Khối A1 gồm những ngành nào? Sau này làm nghề gì?
Khối A1 là một trong những khối thi đại học được nhiều sĩ tử lựa chọn bởi có nhiều ngành nghề hấp dẫn và cơ hội việc làm rộng mở. Mời bạn cùng đến với bài viết sau để tìm hiểu về các ngành nghề, trường đào tạo và cơ hội việc làm sau này khi chọn thi khối A1 nhé!
Xem nhanh
1Khối A1 gồm các môn nào?
Khối A1 (hay còn gọi là A01) gồm 3 môn: Toán, Vật lý, Tiếng Anh. Đây là một trong các khối thi đại học đã có từ lâu và được mở rộng từ khối A00.
Đăng ký khối A1 thí sinh cần phải thi ít nhất 4 bài thi. Trong đó 3 bài thi là những môn bắt buộc (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ) và môn Vật lý thuộc tổ hợp môn Khoa học tự nhiên.
Khi chọn khối A1 bạn sẽ có rất nhiều lợi thế khi 2 môn trong tổ hợp là Toán và Tiếng Anh nằm trong những môn bắt buộc phải đăng ký trong kỳ thi THPT Quốc gia.
2Các ngành nghề thuộc khối A1
Không kém khối A00, A01 cũng là một trong những khối có nhiều ngành nghề với sự pha trộn giữa hai môn tự nhiên và môn ngoại ngữ (cụ thể là tiếng Anh).
Khối A1 mang lại nhiều ngành nghề khác nhau, bạn có thể lựa chọn ngành nghề phù hợp với sở thích, đam mê của mình.
1. Sư phạm (SP) Toán.
2. Sư phạm Vật lý (chuyên ngành SP Vật lý - Công nghệ thiết bị trường học).
3. Sư phạm Tin học.
4. Công nghệ thông tin.
5. Công nghệ kỹ thuật môi trường.
6. Kỹ thuật phần mềm (hệ số 2 môn Toán).
7. An toàn thông tin (hệ số 2 môn Toán).
8. Truyền thông và Mạng máy tính (hệ số 2 môn Toán).
9. Khoa học máy tính (hệ số 2 môn Toán).
10. Kỹ thuật máy tính (hệ số 2 môn Toán).
11. Kinh doanh quốc tế.
12. Sư phạm toán học (SP. Toán học; SP. Toán - Tin học).
13. Marketing.
14. Kế toán.
15. Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành.
16. Kinh doanh thương mại.
17. Tài chính - Ngân hàng (Tài chính - Ngân hàng, Tài chính doanh nghiệp).
18. Quản trị kinh doanh.
19. Quản lý tài nguyên và môi trường.
20. Kỹ thuật điện, điện tử (Kỹ thuật điện).
21. Kiểm toán.
22. Kinh tế.
23. Kỹ thuật cơ khí (Cơ khí chế tạo máy, Cơ khí chế biến, Cơ khí giao thông).
24. Kỹ thuật phần mềm.
25. Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa.
26. Kỹ thuật công trình xây dựng (Xây dựng công trình thủy, Xây dựng cầu đường, Xây dựng dân dụng và công nghiệp).
27. Quản lý đất đai.
28. Phát triển nông thôn.
29. Kinh tế nông nghiệp (Kinh tế nông nghiệp, Kinh tế thủy sản).
30. Quản lý công nghiệp.
31. Kỹ thuật điện tử, truyền thông.
32. Vật lý kỹ thuật.
33. Thông tin học.
34. Kỹ thuật tài nguyên nước.
35. Lâm nghiệp.
36. Truyền thông và mạng máy tính.
37. Hệ thống thông tin.
38. Kỹ thuật công trình xây dựng (Xây dựng dân dụng và công nghiệp).
39. Phát triển nông thôn (Khuyến nông).
40. Kinh tế tài nguyên thiên nhiên.
41. Điều tra trinh sát (Đại học An ninh Nhân dân - ANND).
42. Điều tra trinh sát (Đại học Cảnh sát Nhân dân - nữ).
43. Công nghệ thông tin (Nam, nữ, học viện ANND).
44. Điều tra hình sự (Học viện ANND).
45. Kinh tế đối ngoại.
46. Thương mại quốc tế.
47. Kinh tế quốc tế.
48. Tài chính quốc tế.
49. Phân tích và đầu tư tài chính.
50. Luật thương mại quốc tế.
51. Ngân hàng.
52. Kinh tế và phát triển quốc tế.
53. Kinh doanh quốc tế.
54. Quản trị kinh doanh quốc tế.
3Cơ hội việc làm cho các ngành thuộc khối A1
Khối ngành A1 có rất nhiều ngành học, những mỗi khóa ngành có những công việc khác nhau, và cơ hội làm việc trong tương lai cũng khác nhau.
Khối ngành Công nghệ thông tin
Hiện nay có rất nhiều công ty tuyển dụng với nhân sự với rất nhiều ngành nghề khác nhau. Những ngành Công nghệ thông tin rất được ưa chuộng bởi vì trong thời đại công nghệ 4.0, nhiều công ty sẽ cần nhân lực về mảng này để phát triển, xây dựng theo hướng số hóa.
Khi học khối ngành này, bạn cần nắm vững chuyên môn và không ngừng nghiên cứu công nghệ mới, sáng tạo để ứng dụng vào thực tế. Các công ty sẽ rất cần nhân sự có chuyên môn cao và khả năng ứng dụng tốt.
Khối ngành quản trị
Đây là khối ngành đòi hỏi bạn phải tư duy logic, nhạy bén và chủ động. Bạn cần tích lũy kiến thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau như bất động sản, chứng khoán, ngân hàng, du lịch,… có liên quan đến ngành nghề kinh doanh của công ty hoặc của chính bạn. Đặc biệt, để học tốt và thành công trong lĩnh vực quản trị bạn cần có tố chất làm người lãnh đạo.
Sau khi ra trường với tấm bằng quản trị, bạn sẽ có nhiều lựa chọn về ngành nghề và vị trí làm việc tại các công ty. Khi đã có kiến thức, kinh nghiệm và số vốn nhất định, bạn có thể mở công ty riêng và vận hành kinh doanh.
Khối ngành Kinh tế - Tài chính
Đây là khối ngành đòi hỏi sự chính xác, tập trung cao và khả năng làm việc tốt với các con số, kèm theo đó là một số kỹ năng tin học văn phòng nhất định. Nếu bạn là người nhạy cảm với những con số, có khả năng tính toán với độ chính xác cao, thì khối ngành Kinh tế - Tài chính hẳn sẽ phù hợp với các bạn.
Khối ngành này có tính thách thức và rủi ro khá lớn (trong trường hợp bạn tính toán sai sót dẫn đến thiệt hại cho công ty, doanh nghiệp) nhưng nếu bạn có đam mê, hãy cứ thử sức với khối ngành này nhé!
4Các trường tuyển sinh khối A1
Ngoài chọn những khối ngành phù hợp với bạn, thì việc chọn trường cũng là một vấn đề quan trọng, bởi môi trường học cũng ít nhiều ảnh hưởng một phần đến bạn. Đa phần mọi người đều sẽ ưu tiên lựa chọn những trường TOP để theo học.
Tuy nhiên việc lựa chọn trường này còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như: Điểm đầu vào của trường, nhu cầu tuyển sinh, sự cạnh tranh, học phí, môi trường học, số năm đào tạo, giảng viên giảng dạy,… Bạn cần cân nhắc thật kỹ để chọn cho mình một ngôi trường phù hợp.
Sau đây là danh sách các trường tuyển sinh khối A1 trên mọi miền đất nước:
Miền Bắc
Những trường đại học ở Miền Bắc được đánh giá là "cái nôi" tập hợp nhiều trường danh giá có tiếng trong nước. Dưới đây là một số trường đại học, học viện ở Hà Nội tuyển sinh khối A1, mời bạn cùng tham khảo:
- Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
- Viện Đại học Mở Hà Nội.
- Đại học Sư phạm Hà Nội.
- Học viện Ngoại giao.
- Học viện Ngân hàng.
- Học viện Tài chính.
- Đại học Bách khoa.
- Học viện An ninh Nhân dân.
- Đại học Tài nguyên và Môi trường.
- Học viện Hành chính Quốc gia.
- Đại học Điện Lực.
- Đại học Thái Nguyên.
- Đại học Hạ Long.
- Đại học Hải Dương,...
Miền Trung
Học sinh tại các tỉnh miền Trung có thể tham khảo các trường tuyển sinh khối A1 sau:
- Đại học Đà Lạt.
- Đại học Kiến trúc Đà Nẵng.
- Đại học Hà Tĩnh.
- Đại học Vinh.
- Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng.
- Đại học kinh tế – Đại học Huế.
- Khoa du lịch Đại học Huế.
- Đại học Quy Nhơn.
- Đại học Quảng Bình,...
Miền Nam
Miền Nam cũng là nơi đào tạo ra nhiều nhân tài với chiều sâu về giáo dục. Các trường đào tạo khối A1 có thể kể tới như:
- Đại học An ninh.
- Đại học Thương mại.
- Đại học Kinh tế.
- Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP. HCM.
- Đại học Sài Gòn.
- Đại học Hoa Sen.
- Đại học Nông Lâm.
- Đại học Kinh tế – Luật – Đại học Quốc gia TP.HCM.
- Đại học Tôn Đức Thắng.
- Đại học kiến trúc TP. HCM.
- Đại học Công nghệ Thông tin - Đại học Quốc gia TP. HCM.
- Đại học Cần Thơ.
- Đại học An Giang,...
5Một số lưu ý khi thi khối A1
Khi chọn khối A1, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Khi học và ôn thi:
- Để đạt điểm cao trong kỳ thi thí sinh cần nắm vững lý thuyết, học kỹ, học chắc, dành nhiều thời gian tự học.
- Phương pháp áp dụng công thức vào đúng trường hợp, từng bài tập cụ thể.
- Môn thi trắc nghiệm cần nắm được các mẹo tính nhanh. Việc này sẽ giúp bạn chi phối thời gian làm bài tốt hơn. Những câu hỏi mang tính "ăn điểm" bạn nên bấm máy tính và nháp nhanh để ra kết quả chính xác.
- Đối với môn Toán: Ôn tập, luyện đề, bám sát chương trình sách giáo khoa, nắm vững kiến thức căn bản trước khi học phần nâng cao.
- Đối với môn Vật lý: Học thuộc các phương trình cơ bản, bởi vì các phương trình phức tạp đa phần đều suy ra từ những phương trình cơ bản. Bên cạnh đó, hãy cố hiểu rõ và ghi nhớ chính xác định nghĩa, khái niệm hay định luật riêng của các mệnh đề.
- Đối với môn Anh: Cố gắng ghi nhớ các dạng cấu trúc, 12 thì cơ bản trong tiếng Anh và cách phát âm cơ bản, bởi vì những phần này là phần dễ lấy điểm nhất.
- Khi đã chọn được ngành và bắt đầu chương trình đại học:
- Bạn căn cứ theo yêu cầu của ngành nghề mình đang theo học, tập trung học tốt các môn đại cương và chuyên ngành.
- Không ngừng nghiên cứu, học hỏi và tìm hiểu, không ngại đặt ra những câu hỏi để được các giảng viên có trình độ chuyên môn hỗ trợ giải đáp.
- Tập thói quen nhạy bén trước những thay đổi trong công nghệ (với khối ngành Công nghệ thông tin), thị trường (với khối ngành Quản trị, Kinh tế - Tài chính),... để vận dụng kiến thức đã học vào công việc nghiên cứu và nghề nghiệp sau này.
Nguồn tham khảo và tổng hợp: Báo Thanh niên, cập nhật ngày 17/07/2021.
Mong rằng bạn sẽ chọn được khối ngành phù hợp với đam mê, sở thích của mình nhé!.
Bạn đang xem: Khối A1 gồm những ngành nào? Sau này làm nghề gì?
Chuyên mục: Tra cứu thông tin