, những thông tin này hữu ích đối với bạn. META chúc gia đình bạn luôn mạnh khỏe và vui vẻ! Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!.
>>> Xem thêm:
- Cách trị và phòng tránh đờm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hiệu quả nhất
- Tại sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hay bị sổ mũi? Xử lý và phòng tránh thế nào?
- Khi trẻ bị sốt cao cần phải làm gì? Cách giảm sốt cho trẻ nhanh và an toàn
- Những điều cha mẹ cần biết khi chăm sóc trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ bị ho có đờm
- Trẻ bị rôm sảy nên tắm lá gì vừa mát vừa lành?
Bạn đang xem: Mồ hôi trộm là gì? Làm gì khi trẻ ra nhiều mồ hôi ở đầu và lưng khi ngủ?
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Rau dền có tác dụng gì? Bà bầu ăn rau dền được không?
- Tắm đêm có tốt không? Tắm khuya, tắm muộn có tác hại gì?
- Tế bào gốc là gì? Ứng dụng tế bào gốc trong y học và thẩm mỹ
- Quả đào tiên có tác dụng gì? Quả đào tiên có ăn được không?
- Cách trị nám bằng lá tía tô thế nào? Lá tía tô có trị nám được không?
- Hiện tượng hắt xì hơi (nhảy mũi) theo giờ, liên tục nói lên điều gì?