Hàm lượng cholesterol trong máu thấp có nguy hiểm không?
Như chúng ta đã biết, chỉ số cholesterol trong máu cao sẽ dẫn tới nhiều vấn đề về sức khỏe, nguy cơ mắc các bệnh mạch vành, đau tim, đột quỵ tăng cao. Thế nhưng, chỉ số cholesterol thấp hơn bình thường hoặc thiếu cholesterol có gây ra nguy hiểm gì không thì nhiều người lại không nắm được. Bài viết hôm nay, META sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó!
Xem nhanh nội dung
Chỉ số cholesterol bao nhiêu là bình thường?
Cholesterol trong máu giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe con người. Nó là một thành phần của lipid máu, hỗ trợ hoạt động của màng tế bào sợi thần kinh và quá trình sản xuất một số loại hormone tuyến thượng thận, sinh dục...
Cholesterol có từ 2 nguồn chính là do gan tạo ra hoặc từ thức ăn như các loại thịt, sữa, nội tạng động vật. Đối với người bình thường, hàm lượng cholesterol trong máu luôn hằng định.
Thông thường, chỉ số cholesterol toàn phần được xem là bình thường khi ở mức < 170mg/l, đạt mức giới hạn trong khoảng 170 - 199mg/l. Nếu chỉ số này bằng hoặc > 200mg/l thì được cảnh báo là cholesterol cao. Nồng độ cholesterol trong máu được đánh giá là thấp khi nhỏ hơn nhiều so với mức 170mg/l. Tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính mà giới hạn của mức thấp sẽ được xác định.
>> Xem chi tiết: Bảng đánh giá chỉ số cholesterol
Chỉ số cholesterol thấp có nguy hiểm không?
Khi lượng cholesterol thấp sẽ chưa có biểu hiện gì rõ ràng gây ra nguy hiểm tức thì cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu tình trạng thiếu cholesterol kéo dài, nó có thể gây nguy hiểm cho cơ thể cụ thể như:
- Gây rối loạn các hoạt động của tế bào đặc biệt là tế bào thần kinh và sinh dục.
- Tăng cao khả năng gây ra các bệnh ung thư gan, thận, tụy trực tràng và bàng quang.
- Làm giảm chức năng cung cấp cho cơ thể, cấu thành nên tế bào và hormone.
- Gây nên tình trạng mệt mỏi, chán ăn, uể oải làm ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt, học tập và công việc.
Ngoài ra, một số chuyên gia cũng tiến hành nhiều nghiên cứu và cho thấy tình trạng cholesterol thấp gây nên nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Theo Tạp chí Tim mạch châu Âu năm 1997, trong 1 nghiên cứu được thực hiện 3 năm với 11.500 bệnh nhân tham gia cho thấy: Những người bị thiếu cholesterol dưới mức bình thường sẽ có nguy cơ cao mắc ung thư phổi cùng nhiều căn bệnh ung thư khác. Bên cạnh đó là nguy cơ đột quỵ do bệnh tim, rối loạn cương dương, mất trí nhớ, suy giảm tinh thần và sức khỏe sinh sản.
- Các nhà nghiên cứu Thụy Điển kết luận rằng: Nguy cơ mắc các căn bệnh viêm nhiễm ở người có chỉ số cholesterol thấp sẽ cao hơn gấp nhiều lần so với người có chỉ số hợp lý.
- Một nghiên cứu khác kéo dài suốt 30 năm về tính liên quan giữa cholesterol và tim mạch khẳng định rằng: Không hề có sự liên quan nào giữa cholesterol cao và nguy cơ tử vong. Tuy nhiên, với người bị giảm 1mg/l trong tổng lượng cholesterol hàng năm thì lại có tỉ lệ tử vong từ bệnh tim mạch cao hơn 14%.
- Bài báo trên Tạp chí Tim mạch thực hiện nghiên cứu trên 1.134 bệnh nhân bị bệnh tim cho rằng thiếu cholesterol gây ra những ảnh hưởng vô cùng xấu cho người bệnh tim, thậm chí làm giảm tuổi thọ.
Có thể thấy rằng, nếu không kịp thời phát hiện tình trạng cholesterol thấp sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe.
Làm sao để duy trì chỉ số cholesterol ở mức ổn định?
Để duy trì được mức cholesterol ổn định không cao, không thấp các bạn nên lưu ý một vài điểm sau đây:
- Luôn duy trì cân nặng ở mức hợp lý: Khi cân nặng vượt quá mức cho phép sẽ gây nên tình trạng thừa cân, béo phì làm tăng cao lượng cholesterol xấu cho cơ thể.
- Hạn chế rượu bia: Lượng cồn cùng những chất độc hại có trong rượu bia sẽ làm tăng cholesterol xấu đồng thời giảm cholesterol tốt. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng tới rất nhiều cơ quan khác của cơ thể, chính vì vậy thực hiện nếp sống nói không với rượu bia, chất kích thích sẽ có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý: Một chế độ ăn hợp lý với những thực phẩm không làm tăng cholesterol xấu sẽ rất quan trọng để bạn có thể duy trì chỉ số cholesterol ổn định cho cơ thể. Hãy tích cực bổ sung các loại cá, rau xanh, hoa quả... vào chế độ ăn hàng ngày nhé.
- Luyện tập thể dục thể thao hợp lý: Lựa chọn môn thể theo phù hợp với tình trạng sức khỏe, duy trì tập luyện đều đặn khoảng 20 - 30 phút mỗi ngày sẽ giúp cho cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh hơn đồng thời cải thiện cholesterol tốt cho cơ thể.
Qua bài viết này, các bạn đã có thể tự mình trả lời cholesterol thấp có nguy hiểm không? Chỉ số cholesterol có vai trò vô cùng quan trọng với sức khỏe, chính vì thế hãy thường xuyên quan tâm đến chỉ số này để đảm bảo có được sức khỏe tốt nhất. Các bạn cũng có thể sử dụng que thử cholesterol, máy thử cholesterol để có thể đánh giá được chỉ số này nhanh chóng, chính xác nhằm có những điều chỉnh hợp lý về chế độ ăn uống, luyện tập...
Bạn đang xem: Hàm lượng cholesterol trong máu thấp có nguy hiểm không?
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Rau dền có tác dụng gì? Bà bầu ăn rau dền được không?
- Tắm đêm có tốt không? Tắm khuya, tắm muộn có tác hại gì?
- Tế bào gốc là gì? Ứng dụng tế bào gốc trong y học và thẩm mỹ
- Quả đào tiên có tác dụng gì? Quả đào tiên có ăn được không?
- Cách trị nám bằng lá tía tô thế nào? Lá tía tô có trị nám được không?
- Hiện tượng hắt xì hơi (nhảy mũi) theo giờ, liên tục nói lên điều gì?