Hba1c là gì? Chỉ số hba1c bình thường là bao nhiêu?
Hba1c là một chỉ số quan trọng khi bạn theo dõi và kiểm soát đường huyết. Tuy nhiên, vì không hiểu hết được ý nghĩa và tầm quan trọng của nó mà nhiều người khá lơ là chỉ số vàng này trong quá trình điều trị.
Bài viết hôm nay, META sẽ giúp bạn hiểu hơn chỉ số Hba1c là gì? Và Hba1c bao nhiêu là bình thường?
Xem nhanh nội dung
- Chỉ số Hba1c là gì và được hình thành như thế nào?
- Chỉ số HbA1c bao nhiêu là bình thường?
- Những câu hỏi liên quan đến chỉ số HbA1c
- Khi nào cần thực hiện xét nghiệm HbA1c?
- Xét nghiệm HbA1c được thực hiện như thế nào?
- Xét nghiệm HbA1c có ý nghĩa gì?
- Xét nghiệm HbA1c có thể chẩn đoán và phát hiện bệnh đái tháo đường không?
- Những yếu tố làm tăng HbA1c
- Làm cách nào để giảm chỉ số HbA1c về mức bình thường?
- Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý
- Kiểm soát lượng calo hàng ngày
- Chọn chế độ tập luyện phù hợp
- Luôn kiểm soát cân nặng
- Luôn giữ tinh thần thoải mái
Chỉ số Hba1c là gì và được hình thành như thế nào?
HbA1c (hemoglobin glycated) là thành phần được tạo ra khi glucose (đường) trong cơ thể bám vào các tế bào hồng cầu của bạn. Cơ thể bạn không thể sử dụng đường đúng cách, do đó, nhiều chất dính vào các tế bào máu của bạn và tích tụ trong máu.
Hiểu một cách khác, HbA1c là mức đường huyết trung bình của bạn trong hai đến ba tháng qua. Nếu HbA1c cao có nghĩa là bạn có quá nhiều đường trong máu. Điều này có nghĩa là các biến chứng tiểu đường có nhiều khả năng phát triển hơn.
Sự hình thành HbA1c xảy ra chậm 0.05% trong ngày và tồn tại suốt trong đời sống hồng cầu 120 ngày, thay đổi sớm nhất trong vòng 4 tuần.
Chỉ số HbA1c bao nhiêu là bình thường?
Xét nghiệm HbA1c trong máu giúp biểu thị rõ hơn tình trạng bệnh của bệnh nhân, kết quả trả về như sau:
- Chỉ số HbA1c bình thường nằm trong khoảng 5 - 5,5%
- HbA1c từ 5,7 - 6,4% được chẩn đoán ở giai đoạn tiền tiểu đường, có nguy cơ rất cao tiến triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2 trong vòng 5 năm.
- Chỉ số HbA1c ≥ 6,5 % được chẩn đoán là bệnh tiểu đường
Mục tiêu chung của bệnh nhân đối với chỉ số HbA1c là gì?
- Đối với người bị bệnh tiểu đường là: ≤ 6.5%
- Mục tiêu HbA1c ≤ 6,5% dành cho những người mới bị chẩn đoán bệnh tiểu đường, bệnh nhân không gặp nhiều cơn hạ đường huyết
- Mục tiêu HbA1c là 7% đối với bệnh nhân là người cao tuổi
- Mục tiêu HbA1C là 7,5% đối với trẻ em bị bệnh tiểu đường (0 đến 18 tuổi), trẻ em dưới 6 tuổi có thể không nhận ra triệu chứng hạ đường huyết
- Mục tiêu HbA1C 8% dành cho những người đã từng hạ đường huyết trầm trọng, những người sống với bệnh tiểu đường nhiều năm, đã cao tuổi và có nhiều bệnh mắc kèm
Những câu hỏi liên quan đến chỉ số HbA1c
Khi nào cần thực hiện xét nghiệm HbA1c?
Tùy thuộc từng loại đái tháo đường mắc phải mà bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện xét nghiệm HbA1c 2 hoặc 4 lần/năm. Ngoài ra, xét nghiệm này còn được thực hiện nếu bạn bị nghi ngờ mắc đái tháo đường hoặc triệu chứng tăng nồng độ glucose trong máu như:
- Khát nước
- Đi tiểu nhiều lần
- Mệt mỏi
- Thị lực suy giảm
- Nhiễm trùng lâu lành.
Xét nghiệm HbA1c được thực hiện như thế nào?
Xét nghiệm HbA1c được thực hiện bằng cách lấy một mẫu máu nhỏ và xét nghiệm theo nhiều phương pháp khác nhau, kết quả được tính theo tỉ lệ phần trăm hemoglobin của máu.
Xét nghiệm HbA1c có ý nghĩa gì?
Xét nghiệm này cho biết mức đường huyết trung bình của bạn trong 2-3 tháng vừa qua. Đây là xét nghiệm tốt nhất để theo dõi sự kiểm soát đường huyết, giúp bạn và bác sĩ điều trị đánh giá được đường huyết có kiểm soát tốt hay không trong thời gian vừa qua.
Xét nghiệm HbA1c có thể chẩn đoán và phát hiện bệnh đái tháo đường không?
Nó chỉ có giá trị để theo dõi đường huyết và kết quả điều trị, không có giá trị trong chẩn đoán phát hiện bệnh đái tháo đường.
Những yếu tố làm tăng HbA1c
- Một số bệnh lý như: Hội chứng Cushing, u tủy thượng thận, hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
- Điều trị corticosteroid...
Làm cách nào để giảm chỉ số HbA1c về mức bình thường?
Dưới đây là một số lưu ý để giúp người bệnh có thể cải thiện và giảm chỉ số HbA1c về mức bình thường:
Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý
- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả có chỉ số đường thấp như bưởi, táo, lê…
- Hạn chế những thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo, đồ uống ngọt,…
- Hạn chế ăn các loại chất béo bão hòa trong da, mỡ động vật
- Không nên ăn thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ...
- Không bỏ bữa
- Ăn ít muối hơn
- Nên bổ sung thêm protein trong các loại thịt nạc, cá...
Kiểm soát lượng calo hàng ngày
Calo dư thừa chính là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Những người có chế độ ăn calo hợp lý sẽ có một cuộc sống lành mạnh và tuổi thọ kéo dài hơn nhiều so với người khác.Chế độ ăn hợp lý dành cho người tiểu đường sẽ chứa khoảng 1.500 - 1.800 calo.
Chọn chế độ tập luyện phù hợp
Một chế độ tập luyện hợp lý có thể làm giảm sự đề kháng insulin và giúp quá trình vận chuyển glucose vào cơ diễn ra thuận lợi. Khi lượng đường trong máu giảm thì HbA1c cũng giảm. Tập thể dục còn giúp thể chất và tinh thần tốt hơn, giảm stress. Thời gian khuyến khích hoạt động thể thao trong khoảng từ 45 - 60 phút.
Luôn kiểm soát cân nặng
Đối với những người bị tiểu đường thì việc thừa cân sẽ khiến căn bệnh này càng thêm trầm trọng hơn. Người bệnh chỉ cần giảm từ 5 - 10% cân nặng thì sức khỏe được cải thiện rõ rệt. Kiểm soát lượng calo hàng ngày và tăng hoạt động thể lực là một trong những cách giảm cân hiệu quả.
Luôn giữ tinh thần thoải mái
Tâm lý căng thẳng, không ổn định sẽ có những ảnh hưởng xấu tới lượng đường trong máu và chỉ số HbA1c của người bệnh. Tâm lý thoải mái, vui vẻ thì chỉ số HbA1c sẽ ở mức ổn định. Chính vì thế, bạn hãy luôn giữ cho mình một tinh thần lạc quan và tâm lý thoải mái nhé.
Bây giờ chắc bạn đã hiểu hơn về chỉ số HbA1c là gì cũng như hba1c bình thường là bao nhiêu. Hãy có một chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý, duy trì tinh thần vui vẻ lạc quan và thường xuyên theo dõi HbA1c cũng như lượng đường trong máu bằng cách sử dụng máy đo đường huyết tại nhà. Có như vậy, bạn sẽ luôn duy trì chỉ số HbA1c ở mức ổn định để có một sức khỏe tốt nhất.
Bạn đang xem: Hba1c là gì? Chỉ số hba1c bình thường là bao nhiêu?
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Rau dền có tác dụng gì? Bà bầu ăn rau dền được không?
- Tắm đêm có tốt không? Tắm khuya, tắm muộn có tác hại gì?
- Tế bào gốc là gì? Ứng dụng tế bào gốc trong y học và thẩm mỹ
- Quả đào tiên có tác dụng gì? Quả đào tiên có ăn được không?
- Cách trị nám bằng lá tía tô thế nào? Lá tía tô có trị nám được không?
- Hiện tượng hắt xì hơi (nhảy mũi) theo giờ, liên tục nói lên điều gì?