Ngành Kinh tế là gì? Các tổ hợp xét tuyển và cơ hội việc làm khi theo ngành Kinh tế

Ngành Kinh tế hiện đang là một trong các khối ngành nhận được nhiều sự quan tâm của thí sinh và phụ huynh bởi tính ứng dụng cao và nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn. Trong bài sau, chúng tôi sẽ thông tin đến bạn các tổ hợp xét tuyển ngành Kinh tế, gợi ý các trường đào tạo và cơ hội việc làm khi học Kinh tế nhé!

Ngành Kinh tế hiện đang là một trong các khối ngành nhận được nhiều sự quan tâm của thí sinh và phụ huynh bởi tính ứng dụng cao và nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn. Trong bài sau, Điện máy XANH sẽ thông tin đến bạn các tổ hợp xét tuyển ngành Kinh tế, gợi ý các trường đào tạo và cơ hội việc làm khi học Kinh tế nhé!

1Ngành Kinh tế là gì?

Ngành Kinh tế hay Kinh tế học là ngành chuyên về khoa học nghiên cứu liên quan đến các vấn đề sản xuất, phân phối, và tiêu dùng hàng hóa dịch vụ.

Các kiến thức ngành Kinh tế có thể vận dụng trong đời sống xã hội, trong thương mại, tài chính và hành chính công hay thậm chí có thể được áp dụng trong giáo dục học, xã hội học,...

Ngành Kinh tế là gì?

Với đa dạng lĩnh vực, ngành Kinh tế hiện đang cần rất nhiều nguồn nhân lực, do đó thu hút sự quan tâm của rất nhiều bạn trẻ. Ngoài ra, môi trường năng động, sáng tạo của ngành này cũng đóng vai trò như một sức hút đối với những sinh viên muốn trải nghiệm, thử thách bản thân.

Tuy nhiên, ngành Kinh tế cũng có những khó khăn nhất định như tác động của những biến đổi không ngừng từ thị trường, thiên tai, dịch bệnh,... Bên cạnh đó, môi trường năng động cũng là một thách thức yêu cầu người theo ngành không ngừng cập nhật, đổi mới, dự đoán và nắm bắt xu hướng sớm nhất.

2Ngành Kinh tế tuyển sinh khối nào?

Ngành Kinh tế tuyển sinh các khối sau:

  • A00: Toán, Vật lý, Hóa học
  • A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
  • B00: Toán, Hóa học, Sinh học
  • C01: Ngữ văn, Toán, Vật lí
  • C02: Ngữ văn, Toán, Hóa học
  • C04: Ngữ văn, Toán, Địa lí
  • C20: Ngữ văn, Địa lí, Giáo dục công dân
  • D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
  • D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh
  • D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh

Ngành Kinh tế tuyển sinh khối nào?

3Các trường đào tạo ngành Kinh tế

Ở Việt Nam, các trường đào tạo ngành Kinh tế trải dài từ miền Bắc đến miền Nam.

Khu vực miền Bắc

  • Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Học viện Báo chí và Tuyên truyền
  • Học viện Chính sách và Phát triển
  • Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Học viện Tài chính
  • Đại học Kinh tế Quốc dân
  • Đại học Lao động Xã hội (Cơ sở Hà Nội)
  • Đại học Ngoại thương (Cơ sở Hà Nội)
  • Đại học Thương mại
  • Đại học Lâm nghiệp
  • Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - ĐH Thái Nguyên
  • Đại học Hải Dương
  • Đại học Hồng Đức
  • Đại học Nông Lâm Bắc Giang
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
  • Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh
  • Đại học Thái Bình

Đại học Ngoại thương Hà Nội đào tạo Kinh tế

Khu vực miền Trụng

  • Đại học Vinh
  • Đại học Kinh tế Nghệ An
  • Đại học Kinh tế - Đại học Huế
  • Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
  • Đại học Nha Trang
  • Đại học Tây Nguyên
  • Đại học Quang Trung

Khu vực miền Nam

  • Đại học Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TP. HCM)
  • Đại học Kinh tế TP. HCM
  • Đại học Ngoại thương (Cơ sở TP. HCM)
  • Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
  • Đại học Cần Thơ
  • Đại học Tiền Giang
  • Đại học Trà Vinh
  • Đại học dân lập Lạc Hồng

4Ngành kinh tế học những gì?

Sinh viên khi học ngành Kinh tế sẽ được trang bị kiến thức chuyên môn và các kỹ năng:

Kiến thức chuyên môn

Chương trình cử nhân Kinh tế thường kéo dài trong vòng 4 năm. Các môn đại cương (Kinh tế vĩ mô, Lý thuyết xác suất và thống kê toán,...) và các kiến thức cơ bản được học trong 1 - 2 năm đầu.

Bắt đầu từ năm thứ 3 trở đi sẽ bắt đầu vào kiến thức chuyên ngành và chuyên sâu trong kinh tế: Chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, quản lý nhà nước về kinh tế - tài chính, kế toán và kiểm toán, phân tích và đầu tư chứng khoán, đầu tư nguồn lực tài chính, lựa chọn phương án đầu tư,... Các môn này sẽ được phối hợp và điều chỉnh tùy theo chuyên ngành bạn lựa chọn.

Ngành kinh tế học những gì?

Kỹ năng

Song song với việc đào tạo kiến thức chuyên ngành, sinh viên sẽ được trau dồi thêm kỹ năng mềm như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phân tích vấn đề, kỹ năng nghiên cứu, kỹ năng tiếng Anh hay các tính năng về các phần mềm Microsoft,... trong quá trình học tập.

5Ngành Kinh tế gồm các khối ngành nào?

Ngành Kinh tế được chia ra rất nhiều khối ngành. Những khối ngành được sự quan tâm hay chú ý nhiều có thể kể đến như:

  • Chuyên ngành quản trị.
  • Chuyên ngành tài chính.
  • Chuyên ngành kiểm toán, kế toán.

Tùy vào sở thích và khả năng của bản thân, bạn có thể cân nhắc học một trong các chuyên ngành trên nhé. Ngoài ra, một số trường cũng có đào tạo các chuyên ngành nhỏ khác hoặc gộp chuyên ngành, tùy theo cách đào tạo của trường. Bạn nên tham khảo ở thông tin tuyển sinh của trường mình muốn học để có thể xem chi tiết và đăng ký ngành nghề phù hợp.

Ngành Kinh tế gồm các khối ngành nào?

6Học Kinh tế ra trường làm gì?

Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế sẽ có cơ hội làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp, tham gia các hoạt động tư vấn các vấn đề kinh tế cho các cơ quan chính phủ và các doanh nghiệp. Cụ thể:

  • Các cơ quan kinh tế Nhà nước ở trung ương và địa phương.
  • Các trường Đại học, Viện nghiên cứu, các tổ chức tư vấn về các vấn đề  kinh tế vĩ mô và vi mô.
  • Làm việc trong các ngành và lĩnh vực kinh tế, trong các doanh nghiệp, các công ty, các tổ chức tài chính - ­tín dụng,...
  • Tiếp tục học ở các bậc sau đại học (trong và ngoài nước) các chuyên ngành thuộc lĩnh vực kinh tế (Kinh tế học, Kinh tế phát triển, Kinh tế va Quản lý công, Kinh tế Tài chính - Ngân hàng,...).
  • Có đủ năng lực để nghiên cứu chuyên sâu về những vấn đề thuộc lĩnh vực kinh tế ở tầm vĩ mô và vi mô.

Cơ hội việc làm ngành kinh tế rộng mở

Ngoài ra, khi học lên cao và trở thành một nhà kinh tế học, bạn có thể đảm nhận các công việc sau:

  • Hỗ trợ Chính phủ trong việc thiết lập các chính sách kinh tế và giám sát ảnh hưởng, tác động của những chính sách ấy trong nền kinh tế.
  • Nghiên cứu những tác động trong việc chi tiêu của Chính phủ, chính sách thuế và sự quản lý ngân sách đối với nền kinh tế.
  • Phân tích những tác động có thể xảy ra của chính sách tiền tệ quốc gia đối với hoạt động của các tổ chức tài chính.
  • Nghiên cứu, phân tích tác động của các chương trình về thị trường lao động đối với tỷ lệ thất nghiệp.
  • Thực hiện các nghiên cứu để tìm ra các loại hàng hóa và dịch vụ có khả năng tiêu thụ được tốt, đáp ứng đúng nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng trong các giai đoạn khác nhau.
  • Tiến hành nghiên cứu về các vấn đề liên quan giữa kinh tế với tất cả các ngành, lĩnh vực khác trong xã hội.
  • Cung cấp thông tin và tư vấn kinh tế cho các bộ phận quản lý đề ra chính sách đúng trong từng thời điểm của nền kinh tế.

Học Kinh tế có thể giúp bạn trở thành người hoạch định chính sách kinh tế cho các dự án lớn

7 Một số lưu ý khi theo học ngành Kinh tế

Để học tập và làm việc trong ngành Kinh tế thì bạn cần có những tố chất sau:

  • Khả năng suy nghĩ thấu đáo, óc phán đoán, tư duy tổng hợp và phân tích.
  • Năng khiếu về toán học.
  • Kỹ năng giao tiếp tốt.
  • Kỹ năng phân tích vấn đề
  • Quan tâm tới các vấn đề kinh tế.
  • Có kỹ năng làm việc nhóm và năng lực giải quyết vấn đề độc lập.
  • Kỹ năng tư duy phân tích.
  • Kỹ năng nghiên cứu, tổng hợp và sáng tạo.
  • Kỹ năng quản lý thời gian, theo dõi tiến trình dự án.

Một số lưu ý khi theo học ngành Kinh tế

Nguồn tham khảo và tổng hợp: tuyensinhso.vn, cập nhật ngày 16/09/2021.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hoặc ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận phía dưới bài viết nhé!.

Bạn đang xem: Ngành Kinh tế là gì? Các tổ hợp xét tuyển và cơ hội việc làm khi theo ngành Kinh tế

Chuyên mục: Tra cứu thông tin

Chia sẻ bài viết